Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phải về quê xin xác nhận để được hỗ trợ: Điều kiện bất khả thi

Phóng viên - 17/08/2021 | 7:04 (GTM + 7)

Tính đến chiều 15/8, Hà Nội đã chi trả hỗ trợ cho gần 6.000 lao động khó khăn bị ảnh hưởng bởi COVID-19, với số tiền gần 9 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc về quy định, khiến người lao động gặp khó khi tiếp cận gói hỗ trợ, thậm chí bất khả thi

Như việc, muốn được hỗ trợ ở thành phố, phải có giấy xác nhận là không nhận hỗ trợ ở quê.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đối tượng tạm trú nếu muốn được nhận hỗ trợ tại phường, cần phải có giấy xác nhận không hưởng hỗ trợ ở quê (Ảnh minh họa)

Chị Nguyễn Thị Vân, chủ một cửa hàng cắt tóc nhỏ ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, phải nghỉ việc nhiều tháng nay từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Chị Vân được đưa vào danh sách nhận hỗ trợ lao động tự do theo Nghị quyết 68. Tuy nhiên, do là đối tượng tạm trú nên muốn được nhận hỗ trợ tại phường, chị được yêu cầu phải có giấy xác nhận không hưởng hỗ trợ ở quê: "Rất khó khăn vì ở quê không cho người từ vùng dịch về, ở Hà Nội tầm này cũng không thể ra khỏi Thành phố, thế nên bây giờ bảo về quê xin xác nhận khác nào hái sao trên trời".

Lý giải về quy định này, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, đó là yêu cầu bắt buộc để tránh tình trạng lao động ngoại tỉnh đã lĩnh ở Hà Nội sau đó về quê vẫn khai lại, tiếp tục nhận hỗ trợ tại nơi thường trú.

Với quy định này, nhiều người đã phải từ bỏ ý định tiếp cận khoản hỗ trợ 1,5 triệu đồng dành cho họ, vì không thể xin được giấy xác nhận ở quê. Mong muốn hơn 5.000 lao động tự do tại Hà Nội lúc này là có giải pháp linh hoạt các thủ tục giấy tờ để sớm nhận được hỗ trợ

"Tôi và nhiều người di cư đang mắc kẹt tại đây, mọi người đều rất khó khăn. Tôi nghĩ là có thể dùng thẻ căn cước hoặc chứng minh thư và người được nhận cam kết nhận ở Hà Nội thì không nhận ở quê, còn nếu nhận ở quê mà tiếp tục nhận ở Hà Nội thì phải chấp nhận hình phạt của Nhà nước", ông Nguyễn Hồng Dân nói

Bà Nguyễn Thu Giang, Viện phó Viện Phát triển Sức khỏe cộng đồng khẳng định, việc chống trục lợi chính sách là điều cần thiết, không thể để xảy ra tình trạng một lao động lại nhận hỗ trợ ở cả hai nơi.

Song đây là thời điểm rất khó khăn đối với những người lao động tự do, nếu không được hỗ trợ kịp thời thì người sẽ khó trụ được. Điều kiện phải giấy xác nhận không hưởng hỗ trợ ở quê, theo bà Giang là một rào cản lớn cần vượt qua để triển khai gói hỗ trợ: "Thay vì yêu cầu người ta phải xin xác nhận của địa phương thì vẫn có thể làm thủ tục tại nơi tạm trú và yêu cầu người lao động viết cam kết không nhận 2 nơi. Một người lao động đã nhận hỗ trợ ở Hà Nội thì ở nơi người này cư trú sẽ có ngay 1 báo cáo là đã nhận ở Hà Nội và ở địa phương sẽ không nhận nữa".

Đồng tình quan điểm đó, ông Nguyễn Quang Hồng, Trưởng phòng LĐTB-XH quận Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng, hoàn toàn có thể tháo gỡ quy định này bằng các hướng dẫn cụ thể: "Đối với lao động tự do có hộ khẩu thường trú ở nơi khác, trước mắt tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn họ xin xác nhận tại địa phương bằng hình thức xác nhận rồi chụp ảnh qua zalo hoặc viết cam kết bằng tay không nhận hỗ trợ 2 nơi và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây là những kiến nghị đang được tiếp thu để có văn bản chính thức".

Vướng mắc của việc không thể về quê xin xác nhận đang gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý Nhà nước và người dân trong quá trình triển khai gói hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do COVID-19, rất cần được xem xét, điều chỉnh, để nguồn hỗ trợ  đến được đúng đối tượng,  vào đúng thời điểm, trên tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

---

Nghe thêm Nhật ký Đô thị trên Apple Podcast:

Tags:
Ý kiến của bạn
Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ tăng 100% thuế đối với xe điện của Trung Quốc

Mỹ công bố gói tăng thuế mạnh đối với loạt hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó thuế quan với xe điện tăng lên 100%.

// //