Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhường đường xe ưu tiên và trách nhiệm...

Chu Đức - Tuấn Linh - 15/05/2022 | 7:44 (GTM + 7)

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ việc xe cấp cứu bất lực trên cao tốc vì không được nhường làn khẩn cấp, hoặc chôn chân tại ngã tư bởi xe phía trước nhất quyết bám làn... đã và đang phản ánh một thực trạng bất cập về văn hóa giao thông tại Việt Nam.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Anh Tôn Thất Đạt, lái xe cứu thương tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, trung bình mỗi ngày anh lái 2-3 chuyến xe cấp cứu từ huyện lên thành phố Đồng Hới và ngược lại. Vào dịp cao điểm như nghỉ lễ, con số này tăng gấp đôi, gấp ba.

Thế nhưng, gần như chuyến cấp cứu nào cũng gặp tình trạng xe không nhường đường. Đã có lần, anh Đạt cảm thấy bất lực khi chứng kiến người bệnh tử vong trên xe, trong khi xe cấp cứu vẫn mắc kẹt trên đường vì có người nhường đường, người lại không.

Anh Tôn Thất Đạt chia sẻ: “Trên đường gặp nhiều trường hợp người tham gia giao thông không nhường đường. Tài xế cấp cứu như tụi em chỉ có thể còi nhiều và còi to hơn, cố gắng vượt lên vì người bệnh rất nguy hiểm. Chỉ cần vào viện sớm 5-10 phút là cứu được. Nhiều khi rất bức xúc và thấy tội cho người nhà bệnh nhân vì có những trường hợp không vào kịp bệnh viện để cấp cứu”.

Không ít trường hợp chẳng những “phớt lờ” quy định, mà còn thể hiện thái độ tiêu cực khi… “ngáng đường” xe ưu tiên.

Không ít trường hợp chẳng những “phớt lờ” quy định, mà còn thể hiện thái độ tiêu cực khi… “ngáng đường” xe ưu tiên.

Đề cập tình trạng không nhường đường cho xe cứu thương, anh Trần Văn Tiến, một tài xế có 15 năm kinh nghiệm chạy taxi tại Hà Nội cho rằng, có một số nguyên nhân khách quan: “Nói thực là với đường Hà Nội mình thì rất khó. Có muốn nhường cũng khó mà nhường được, vì đường còn chỗ nào mà dẹp nữa đâu. Mình chạy xe mười mấy năm rồi, nghe thấy tiếng còi ưu tiên thì đầu tiên là nhìn gương, muốn nép vào nhường nhưng đôi khi không phải được ngay mà phải đợi xe khác lên hoặc nhường mình thì mới tạt vào được.”

Trong khi đó, các tài xế Đào Thế Minh và Lại Văn Giang lại chia sẻ một thực tế gây băn khoăn là vấn đề phạt nguội. Bởi khi đăng kiểm, bị phạt nguội thì tài xế phải tự trả bằng tiền túi, trong khi không biết cơ quan chức năng có châm chước việc đã nhường xe nhưng không có hình ảnh chứng minh hay không.

Kiểu 50/50, thứ nhất là vượt thì sợ camera phạt nguội. Nếu bị phạt nguội thì lên cũng không hiểu phải giải thích lý do như thế nào. Mà bây giờ rẽ phải thì đông xe.”

“Nhường đường cho xe cứu thương mà lại bị phạt thì cũng sợ. Nên khi mình đang dừng đèn đỏ thì cũng khó. Phạt thì cũng không phải nhẹ. Nói chung là ý thức của mỗi người thôi”.

Mặc dù vậy, tài xế Đỗ Văn Đạt (ở Hà Nội) bày tỏ quan điểm ngược lại: Việc lấy lý do sợ bị xử phạt mà chần chừ hoặc không nhường đường cho xe cấp cứu, xe ưu tiên là ngụy biện, thiếu trách nhiệm với tính mạng của người bệnh.

“Trách nhiệm của tài xế là mình phải có trách nhiệm nhường đường cho xe ưu tiên. Trong một số trường hợp nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt nguội là hi hữu, khi cơ quan chức trách người ta kiểm tra lại thì họ sẽ có hướng giải quyết riêng. Cho nên anh em lái xe không cần sợ vấn đề phạt nguội hay không. Quan trọng là mình nhường đường có đúng mục đích của xe cứu thương hay không”

Ảnh minh họa - Tuổi trẻ

Ảnh minh họa - Tuổi trẻ

Được biết, ngay sau khi nảy sinh tình trạng e sợ đè vạch, vượt đèn đỏ khi nhường xe ưu tiên nhưng vẫn có thể bị xử phạt nguội, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) đã khẳng định nguyên tắc tất cả các loại phương tiện đều phải nhường đường cho xe ưu tiên.

Theo Luật giao thông đường bộ, khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên". Nghị định 123 đã quy định mức phạt từ 6-8 triệu đồng với tài xế không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Đáng chú ý, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định rõ: Không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, trong đó có hành vi nhường đường cho xe ưu tiên.

Về vấn đề này, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên tổ trưởng tổ xử lý vi phạm, Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội cũng lên tiếng: Việc e ngại bị xử phạt vì nhường đường cho xe ưu tiên là thừa thãi: “Nếu anh không chấp hành, phía trước an toàn không ảnh hưởng tới ai mà anh không nhường đường thì người ta mới xử phạt việc đó. Còn phía trước có nguồn nguy hiểm tới anh và những người tham gia giao thông khác thì không bao giờ ngươi ta xử phạt trường hợp đó cả”

Trong khi đó, chuyên gia cứu nạn cứu hộ Bùi Xuân Duyên nêu một thực trạng khác là các xe cứu hộ rất khó tiếp cận hiện trường tai nạn, sự cố trên cao tốc bởi làn dừng khẩn cấp, làn thoát hiểm bị các phương tiện lấn chiếm.

“Qua những chỗ sự cố, tai nạn, người tham gia giao thông cần bình tĩnh, đi đúng phần đường, làn đường. Ngoài việc quan sát phía trước, còn bên phải, bên trái, lắng nghe tiếng còi, tiếng động xung quanh để đảm bảo an toàn cho bản thân, có tốc độ di chuyển nhanh hơn. Nếu ai cũng chỉ nghĩ đến mục đích của mình, không nghĩ đến lợi ích cộng đồng thì hiệu quả chuyến đi sẽ giảm, ảnh hưởng tới những người khác”

Hãy nhường đường khi có thể, không chỉ với xe ưu tiên - Ảnh minh họa

Hãy nhường đường khi có thể, không chỉ với xe ưu tiên - Ảnh minh họa

Hãy nhường đường khi có thể, không chỉ với xe ưu tiên

Một thính giả ở Hà Nội từng gửi tin nhắn cho VOV Giao thông kể về một trải nghiệm ấm ức trên đường Vành đai 3 trên cao.

Ngày hôm đó, nhận thấy có xe cứu thương phía sau hú còi, anh cho xe đi chậm lại rồi tạt vào làn khẩn cấp để nhường đường. Tuy nhiên, khi xe cứu thương vượt lên, anh nhận thấy xe không chở bệnh nhân, trong khi tài xế và một phụ nữ trên cabin lại đang tỏ ra thân mật trên mức cần thiết.

Không ai mặc trang phục ngành y.

“Tôi cảm thấy bị tổn thương và mất niềm tin”, vị thính giả bày tỏ như vậy sau khi đã chấp nhận lấn vào làn không được phép đi để nhường đường cho một loại xe ưu tiên nhưng chưa chắc là đang làm nhiệm vụ cấp bách.

Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, vị thính giả này đã chấp hành đúng quy định của Luật giao thông đường bộ và quy tắc “tất cả các loại phương tiện đều phải nhường đường cho xe ưu tiên”.

Và có lẽ, anh không nhất thiết phải day dứt, trăn trở với suy nghĩ của mình. Kể cả khi nghi ngờ của anh đúng, thì đó cũng là một trường hợp cá biệt, thiểu số.

VOV Giao thông đã động viên nam thính giả tiếp tục nhường đường như anh vẫn đã và đang làm, không nên mất niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sẽ có ngày anh cảm thấy hụt hẫng, cũng có ngày anh cảm thấy vui, yêu đời vì đã góp phần giúp một ai đó được cấp cứu sớm hơn, kịp thời hơn.

Nhìn rộng ra, nhường đường cho xe ưu tiên không chỉ thể hiện trách nhiệm công dân trong việc chấp hành quy định pháp luật, mà còn là một việc làm nhân văn, một biểu hiện của nét văn hóa đẹp khi tham gia giao thông.

Kể cả khi phía sau là phương tiện không thuộc diện ưu tiên, như xe cá nhân chở người nhà đau ốm, hoặc xe cứu hộ sự cố giao thông, nếu đã bật đèn cảnh báo xin vượt, và nếu trong khả năng, các bác tài vẫn nên nhường đường.

Sự nhường nhịn, điềm tĩnh phía sau vô lăng luôn được đánh giá cao. Người chủ động nhường nhịn sẽ không bị rơi vào hoàn cảnh bị động. Họ được quyền lựa chọn kịch bản tiếp theo, hoặc bị cuốn vào một cuộc cạnh tranh ở tốc độ cao để lấn vài mét đường, hoặc thư thái tận hưởng lộ trình, tránh xa những cuộc va chạm tiềm ẩn.

Quay trở lại câu chuyện niềm tin. Nhiều chuyên gia giao thông đã tin rằng, ý thức tham gia lưu thông của người dân đang ngày một nâng cao. Bên cạnh những clip nhắc nhở về một số trường hợp không chịu nhường đường cho xe cấp cứu, còn nhiều tình huống tích cực khác cũng được lan tỏa.

Rất nhiều người cảm thấy ấm lòng khi xem đoạn một tài xế ô tô đi chậm lại nhắc nhở hai nữ sinh đi xe máy bị lạc trên Đại lộ Thăng Long, sau đó “dìu” họ sang làn khẩn cấp để chạy an toàn và thoát cao tốc dễ dàng hơn.

Hay ở các ngã tư, nhiều tài xế đã xuống xe, tận tình phân luồng, nhắc nhở các phương tiện nhường đường để xe cứu thương nhanh chóng rời khỏi điểm ách tắc.         

Văn hóa giao thông được hình thành từ mỗi hành vi tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện. Càng có nhiều người biết nhường nhịn, quan tâm đến những người lưu thông xung quanh, thay vì chen lấn, “điền vào chỗ trống”, chắc chắn, ý thức chung về giao thông sẽ được nâng cao. 

Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

// //