Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhìn lại, để định vị cho hành trình mới: 'Một đường hai điểm', từ doanh nghiệp đến người dân

Phóng viên - 02/01/2022 | 21:15 (GTM + 7)

Trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát nghiêm trọng ở khu vực phía Nam, nhằm góp phần thích ứng an toàn, linh hoạt, góp phần cùng chính quyền chống dịch, doanh nghiệp và người dân trong vùng đã thay đổi thói quen sinh hoạt, đi lại của mình.

Phương châm “1 cung đường -2 điểm đến” từ chỗ áp dụng cho công nhân các khu công nghiệp, dần dần trở thành thói quen của đông đảo người dân, ngay cả khi dịch bệnh đã tạm thời lắng dịu.

Bước vào giai đoạn “bình thường mới”, tỉnh Hậu Giang tạo nhiều điều kiện để các doanh nghiệp khôi phục hoạt động kinh doanh. Rút kinh nghiệm từ những ổ dịch đã bùng phát, các doanh nghiệp được yêu cầu đảm bảo “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Trong đó, “3 tại chỗ”, “1 cung đường – 2 điểm đến” tiếp tục là giải pháp quan trọng phải được thực hiện nghiêm.

Ông Nguyễn Phong Minh, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết: "Thống nhất đồng bộ các biện pháp áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để doanh nghiệp có thể đề ra kế hoạch phục hồi và mở rộng sản xuất, kinh doanh cũng như có chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất cho công nhân ở trong khu công nghiệp hoặc gần nhà máy, thực hiện phương án “3 tại chỗ”, kết hợp một cung đường hai điểm đến nhằm đảm bảo sản xuất an toàn".

Tỉnh Hậu Giang có hơn 40 doanh nghiệp duy trì thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường - 2 điểm đến” với hơn 13.700 công nhân, chiếm hơn 50% số lao động trở lại làm việc.

Tương tự tại Sóc Trăng, hầu hết các doanh nghiệp lớn trên địa bàn đều duy trì hoạt động thông qua phương án “3 tại chỗ” có sự kết hợp thêm “1 cung đường, 2 điểm đến”. Ghi nhận ở Khu Công nghiệp An Nghiệp, nơi có 38 doanh nghiệp hoạt động với khoảng 20.000 lao động, thời gian qua, các phương án trên được thực hiện kịp thời, linh hoạt và điều chỉnh liên tục phù hợp với tình hình thực tế. Nhờ đó, việc sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn, đứt gãy.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Lý Tuấn Anh - Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: “Các doanh nghiệp đều kích hoạt phương án sản xuất vừa chống dịch cũng như bố trí xe đưa đón công nhân, người lao động đến khu công nghiệp làm việc, theo phương châm “một đoạn đường hai điểm đến”.

Nhiều doanh nghiệp tùy theo điều kiện của mình, lựa chọn thực hiện linh hoạt “3 tại chỗ” hoặc “1 đường 2 điểm”, hoặc kết cả hai để an toàn cho công nhân và sản xuất kinh doanh.

Từng thực hiện “3 tại chỗ” tại 3 phân xưởng với 450 công nhân lao động, ông Nguyễn Văn Đạo, Giám đốc Công ty TNHH MTV Gò Đàng Bến Tre tại Khu công nghiệp An Hiệp cho biết: “3 tại chỗ” mình làm lại rồi, tạm bỏ “1 cung đường 2 điểm đến”, làm tại chỗ luôn, tại xưởng luôn chứ không có đưa rước nữa. Vì đưa rước có khi sẽ rủi ro, bố trí ăn ở giãn cách đúng quy định.

Dù đối mặt với vô vàn khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng thích nghi bằng việc tuân theo hướng dẫn từ địa phương, xây dựng kịch bản, lộ trình phục hồi sản xuất tương ứng…

Ông Nguyễn Minh Tâm, Giám đốc công ty TNHH MTV Bê tông Minh Tâm tại xã Đạo Thạnh, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang – doanh nghiệp đã thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến” chia sẻ: “Mình làm cũng được, nói chung là để trả các đơn hàng cũ. Mình kiến nghị cho phép nâng số công nhân lên để đủ nhân lực làm. Vận chuyển hàng hóa thì ổn, có cái anh em công nhân đi làm hơi khó, có nghĩa là đi xe có huyện cho, có huyện không cho, không có đồng nhất”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bên cạnh sự tạo điều kiện từ địa phương, nỗ lực từ phía doanh nghiệp, bản thân công nhân cũng luôn ý thức rõ tầm quan trọng của các phương thức này.

Anh Nguyễn Trường Hậu, công nhân khu công nghiệp An Nghiệp, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, thực hiện cam kết với công ty, 3 tháng qua đã quen với quãng đường từ “nhà riêng” đến “nhà máy”, tuyệt nhiên không có điểm dừng khác, gác lại những nhu cầu ít thiết yếu, tạm thời không gặp bạn bè, la cà quán xá sau giờ làm: Nói nào ngay hồi đầu cũng bứt rứt, khó chịu…. Mà giờ dịch bệnh nguy hiểm quá, thôi kệ, cứ “1 cung đường 2 điểm đến” cho chắc ăn để còn được đi làm chứ đơn hàng cuối năm ở công ty nhiều dữ lắm! Từ từ mình quen rồi dịch được khống chế tới đó thoải mái cũng được.

Đại dịch được dự báo còn diễn biến khó lường. “1 đường 2 điểm” dù có khiến hàng quán tạm thời vắng vẻ hơn, bạn bè anh em ít gặp gỡ giao lưu hơn, nhưng ai cũng nhận ra sự thay đổi cần có, để an toàn khi sống chung, sản xuất chung với dịch.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Tự sự của đêm: Bình thản nhìn mây trôi

Bất chợt, tôi nhớ đến một người quen từng bị cuộc đời làm cho bầm dập, nhưng trong câu chuyện cuộc đời anh chưa từng oán trách hay đổ lỗi cho bất kỳ ai.

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cà phê, trà có giúp tỉnh táo khi lái xe đường trường ban đêm?

Cuộc sống khiến chúng ta phải chạy đua với thời gian, di chuyển qua nhiều múi giờ, chuyển ca - kíp liên tục khiến giấc ngủ lý tưởng từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau đều đảo lộn. Để tỉnh táo làm việc ta cần thêm nhiều thức uống như: cà phê, trà để chống chọi từng cơn buồn ngủ.

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Gỡ rào chắn đường Âu Cơ – Nghi Tàm, rộng chỗ này nhưng lo “thắt” chỗ kia

Hiện nay, đoạn đường từ khách sạn Thắng Lợi (đường Yên Phụ) đến đầu đường Xuân Diệu dài khoảng 260m, nằm trong dự án mở rộng đường Âu Cơ – Nghi Tàm (Hà Nội) đã tháo dỡ toàn bộ rào, di dời máy móc thi công, lòng đường tại đoạn này rộng từ hơn 16m đến khoảng 21m.

“Bí ẩn cuộc sống...”

“Bí ẩn cuộc sống...”

Cứ đến chớm hè là khắp nơi từ quán trà đá vỉa hè tới mạng xã hội, người ta lại bàn tán, kháo nhau về chuyện “bỗng dưng” hóa đơn tiền điện nhà mình đột nhiên tăng mạnh, có khi gấp hai, gấp ba lần tháng trước, mà nhu cầu sử dụng hầu như không thay đổi?...

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Quản lý hay Công nghệ giúp vận hành hiệu quả đường sắt đô thị

Việt Nam sắp đưa vào vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sau hàng chục năm xây dựng. Singapore được biết đến là quốc gia có hệ thống giao thông công cộng hiện đại, hiệu quả hàng đầu ở khu vực châu Á. Kinh nghiệm nào của Singapore có thể áp dụng tại Việt Nam.

Người lan tỏa mô hình Con tôm “ôm” Cây lúa

Người lan tỏa mô hình Con tôm “ôm” Cây lúa

Xâm nhập mặn ngày càng gay gắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của bà con nông dân ven biển vùng ĐBSCL. Đồng cảm với khó khăn này, anh Huỳnh Chí Phương, Giám đốc Công ty Gạo Tôm ở An Giang đã mày mò nghiên cứu và quyết định lan tỏa mô hình lúa tôm thân thiện môi trường.

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Lúa gạo chất lượng cao xu thế mới của thị trường

Mặc dù có thế mạnh về xuất khẩu gạo, thế nhưng, với những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước, nông dân và doanh nghiệp nước ta cũng cần chủ động bắt nhịp, thay đổi phương thức sản xuất phù hợp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao vừa giảm chi phí và thân thiện với môi trường.

// //