Người trẻ phạm tội: Phải chung tay mới mong đẩy lùi
Phóng viên - 28/04/2021 | 5:53 (GTM + 7)
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng trước tiên phải kể đến là từ phía gia đình, nhất là các gia đình ở vùng đô thị...
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Đầu tháng 6 năm 2020, chỉ vì mẫu thuẫn nhỏ mà nhóm “thanh niên áo cam” gần 200 đối tượng đã cầm hung khí xông vào đập phá và gây thương tích tại 1 quán ăn ở phường An Lạc A (quận Bình Tân, TP.HCM).
Đáng nói là trong số này có những em tuổi rất trẻ khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Ngày 5/1/2021, công TP. Thủ Đức bắt băng nhóm tuổi từ 15 đến 17, gây ra hàng loạt vụ cướp trên địa bàn, nhóm này thực hiện rất manh động và có mang theo hung khí nguy hiểm.
Chiều ngày 22/2, do mâu thuẫn về việc đánh nhau trước đó, hai nhóm thanh thiếu niên đã xông vào bắt 3 học sinh lớp 11 và 12 của Trường THPT Tháp Mười và Trường THPT Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) rồi chở đến nơi vắng để hành hung, gây thương tích. Trong 3 học sinh bị hành hung, có 2 em phải nhập viện điều trị.
Đây chỉ là 3 trong số những vụ do đối tượng dưới 18 tuổi gây ra. Theo số liệu của Bộ Công an, trong giai đoạn 2018-2020, trên cả nước đã ghi nhận gần 11.000 vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật, với gần 16.600 đối tượng có liên quan. Trong đó, nữ giới chiếm 5%, nam giới chiếm đến 95%. Riêng năm 2020 đã xảy ra gần 4.300 vụ với hơn 6.500 đối tượng phạm pháp.
Tại TP.HCM, từ năm 2018 đến hết quý 1/2021, Công an thành phố ghi nhận 516 vụ phạm pháp hình sự do 884 đối tượng dưới 18 tuổi thực hiện. Trong đó án giết người 11 vụ, cướp tài sản 47 vụ, hiếp dâm - cưỡng dâm 8 vụ, cố ý gây thương tích 70 vụ, trộm cắp tài sản 125 vụ, cướp giật tài sản 165 vụ, mua bán tàng trữ ma túy 17 vụ và nhiều vụ phạm pháp khác. Riêng quý 1/2021, toàn thành phố xảy ra 52 vụ do người dưới 18 tuổi thực hiện, bắt và xử lý 110 đối tượng.
Phân tích thêm về nguyên nhân, Thiếu tá Trịnh Khánh Hùng, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an TP.HCM cho rằng, chính sự thiếu quản lý từ gia đình, nhà trường và sự nhận thức về pháp luật của các em chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, việc ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực, mạng xã hội khiến các đối tượng bị lôi kéo lao vào con đường vi phạm pháp luật.
“Người phạm tội dưới 18 tuổi, đa phần là xem phim ảnh, nhiễm các phim có nội dung xấu hiện nay. Và quan hệ bạn bè xã hội không được quản lý, và ngoài ra các em không được gia đình quản lý nhiều, cũng như nhà trường và môi trường xã hội các em tiếp xúc".
Còn luật sư Nguyễn Trung Tín (Văn phòng luật sư Hoa Sen) bày tỏ sự lo ngại là tình trạng tội phạm "nhí”, hay người chưa vị thành niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng và có tính chất manh động hơn. Theo luật sư Tín, nguyên nhân chính xuất phát từ vấn để giáo dục ở gia đình và nhà trường. Bên cạnh đó là ảnh hưởng từ sự phát triển của công nghệ thông tin.
“Nguyên nhân đầu tiên xuất phát là từ trong giáo dục trong gia đình, thứ hai là từ trong nhà trường, thứ ba nữa là tôi thấy xã hội đang phát triển, thì nền tảng về công nghệ thông tin phát triển rất là nhanh. Do đó ảnh hưởng đến câu chuyện về mặt nhận thức, cái thứ hai là giới trẻ tò mò, học theo những gì trên mạng đang phát triển.”.
Một nguyên nhân khác cũng cần phải nói đến đó là vai trò định hướng của xã hội đối với trẻ vị thành niên vẫn còn mờ nhạt và chưa hiệu quả. Trong khi đó các yếu tố văn hoá nước ngoài du nhập vào nước ta phong phú và phức tạp trong quá trình hội nhập, nhưng xã hội lại thiếu một “bộ lọc” hiệu quả. Trong môi trường xã hội nhiều biến động đó, đã dẫn đến đạo đức của một bộ phận không nhỏ trẻ em đi xuống, với biểu hiện là đề cao lối sống hưởng thụ, ăn chơi lêu lổng, đua đòi thích thể hiện mình.
Theo Tiến sĩ Đoàn Văn Báu (chuyên gia tâm lý tội phạm), tội phạm trẻ hóa ngày càng phổ biến hơn, trước đây tội cố ý gây thương tích... chiếm đa số nhưng bây giờ tội phạm công nghệ cao, xâm phạm an ninh quốc gia có rất nhiều người dưới 18 tuổi. Cho dù 100 năm sau thì tâm lý lứa tuổi vẫn như vậy, nhưng sự thay đổi của xã hội hiện nay ảnh hưởng tâm sinh lý, phát triển của trẻ em. Tiến sĩ Đoàn Văn Báu đề xuất phía ngành giáo dục, cần có 1 chương trình đào tạo về kỹ năng sống cho các em.
“Bộ Giáo dục phải có một thay đổi chương trình giáo dục. Chúng ta đã loay hoay với triết lý giáo dục và chúng ta quá nặng nề về lý thuyết nhưng những kỹ năng học ở trường rất là hạn chế. Chúng ta cần thiết phải biên soạn một chương trình đào tạo về kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng phòng chống tội phạm để các em nhận biết được đâu là hành vi phạm tội để các em tránh”.
Tiến sỹ Vũ Gia Hiền (chuyên gia tâm lý) cho rằng, để góp phần hạn chế tội phạm trẻ hóa cần sự chung tay của toàn xã hội, từ gia đình, nhà trường và các cơ quan ban, ngành khác. Phải có sự phối hợp đồng bộ, ngay khi tình huống ban đầu nhen nhóm xảy ra và chúng ta can thiệp ngay từ đầu.
“Cái số một là giáo dục gia đình, những gia đình tốt thì trẻ không thành tội phạm. Cái thứ hai là tính cộng đồng, tính xã hội kiểm soát chặt chẽ hơn. Và yếu tố thứ ba là giáo dục nhà trường. Trong bối cảnh rất khó khăn trong giáo dục trẻ em thì đòi hỏi một kỹ năng, giáo dục văn minh hơn, giáo dục thích ứng hơn chứ không thể giáo dục lạc hậu như trước kia.”.
Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận nhan đề: "Người trẻ phạm tội: Phải chung tay mới mong đẩy lùi “.
Người trẻ phạm tội ngày càng có xu hướng tăng và manh động, gây bất ổn rất lớn đến gia đình và xã hội. Đây là thực trạng đáng báo động mà nhiều người đã cảnh báo. Nhiều hội thảo, tọa đàm đã được tổ chức với sự tham gia của các bên từ các cấp quản lý nhà nước đến nhà trường,gia đình cũng như các chuyên gia và cả người trong cuộc.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng trước tiên phải kể đến là từ phía gia đình, nhất là các gia đình ở vùng đô thị. Trước sức ép của quá trình đô thị hóa, chưa khi nào gia đình Việt ở các thành phố lớn đứng trước các nguy cơ rình rập cho sự bền vững của tổ ấm gia đình.
Theo thống kê, tại TP.HCM, những năm gần đây, cứ 03 gia đình trẻ thì có 01 gia đình tiềm ẩn các nguy cơ về tan vỡ, ly thân,ly hôn. Trẻ em trong các gia đình này thường trực trong nỗi bất an về tâm lý vì không được quan tâm, chăm sóc chu đáo.
Ngoài ra việc cha mẹ quay cuồng trong cuộc sống thường nhật, nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến họ không có đủ thời gian quan tâm đến con cái. Chưa kể những đổ vỡ hoặc rủi ro trong cuộc sống được người lớn mang về gia đình là một phần áp lực đè nặng lên các em ở trong chính ngôi nhà của mình.
Khi trụ cột gia đình, nơi được coi là bình yên nhất lung lay, trẻ có nguy cơ chán nản tìm đến không gian mạng,kết nối với các đối tượng xấu hoặc dễ bị lôi kéo kích động; có những suy nghĩ và ứng xử lệch lạc trong cuộc sống cũng như học tập sa sút. Nhiều phụ huynh mải mê với công việc giao phó toàn bộ việc dạy dỗ con em cho nhà trường, không quản lý các em sau giờ học.
Trong khi xã hội phát triển với lối sống công nghiệp, hiện đại hối hả, xuất hiện nhiều các rủi ro, bất trắc rình rập. Các em chưa đủ độ chín để đủ sức vượt qua các cám dỗ hay các cú sốc tâm lý, rất dễ sa ngã, phạm tội lúc nào không hay. Đó là chưa kể, trong thế giới mở về thông tin, không gian mạng kết nối đa chiều. Bổ ích, tích cực đan xen với các thông tin xấu, độc, tiêu cực xuất hiện cũng trực tiếp tấn công, khiến các em dễ lung lay, lệnh chuẩn.
Trường học, thầy cô nhiều nơi nặng về lý thuyết, bài vở mà không tập trung trang bị các kỹ năng sống, kết nối tương tác thường xuyên với gia đình, giúp các em vượt qua các khúc mắc, nghịch cảnh. Khiến nhiều em rơi vào cô đơn, khủng hoảng; không có người chia sẻ. Bạo lực học đường cũng từ đây xuất hiện, là những chỉ dấu cảnh báo khẩn cấp về sự xuống cấp của đạo đức ở một bộ phận người trẻ, học sinh và sinh viên.
Liên quan đến người trẻ phạm tội còn có yếu tố là sự vào cuộc của một số cấp, ngành; các tổ chức đoàn thể có phần chậm chạp và thiếu cương quyết. Lực lượng công an dù đã xử lý một số vụ việc nhưng việc để các đối tượng vào tận trường học hàng hung giáo viên, học sinh; chưa xử lý người kích động bạo lực, người livestream hình ảnh học sinh đánh hội đồng cũng là một phần của nguyên nhân khiến pháp luật chưa đủ sức răn đe. Một số đối tượng trẻ vi vì thế nhờn luật và liên tục vi phạm.
Đã đến lúc cả gia đình, nhà trường và xã hội phải “ câu tay” thực sự để bảo vệ người trẻ trước sự thay đổi và tác động rất lớn của các nhân tố đang hàng ngày hàng giờ tác động lên các em. Trong đó gia đình vẫn là nền tảng, trụ cột quan trọng nhất; là điểm tựa để con em vượt qua sóng gió thử thách ngay giai đoạn đầu đời đến khi trưởng thành.
Trường học thì cần thay đổi lại cách dạy, cách học; chú trọng dạy chữ và dạy làm người; dạy các kỹ năng mềm để giúp các em đề kháng tốt trước các sức ép của đời sống cũng như nói không với cái xấu, cái bất thiện. Riêng môi trường xã hội sẽ là tấm gương phản chiếu suy nghĩ, tình cảm và hành động của người trẻ.
Một xã hội mà mọi người đối xử thân ái, đoàn kết vài gieo sự thiện lương sẽ giúp người trẻ ươm mầm và gieo gặt những việc làm tốt đẹp, trong sáng, cao cả và ngược lại.
Như vậy, chỉ khi gia đình, nhà trường và xã hội cùng chung tay hành động thực sự vì con em mới mong tình trạng người trẻ phạm tội giảm dần và bị đẩy lùi./.
Sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025 đã tạo ra chuyển biến đáng kể trong nhận thức của người tham gia giao thông.
Ngày 03/01, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Giáp Thị Sông Hương - chủ cơ sở mái ấm Hoa Hồng về tội hành hạ người khác. Vậy đến nay số phận và cuộc sống của 86 em bé trong mái ấm Hoa Hồng ra sao?
Nhân tài không chỉ cần sự đãi ngộ bằng lương bổng. Họ cần một môi trường làm việc tốt, nghĩa là có cơ hội phát triển nghề nghiệp, có nguồn lực để phát huy tài năng, cần sự ghi nhận của cộng đồng, đồng nghiệp, lãnh đạo, và công chúng, cần thấy sự hữu ích của bản thân.
ĐBSCL có ưu thế khi nằm sát với đô thị đầu tàu của cả nước, là TP.HCM. Từ lâu, Vùng đã hoạch định những chiến lược, phải kết nối với TP.HCM để mở ra cơ hội giao thương, phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng Cty Vận tải Hà Nội (Transerco) khẳng định, đến nay công tác đầu tư phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt điện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo sẵn sàng cho việc khai trương dự kiến trong tháng 1/2025 và chính thức vận hành từ ngày 1/2/2025.
Nếu nhắc đến các làng hoa nổi tiếng, người ta thường nghĩ ngay đến Đà Lạt, Sa Đắc hay Mỹ Tho. Tuy nhiên, giữa lòng TP.HCM nhộn nhịp, có một làng hoa mang tên Thới An nằm ở quận 12, đã tồn tại và đẳm chất "hương đất tình người" trong nhiều thập kỷ.
Ngày 7/1/2024, Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo, nếu chỉ số không khí ở mức nguy hại trong 3 ngày liên tục có thể xem xét cho học sinh mẫu giáo, tiểu học nghỉ học hoặc điều chỉnh các hoạt động. Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội có động thái gì? Các trường phản ứng ra sao?