Với những gia đình Hà Nội xưa mà có điều kiện thì ngày bình thường họ cũng đã ăn mặc khác với người bình dân, đến ngày Tết thì chắc chắn trang phục mà họ chọn phải càng sang trọng và cầu kỳ.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Về trang phục diện tết của các cụ thì phải nói là vô cùng cầu kỳ luôn. Vì những người giàu có ở Hà Nội không phải tha phương làm ăn nên tết chính là dịp để họ khoe với thiên hạ sự giàu sang của mình qua trang phục váy áo, vòng vàng, nón kiểu, giày dép…
Trong câu chuyện sau đây, Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến – một nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nội sẽ cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt trong trang phục của những nhà giàu ở Thăng Long xưa như thế nào:
“Đối với phụ nữ nhà giàu thì ngoài quần lĩnh ra thì áo chuyển đổi từ áo 4 thân sang áo 5 thân, từ cái khuy vải dẫn đến khuy bấm. Người nhà giàu có cài khuy bằng bạc, người nhà nghèo thì cài khuy bằng vải bình thường. Đối với nhà giàu thì họ còn có dây chuyền, bông tai, họ chải tóc, vấn tóc tùy theo lứa tuổi. Phụ nữ giàu có ngày xưa được phép để móng tay dài.
Tết thường rơi vào mùa đông nên nếu chỉ mặc cái váy lĩnh và áo 5 thân thì ko đủ ấm nên sinh ra thêm 1 loại áo là mớ ba mớ bảy. Trước kia rất nhiều người nhầm lẫn rằng mớ 3 mớ bảy là tên 1 loại áo nhưng thật ra ko phải, mớ 3 tức là mặc bên trong 3 cái áo, mùa đông lạnh quá thì mớ 7 là mặc 7 cái áo chồng lên nhau.
Nhưng với ng phụ nữ giàu có họ vẫn biết cách khoe cái áo của họ bằng cách là cái áo sau bao giờ cũng ngắn hơn cái áo trước và cả 7 cái màu áo cũng lộ ra các màu khác nhau thì họ vẫn biết cách khoe với thiên hạ mình ở đẳng cấp nào và điều kiện kinh tế gia đình mình là như thế nào”.
Đúng là với những người có điều kiện thì sự khác biệt trên trang phục dù là nhỏ thôi nhưng cũng cho thấy đẳng cấp và sự cầu kỳ của họ rồi. Sự chỉn chu trong ăn mặc, đặc biệt trong ngày tết của các cụ thời xưa còn là thể hiện sự tôn trọng, trân quý bản thân và những người xung quanh. Bà Đỗ Ngọc, một người phụ nữ gốc Hà Nội – người dành tình yêu rất lớn cho tà áo dài truyền thống chia sẻ:
“Do được sinh ra và lớn lên ở HN, được tiếp xúc với ông bà, cha mẹ nên truyền thống là cái áo dài từ ngày xưa nó đã in sâu vào cô hình ảnh các bà ,các bác, các cô mặc rất là đẹp. Các cụ có những trang sức kèm theo như kiềng hay chuỗi ngọc, hay chải các kiểu đầu phù hợp với lứa tuổi các cụ, rất đẹp.
Cô ấn tượng mãi với hình ảnh các cụ đi chúc tết hàng xóm với nhau, mấy nhà thân nhau, rủ nhau các chị em mặc áo dài, dắt tay nhau, có cụ già lắm còn phải chống gậy vẫn sang chúc tết nhau thì đó là hình ảnh rất là đẹp”.
Nhưng chắc là bây giờ chúng ta không thể đầu tư công sức và sự chuẩn bị cầu kỳ, kỹ lưỡng như thế hệ các cụ thời xưa được đâu. Hãy lắng nghe tiếp câu chuyện thú vị mà nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ ngay sau đây nhé:
“Và ngày xưa, để mà có dc 1bộ quần áo ngày tết nó rất cầu kỳ. Ví dụ như đối với những gia đình giàu có thì họ phải đến các làng dệt đặt trước từ tháng 8 đã đến đặt dệt cho 1 cái là lụa hay lĩnh, the…tùy theo nhuộm như thế nào, sau đó họ phải mang đến nhà may, bởi vì ngày xưa, thậm chí là thế kỷ 19 thì vẫn hoàn toàn quần áo là khâu tay.
Vậy để có 1 bộ quần áo mặc tết thì ng ta phải mang đến nhà ông thợ may đấy từ rất là lâu. Nhất là đối với phụ nữ mà còn trong trắng thì ông thợ may đấy ko bao giờ được phép lấy thước dây đo ở trên người phụ nữ mà phải áng chừng người phụ nữ ấy để may ra cái quần hoặc cái áo.
Và người thợ may giỏi là phải áng chừng làm sau cái áo cái quần mà mình may vừa với người đấy mà không cần phải đo. Ông thợ may nổi tiếng thì phải thuê được người thợ khâu rất là khéo tay để khâu tay nhưng cái mũi phải đều tăm tắp và nó thẳng.
Còn thời trang của đàn ông ngày tết ngày xưa người nghèo với người giàu lại khá giống nhau, cũng là quần trắng, áo lưng dài, mặc kèm theo áo bông trần. có thể là đối với người nghèo cái áo bông mặc ngày tết trần bằng vải bông thô bình thường nhưng đối với đàn ông giàu có thì có thể là bằng gấm, bằng các loại chất liệu sang hơn, tốt hơn”.
Câu chuyện của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến vừa chia sẻ cho thấy một bối cảnh khác hoàn toàn với cuộc sống hiện đại bây giờ của chúng ta đúng không ạ? Tiếp tục ngược dòng thời gian về khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, cụ bà Nguyễn Thị Nết – 86 tuổi sẽ cho chúng ta những hình dung rõ hơn về trang phục diện tết của chính gia đình cụ, một trong những gia đình có điều kiện nổi tiếng Hà Nội thời bấy giờ:
“Tết nhà nào có tiền bao giờ cũng may kiểu khác, năm ngoái mặc thế này thì năm nay phải mặc cái khác chứ không thể mặc cái bình thường như mọi khi, thành ra nhiều quần áo lắm.
Nhà cô lúc ấy cũng giàu lắm, nổi tiếng lắm, hiệu xe đạp Khôi Thành ấy, tết là phải ăn mặc nghiêm chỉnh, mặc áo dài cả ngày ấy, trẻ con cũng phải mặc áo dài, nhưng phần lớn mặc nhung, mùa rét mà, thì chỉ có nhung là sang nhất, chẳng có gì hơn.
Nhung thì màu sắc tùy theo mình chọn, rồi được mẹ dẫn đi may, sau này 18 rồi mới tự đi may chứ dưới 17-18 là toàn mẹ dẫn đi hết. Mà đã mặc áo dài thì phải đi dép quai hậu, quần áo ,giầy dép cũng phải theo thời tiết, nếu mình đi ngược thì thấy nó kệch cỡm, người ta sẽ thấy mình không phải là người hiểu biết”.
Cụ bà Lê Thị Quyến – 79 tuổi – người nối nghiệp nghề may truyền thống của gia đình trên phố Lương Văn Can kể lại:
“Áo dài ngày xưa người ta mặc áo liền vai đó là người bình thường, thế còn người bán rau bán cỏ người ta mặc áo xẻ gần như có cái vạt con để buộc nhưng các cô tiểu thư thì không ai mặc thế cả, để cho biết rõ đây là dòng dõi tiểu thư thì người ta mặc sáng một màu, trưa một màu, tối một màu, tôi thấy ông cụ nhà tôi bảo một ngày người ta mặc mấy màu áo ấy chứ, thế rồi cổ cao hơn bây giờ. Áo cổ cao nhưng phải có cái kiềng, tóc quấn theo kiểu thời trang lúc bấy giờ, nó theo thời mà”.
Đúng là chính sự cầu kỳ, tinh tế và tính thẩm mỹ cao trong việc lựa chọn trang phục của những người thuộc tầng lớp giàu có ở Hà Nội xưa đã làm nên một phần cốt cách thanh lịch của người Tràng An.
Theo thời gian, các kiểu ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi, đặc biệt là phụ nữ. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ thêm:
“Cuối năm 30, thế kỷ trước thì đã có người đi phigie uốn tóc, đến năm 40 thì có rất nhiều người, rồi cái áo cái quần cũng thế. Trước đây thường mặc những màu tối thì bây giờ họ mặc màu trắng, tóc ngày tết thì chải nó cũng khác.
Đối với phụ nữ, cơ bản vẫn là áo 5 thân, áo dài, người ta còn đeo các phụ kiện khác như giày gia long, giày mã mõm cao, cong, có dây chuyền, có bông tai, có tất cả mọi thứ như những người phụ nữ ngày hôm nay vẫn hay sử dụng trang sức.
Ngày xưa rất nhiều phụ nữ gia đình giàu có hoặc phụ nữ mới theo phong trào Tân thời, họ đã dùng nước hoa. Ngày tết ra đường phố HN trước những năm 1954 là thơm mùi nc hoa, thơm các mùi dầu khác, mùi mỹ phẩm. Đàn ông là bắt đầu những người theo tây học thì mặc đồ vest, áo mangto”.
Ngày nay, dù quan niệm về trang phục diện tết đã có nhiều thay đổi, song nét đẹp trong sự chú tâm vào đầu tư trang phục của những gia đình Hà Nội có điều kiện để thể hiện sự tôn trọng chính bản thân họ, tôn trọng khi đến chúc tết mọi người, và qua đó cũng là lưu giữ lại một phần truyền thống để các thế hệ sau tiếp nối:
“Khoảng độ chục năm nay cô lại may áo dài, cô lại tự mặc vì cô nghĩ mình là người HN, mình có áo dài, bỏ phí đi, đi chợ cô cũng mặc áo dài, ra chợ các bà các cô cứ khen áo dài đẹp quá, cô lại bảo không, áo này cổ lắm rồi. Mấy năm nay đi đâu cô cũng toàn mặc áo dài”.
“Cô cũng cảm nhận thấy tà áo dài của mình rất sang trọng, nhất là người phụ nữ VN khi mặc áo dài rất quyến rũ, thanh lịch, mỹ miều, đằm thắm, nên giờ các cô cũng có điều kiện là lúc nào cần đi đâu hoặc con cháu đi tập thể là cũng nhắc nhở nhau nên mặc, ngay cả trẻ con nhà cô là các cháu bé 4-5 tuổi đi đâu các cháu mặc là chúng nó thích lắm, ngay bây giờ cũng truyền cảm hứng cho các cháu trẻ nó thấy hấp dẫn với tà áo dài của mình”.
Ngày nay, với điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, sự phân biệt tầng lớp, địa vị xã hội thông qua trang phục diện Tết không còn thể hiện rõ nét như xưa, nhưng chúng tôi hy vọng, những câu chuyện thú vị được chia sẻ trong chương trình hôm nay sẽ giúp chúng ta chắt lọc được những nét đẹp trong văn hóa, phong tục đón Tết truyền thống của ông cha ta thế hệ trước, để tự định hình cho mình một phong cách trang phục, lối ăn mặc sao cho phù – nhất là vào ngày Tết, để thấy mình đẹp hơn, “xuân” hơn.
Và khi ai nấy đều đẹp hơn, thì cũng chính là chúng ta đang góp thêm vào cho sắc xuân, không khí xuân thêm tươi, thêm nồng đượm, phải không các bạn?!
Từ những trang sách khô khan, các em học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) đã bước ra thế giới thực, khám phá vườn thú ở Thảo Cầm Viên. Một buổi học đầy màu sắc, nơi kiến thức được truyền tải qua những trải nghiệm sống động.
Đằng sau những vụ tai nạn gần đây do người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy gây ra là vi phạm của các phụ huynh khi để con em mình có cơ hội điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Bất cứ điều gì trong cuộc sống hàng ngày, từ những vấn đề lớn lao đến những câu chuyện vụn vặt đều ẩn chứa những triết lý của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như, món Phở của người Nam Định, tại sao lại trở thành món ăn quốc dân, và dễ dàng phổ biến, dù không hẳn là món ăn ngon nhất?
Để tăng nguồn cung cho thị trường, Chính phủ vừa đề xuất thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm.
Chúng ta phải hành động nhất quán quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm an toàn giao thông; hướng tới chiến lược giao thông an toàn, thông suốt, không có người tử vong vì tai nạn giao thông…
Vừa qua, TP.HCM đã tổ chức lấy ý kiến tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá công trình đường bộ hiện hữu bằng hình thức BOT theo Nghị quyết 98 của Quốc hội.
Trong 10 tháng đầu năm, trên toàn địa bàn TP.HCM đã xảy ra 1.234 vụ tai nạn giao thông, làm chết 380 người và làm bị thương 768 người. Trong đó, tai nạn giao thông xảy ra ở lứa tuổi học sinh từ 6 đến dưới 18 tuổi là 145 vụ, làm chết 19 em và làm bị thương 78 em.