Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nghề làm lò trấu An Giang: Chật vật giữ nghề

Phóng viên - 06/09/2021 | 20:34 (GTM + 7)

Xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ lâu được biết đến là làng nghề làm lò trấu nổi tiếng gần xa. Trải qua bao thăng trầm, nghề làm lò nơi đây đã bước qua thời hoàng kim, số người theo nghề cũng ít dần khiến làng nghề không còn nhộn nhịp như xư

Ông Lâm Văn Lê và vợ bên sản phẩm lò trấu của gia đình

Đi dọc tỉnh lộ 946, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang những ngày trước dịch, không khó để bắt gặp hình ảnh những người thợ đang cần mẫn bên chiếc lò trấu với hàng trăm sản phẩm để quanh nhà, trước sân. 

Ở làng nghề này, không hiếm những thợ lâu năm, nặng lòng với lò trấu. Trong đó, ông Bùi Văn Tằng, bà con thường gọi là ông Hai Tằng được xem là người nổi tiếng nhất. Và câu chuyện cố công đi học nghề của ông thường được kể cho khách phương xa mỗi khi nhắc đến. 

Ông Lâm Ngọc Hòa, ở ấp Long Phú 2, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang nhớ lại: Ở đó có bác Hai Tằng, hồi trước, có ông bên ngang Chợ Mới làm lò mà người ta không có chỉ cách làm. Bác Hai đi xem người ta làm rồi về mày mò, sáng tạo thêm để làm ra chiếc lò trấu như bây giờ.

Vậy là từ sự cần cù, chịu khó, và óc quan sát tỉ mỉ, ông Hai đã cho ra đời những sản phẩm đầu tiên. Dù trầy trật đủ thứ mới thành thạo nhưng ông không giấu nghề mà chia sẻ với bà con trong vùng. Cái hay của ông là lắng nghe những ý kiến, mỗi người đóng góp một chút. Nhờ đó sản phẩm được cải tiến, bền, đẹp được người tiêu dùng ưa chuộng.

Lớn lên từ làng nghề, ông Lâm Ngọc Hòa đem lòng yêu sản phẩm này lúc nào không hay. Vậy là từ một cậu bé 10 tuổi, ông lẽo đẽo theo người lớn học nghề rồi coi đó như cái nghiệp của mình. 

Ông Hoà tâm sự: Hồi lúc 10 tuổi là tôi học làm. Tôi đến lò, bắt đầu  làm chuyện lặt vặt, họ trả tiền thì nhận không trả thì thôi, chủ yếu mình học nghề. Tới năm 12 tuổi là tôi đứng ra làm lò được, nhưng còn nhỏ nên chỉ làm được 1 cái. Tôi ham, đam mê cái nghề này dữ lắm. Cái ý thích của mình với ông Trời cũng quăng cho mình cái nghề nên ráng theo. Có gia đình năm 1986, rồi sang năm 1987, 2 vợ chồng làm tới giờ luôn.

Để làm ra một chiếc lò trấu hoàn chỉnh, phải mất khá nhiều công đoạn mà khâu nào cũng đòi hỏi sự khéo léo. Đầu tiên là bẻ sắt làm sườn, đặt sườn vào khuôn, cho ống nhôm vào khung để làm miệng lò. Muốn bao nhiêu miệng lò thì dùng bấy nhiêu ống nhôm tương, nhưng thường là 1 hoặc 2 ống. 

Mẫu bếp định hình xong, người thợ sẽ đổ xi măng vào khuôn, đợi ráo thì tháo khung ra và bắt đầu tạo hình chiếc lò với các vị trí: miệng lò, ống khói, cửa lò. Cái khó nhất trong quy trình làm bếp là phải thông khói, lửa cháy đều, không bị hút ngược và trả khói lại. Nhờ đặc điểm này mà khi đun nấu, bếp còn tiết kiệm được nhiên liệu tối đa so với bếp truyền thống. 

Những chiếc lò trấu sản phẩm của gia đình ông Lâm Văn Lê

Hơn 40 năm theo nghề cũng là ngần ấy thời gian ông Lâm Ngọc Hòa quen với cái âm thanh trộn si măng, bẻ sắt, ốp nhôm,...Cả nhà ông đều làm tham gia vào làm lò trấu và phối hợp nhịp nhàng để làm nên sản phẩm. Dù vậy, phải mất từ 4 đến 5 ngày để cho ra một lò trấu hoàn chỉnh.

Bước đầu thì đổ khung sườn là một ngày. Ngày thứ 2, là bắt đầu ráp mặt. Ngày thứ 3 mới gắn vỉ, khắc cái mặt trấu. Rồi một ngày tô, lợp nhôm là hoàn thành cái lò là 4 ngày. Mình làm xoay vòng nên ngày nào cũng làm hết. - Ông Lâm Ngọc Hoà chia sẻ.

Là em thứ 7 của ông Hòa và cũng cùng vợ con giữ nghề làm lò truyền thống, ông Lâm Văn Lê cho biết, từ chiếc lò trấu thô sơ ban đầu, nay, nó đã được cải tiến thành lò 1 bếp, 2 bếp, hay lò nấu được cả trấu, củi và than, người làng nghề còn sáng tạo để mẫu mã bắt mắt hơn như dán nhôm, gạch men, gạch bông, đẹp, bền hơn  và phù hợp với điều kiện vùng miền. 

Ông Lâm Văn Lê cho biết: Nguyên liệu cơ bản làm lò gồm có cát, sắt 3 li, si măng, nhôm, gạch lót nhà. Loại ốp gạch với nhôm là sau này người ta sáng tạo thêm cho người dân vùng nước mặn sử dụng, vùng nước ngọt  thì xài nhôm. Lò ốp gạch đẹp, nhẹ công chùi rửa, tiện lắm, sạch sẽ nồi, không có khói vô nhà. Tiết kiệm củi.

Nghề làm lò trấu ở Long Điền B tuy cơ cực mà được cái có thu nhập đều, tuy không làm giàu nhanh nhưng theo nhiều hộ dân ở đây, nếu chịu khó tích góp thì cũng sống khỏe, cất nhà khang trang. 

Ở làng nghề này, lao động phổ thông nếu siêng năng thì rất dễ kiếm việc làm. Một người nếu chăm chỉ có thể kiếm thêm thu nhập lại được ở gần nhà. Thậm chí, làm lâu lên tay còn có thể vươn lên chủ lò. 

Ai đó đã nói rằng, chỉ có người bỏ nghề chứ nghề không phụ người. Lò trấu tuy không nườm nượp như thời cách đây mấy chục năm nhưng ở nhiều vùng quê, người ta vẫn “chuộng” sản phẩm này, thương lái vẫn mua đều đều phân phối đi khắp các tỉnh xa, thu nhập làng nghề lai rai.

Với những nỗ lực của mình, năm 2007, làng nghề làm Lò trấu Long Điền B được UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề truyền thống, với nhiều chính sách cho vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ phát triển, giữ nghề.

Những năm gần đây, lượng lò trấu tiêu thụ có giảm đi đôi chút do bị canh tranh quyết liệt bởi bếp gas, bếp điện. Dịch Covid – 19 ập đến, giãn cách xã hội cũng ảnh hưởng làng nghề không nhỏ. Bên cạnh đó, vì nhiều lí do, số người theo nghề cũng ít dần khiến làng nghề không còn nhộn nhịp như xưa.

Nhưng với gia đình ông Lâm Văn Lê thì quyết tâm gìn giữ. Bởi, đó không chỉ là kế sinh nhai, mà còn là cách để ông gìn giữ truyền thống gia đình. 

Lúc trước nhiều người theo nghề, nhưng bây giờ thấy làm ra 1 cái lò cực, ít tiền nên vì cuộc sống bà con đi làm ở thành phố, Bình Dương hết trơn. Tôi mong muốn nghề này được gìn giữ và phát triển hơn nữa. Ở quê này người ta lên vườn nhiều, có sẵn củi nên người dân mua 1, 2 cái lò để sử dụng trong nhà, rất tiết kiệm. Bà con mình còn sử dụng là tôi còn làm, ông Lâm Văn Lê tâm sự.

Nhìn những hình ảnh cặm cụi bên từng chiếc lò trấu, nâng niu từng sản phẩm làm ra, chúng tôi hiểu được tình yêu của ông Hòa và ông Lê với nghề truyền thống. Còn với những người con xa quê như chúng tôi, hình ảnh cái lò trấu thân thương với những lần phải ngồi canh vô trấu cũng là một kỷ niệm đẹp thật đẹp mỗi khi nhờ về.

Dẫu cuộc sống ngày càng phát triển, người ta có nhiều sự lựa chọn tiện nghi cho cuộc sống nhưng tin rằng với những cố gắng của địa phương, của người dân làng nghề, lò trấu Long Điền B, Chợ Mới An Giang vẫn mãi là một hình ảnh đẹp, thân thương và tương lai sẽ phát triển hơn nữa nếu biết cách duy trì./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Theo dự báo của ngành hàng không, kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây các cảng hàng không sẽ rất sôi động với lượng hành khách tăng cao đột biến so với ngày thường, riêng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có khoảng 700.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp này.

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Hóa đơn xăng dầu điện tử: Người mua không biết, người bán không giới thiệu

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đến ngày 31/3/2024 không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử sẽ bị xem xét xử lý, kể cả việc tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân hoàn thành sau 4 năm

Sau gần 4 năm khởi công xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân đã hoàn thành, xóa nỗi lo ngập nước của người dân TP. Thủ Đức.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Ngày 27/4/2024, tại Ga Sài Gòn, Tổng công ty ĐSVN đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn – Đà Nẵng).

Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Bắt đầu nghỉ lễ, xe cộ nối đuôi nhau ở cửa ngõ TP.HCM

Theo ghi nhận của PV VOV Giao thông, ở cửa ngõ phía Đông, đoạn từ bến xe miền Đông (mới) đến nút giao thông Tân Vạn, lượng phương tiện tăng cao từ 17h ngày 26/4.

Thiên đường thể dục

Thiên đường thể dục

Khi tạm biệt một “Thành phố mưa phùn” của mùa xuân mới, Hà Nội lại đón cơn mưa rào chớm hạ khiến bước chân bộ hành thêm vội vã. Nhưng điều đó càng khiến vùng đất trở nên đáng nhớ khi mang nhiều sắc thái khác biệt vào mỗi mùa trong năm và mỗi thời điểm trong ngày.

Bamboo Airways tài trợ vận chuyển Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Bamboo Airways tài trợ vận chuyển Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Thông qua ký kết hợp tác, Bamboo Airways sẽ đồng hành với Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 với vai trò Nhà tài trợ vận chuyển hàng không chính thức.

// //