Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Xung đột sau va chạm giao thông, làm gì để hạ nhiệt những cái đầu nóng?

Kênh VOV Giao thông: Thứ sáu 25/10/2024, 12:08 (GMT+7)

Va chạm – mâu thuẫn giữa các chủ phương tiện - xô xát, hành hung - dường như đây là một quy trình đầy đủ của các vụ việc va chạm giao thông xảy ra trên đường.

Đã thiệt hại về tài sản còn tổn hại đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng người dân, rộng ra hơn nữa là ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận xã hội, an ninh trật tự xã hội. 

Tại sao lại phải dẫn mâu thuẫn tới việc xô xát “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” mà không thể xử lý trong ôn hoà, có văn hoá, văn minh? 

“Làm gì để hạ nhiệt những cái đầu nóng sau va chạm giao thông?” sẽ là chủ đề mà VOV Gao thông đề cập trong chương trình Toạ đàm phát sóng từ 12h30 - 13h30, thứ Sáu (25/10/2024) trên Kênh VOV Giao thông.

Với sự tham gia của khách mời: Chuyên gia tâm lý tội phạm, nguyên giảng viên trường đại học An ninh nhân dân, tiến sĩ Đoàn Văn Báu

Nhìn lại những vụ xô xát, hành hung điển hình sau va chạm giao thông

Khoảng 21h ngày 14/2/2024 (mùng 5 tết), người dân nhìn thấy đôi nam nữ đi xe máy trên đường 26/3 (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân). Tuy nhiên, khi đôi nam nữ này đến trước quán nước trên đường này thì có va chạm và xảy ra cự cãi với một người đàn ông chạy xe máy khác. Sau đó, nam thanh niên đi cùng cô gái đã lấy hung khí tấn công khiến nạn nhân gục xuống tử vong tại chỗ.

Trước đó, vào sáng 5/2/2024, Nguyễn Cửu Quốc đi xe máy đến đoạn trước nhà số 115 đường Xuân 68, phường Đông Ba, TP Huế thì va chạm với Nguyễn Văn Bình (SN 1996, trú đường Trần Phú, phường Phước Vĩnh, TP Huế). 2 bên xảy ra cự cãi và Bình bỏ đi. Sau đó, Quốc lái xe đuổi theo và 2 bên xảy ra xô xát, và Quốc lấy con dao từ trong người đâm Bình bị thương nặng và tử vong trên đường đi cấp cứu.

Công an làm việc với ông Phong - Ảnh Congan.com.vn

Công an làm việc với ông Phong - Ảnh Congan.com.vn

Vào khoảng 12 giờ 45 phút ngày 11/8/2024, Trần Tấn Phong (46 tuổi) điều khiển xe ô tô biển số 61A-901.78 trên đường Nguyễn Chí Thanh rẽ trái vào đường Lê Chí Dân (phường Hiệp An, TP.Thủ Dầu Một) thì suýt va chạm với ô tô chạy ngược chiều.

Cho rằng thanh niên kia cản trở mình, Phong đã tăng ga đuổi theo và chặn đầu xe của đối phương. Sau đó, Phong nhặt một khúc xương bò dài khoảng 30cm trên vỉa hè, xông tới và đập vỡ cửa kính xe ô tô, tiếp tục nắm tóc và cầm khúc xương bò đe dọa đánh người thanh niên. Dù Anh S. đã quỳ và chắp tay xin lỗi, nhưng Phong vẫn hung hăng chửi mắng. Sau khi videoclip vụ việc được đăng tải trên mạng xã hội, công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố và bắt tạm giam đối với Trần Tấn Phong về hành vi “gây rối trật tự công cộng”.

Chiều tối ngày 15/9/2024, Ngô Đức Giang (43 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) điều khiển xe ô tô 7 chỗ từ đường Phạm Văn Đồng rẽ vào Kha Vạn Cân ( phường Hiệp Bình Chánh, Tp.Thủ Đức) thì xảy ra va chạm với 1 ô tô khác chạy ngược chiều. Sau đó, Giang hùng hổ xuống xe, thách thức và dùng mỏ lết đập cửa kính và dùng tay đấm vào mặt vào đầu của tài xế kia dù trong xe có tiếng van xin của phụ nữ và trẻ em. Vụ việc được người đi đường quay lại và đăng tải lên mạng xã hội. Sau đó, công an Thành phố Thủ Đức đã mời đối tượng Giang đến để làm rõ và xử lý về hành vi “Huỷ hoại tài sản” và “gây rối trật tự công cộng”.

8h10 ngày 2/10.2024, 1 tài xế điều khiển taxi BKS 99A-188.29 vượt ô tô Lexus màu trắng BKS 30K-599.58 do Trần Khắc Kiên điều khiển cùng chiều trên đường Lý Thường Kiệt (Tp.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Đi được 1 đoạn ngắn, Kiên lái xe Lexus đuổi theo và chặn đầu xe taxi lại rồi xuống xe chửi mắng. Sau đó, Trần Khắc Duyệt (cháu ruột của Kiên) ở gần đó đi ra cùng với Kiên tiếp tục chửi bới, túm cổ áo, đánh tài xế taxi bị thương tích, phải nhập viện điều trị.

Nhóm người của Kiên, Duyệt cũng đập gãy gương chiếu hậu xe taxi. Vụ việc được camera hành trình của xe taxi ghi lại, sau đó người nhà tài xế taxi đến công an trình báo. Ít ngày sau, công an thành phố Từ Sơn đã hoàn thiện hồ sơ khởi tố đối với Trần Khắc Kiên và Trần Khắc Duyệt về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.

Tài xê điều khiển ô tô vào đường ngược chiều, sau đó hành hung nam sinh. Ảnh: Cắt từ clip.

Tài xê điều khiển ô tô vào đường ngược chiều, sau đó hành hung nam sinh. Ảnh: Cắt từ clip.

Chiều tối ngày 14/10/2024, 1 nam thanh niên 27 tuổi điều khiển xe ô tô trên đường Bùi Thị Xuân (phường Quang Trung, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) thì va chạm với xe máy điện do 1 nam sinh điều khiển ngược chiều. Sau va chạm, tài xế ô tô đã xuống xe và có hành vi hành hung nam sinh.Trong lúc đuổi đánh nam sinh, chiếc ô tô vẫn ti di chuyển và kéo lê xe máy điện lên vỉa hè. Mặc dù người dân đã can ngăn, tài xế vẫn lớn tiếng chửi mắng nam sinh trước khi bỏ đi. Clip ghi lại vụ việc sau đó được đăng tải lên mạng xã hội. Công an Tp.Uông Bí đang hoàn thiện hồ sơ, xử lý vụ việc.

Vào khoảng 17h ngày 18/10/2024, gần giao lộ Nguyễn Ảnh Thủ - Bùi Văn Ngữ (giáp ranh phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 và xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM) xảy ra va chạm giữa 2 xe gắn máy chở theo 4 học sinh. Điều đáng nói là sau khi xảy ra va chạm, 2 học sinh gây ra va chạm đã dùng mũ bảo hiểm, tay chân tấn công tới tấp vào 2 học sinh còn lại. Bước đầu, lực lượng chức năng xác định học sinh bị đánh thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận 12 còn học sinhngười tấn công người khác đang theo học tại Trường trung cấp Kinh tế Kỹ thuật quận 12. Hiện công an huyện Hóc Môn đang phối hợp làm rõ vụ việc.

Cần làm gì để tránh bị kéo vào những vụ ẩu đả 

PV:  Xin chào Tiến sĩ Tô Nhi A! Vì sao nhiều người sẵn sàng lao vào ẩu đả,  hành hung người khác sau khi xảy ra va chạm giao thông?

TS Tô Nhi A: thực tế thì có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc con người phản ứng bằng bạo lực sau khi xảy ra va chạm giao thông và những cái lý do này chủ yếu liên quan đến các yếu tố tâm lý xã hội. Đầu tiên thì phải kể đến đó là sự tức giận và cảm giác bị đe dọa.

Thực tế khi một vụ va chạm diễn ra thì con người dễ bùng phát cái sự tức giận, người ta cảm thấy là mất kiểm soát và cái phản ứng tức giận là một cái cơ chế bảo vệ tự nhiên khi mà có cảm giác tổn thương hoặc là bị đe dọa về thể chất, tài sản hay là danh dự và cái phản ứng đầu tiên của nhiều người là cố gắng bảo vệ bản thân của mình.

Chính điều này dẫn đến việc dễ rơi vào hành vi hung hãn hơn, sẵn sàng lao vào ẩu đả như một cách để chứng tỏ quyền lực hoặc là xoa dịu cái cảm giác mất kiểm soát của mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Điều thứ hai nữa, đối với nhiều người thì tài sản cá nhân, đặc biệt là phương tiện giao thông được coi là biểu tượng cũng như là sự thành đạt. Chính vì lý do này mà khi đụng chạm hay bị trầy xước, tổn thương thì người ta cảm thấy là đang bị tấn công và chính điều này làm cho họ dễ dàng bật cơ chế phòng vệ và sự xung đột có thể nhanh chóng leo thang thêm.

Một điều nữa, đó là khi một vụ va chạm giao thông xảy ra thì sẽ có cái nhìn của rất đông người và tâm lý đám đông dễ khiến cho người ta mất kiểm soát và việc người ta bị thúc đẩy từ bên trong để hành động bảo vệ danh dự của mình trước sự chứng kiến của nhiều người, nó lại khiến cho một số người mất khả năng quản lý về cảm xúc. Đám đông chứng kiến như vậy thì đôi khi người ta cũng nghĩ rằng là đây là việc hiển nhiên, khi đó tứ ý thức về việc thượng tôn pháp luật lại trở nên mờ nhạt hơn và không phải là một cái suy nghĩ mang tính ưu tiên trong cái bối cảnh này.

PV: Phải chăng những mức xử phạt hay hình thức xử lý chưa đủ răn đe khiến hành vi ẩu đả,  hành hung người khác sau va chạm giao thông xảy ra nhiều hơn?

TS Tô Nhi A: Đầu tiên là góc độ bị đức trị thì vấn đề về dư luận xã hội, sự lên án của cộng đồng và cái ý thức của cộng đồng đối với việc sử dụng hành vi bạo lực khi va chạm giao thông nó đủ để cảnh tỉnh người khác rằng đây không phải là một hành vi đẹp, tức là cái sự không thờ ơ của cộng đồng.

Và cái thứ hai đó là tính chế tài (pháp trị) có nghĩa là mức xử phạt hay sự xuất hiện kịp thời của các cơ quan chức năng để xử lý vụ ẩu đả, vụ va chạm giao thông đó có làm cho người ta tin tưởng rằng là mình được bảo vệ hay không.

Ở đây chúng ta vẫn hy vọng về một mức xử phạt thật sự thích đáng để chúng ta có cơ sở để mọi người hiểu rằng là việc phải đối diện với những cái án phạt nó không hề đơn giản, nó không hề nhẹ nhàng. Và cái tiếp theo đó là cái quá trình tu dưỡng mỗi ngày của chúng ta, nó phải là một cái quá trình thường kì để chúng ta thực sự bình tĩnh và chủ động để giải quyết vấn đề một cách hợp lý hơn, văn minh hơn.   

PV: Người liên quan cần làm gì để đảm bảo an toàn cho mình cũng như tránh bị kéo vào những vụ ẩu đả như trên?

TS Tô Nhi A: Có vẻ như là phòng bệnh vẫn tốt hơn là trị bệnh. Trước hết thì tất cả chúng ta đều phải rất là lưu ý về quy định khi tham gia giao thông như đi đúng làn đường, đúng tốc độ. Trong trường hợp này không có nghĩa là bạn sẽ không có xảy ra va chạm giao thông đâu, nhưng mà chí ít là chắc chắn là nó sẽ giảm thiểu cái tần suất mà bạn gặp phải những tình huống va chạm.

Nếu lỡ có gặp những tình huống va chạm thì cần luôn tin tưởng một điều rằng là mình không có sai và khi bạn không sai thì bạn sẽ được bảo vệ. Có nghĩa là chúng ta phải có những cái điểm neo như vậy rất là rõ ràng ngay từ đầu thì mình mới có được cái chỉ số cao về cái sự bình tĩnh.

Một vụ va quẹt xe trên đường lên cầu Hoàng Hoa Thám, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Sau khi được người dân giúp đỡ, hai bên đã hòa giải với nhau - Ảnh Tuổi trẻ

Một vụ va quẹt xe trên đường lên cầu Hoàng Hoa Thám, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Sau khi được người dân giúp đỡ, hai bên đã hòa giải với nhau - Ảnh Tuổi trẻ

Chúng ta thường mất bình tĩnh là vì chúng ta ráo riết tự bảo vệ bản thân mình và khi mà mình đã sai ngay từ khởi điểm rồi thì sẽ hay rơi vào chiến thuật đó là cả vú lấp miệng em. Đó là lý do mà người ta hay gồng lên hay tỏ ra hung dữ hơn như một cái cách cầu viện cuối cùng để người khác có thể sợ mà người ta bỏ qua cho mình và riết rồi thành quen và nó lại gieo cho người ta một cái niềm tin rằng là bạo lực có thể giải quyết được vấn đề. Như vậy thì đầu tiên bạn phải đúng cả.

Trước hết là bạn được an toàn nhiều hơn và hai là trong trường hợp mà bạn rơi vào tình huống không an toàn thì bạn hiểu rằng mình là người được bảo vệ chứ mình không có lý do gì mà mình phải đi tìm kiếm một cái sự tự vệ không đúng đắn như vậy cả. Đó là cái câu chuyện về phòng bệnh.

Khi sự việc nó đã diễn ra thì sao? Nếu như mỗi ngày trôi qua bạn đều rất ý thức về câu chuyện quản lý cảm xúc thì đây là lúc mà bạn phải hít thở đều. Có thể là đối phương rất là quá khích, nhưng mà bạn đừng quên là đây là sự việc diễn ra ở ngoài đường, có nhiều người chứng kiến, đám đông có thể không can thiệp liền đâu, nhưng mà khi mà bạn là một cái người bình tĩnh và phía bên kia quá khích thì rõ ràng là việc mà bạn trở thành con mồi nó cũng sẽ thấp hơn.

Bởi vì cộng đồng có thể người ta không ngay lập tức bảo vệ bạn, nhưng mà cái tính thiện trong mỗi con người sẽ khiến cộng đồng đứng về phía bạn nhiều hơn, nhanh hơn.

Điều thứ ba đó là đừng quên rằng là chúng ta là một xã hội có pháp luật. Bạn có thể có những cái niềm tin nó hơi thấp về sự có mặt kịp thời của các cơ quan chức năng, nhưng chúng ta có pháp luật và chúng ta có đầy đủ những điều khoản để xử phạt rất nhiều hành vi, từ hành vi tham gia giao thông cho đến hành vi bạo lực, hành vi tấn công người khác. Như vậy thì hãy tìm đến cơ quan chức năng, có thể chậm nhưng chắc chắn có và đó là những cái cách mà bạn cần phải làm để bạn tự bảo vệ bản thân mình.

Và một cái nguyên tắc cuối cùng nữa, đó là phải biết phòng vệ có nghĩa là bạn bạn phải học cách để tránh đòn. Có thể là lùi vào nhà dân, đứng về phía đám đông để mình được có một cái lá chắn. Điều này không có nghĩa là cộng đồng sẽ phụ bạn tấn công ngược người còn lại; nhưng trước một đám đông như vậy thì bên kia có quá khích đến đâu mà bạn cũng không có phản công thì người ta cũng sẽ có những cái cơ hội nhất định để người ta phản tỉnh kịp thời và người ta sẽ dằn cơn nóng giận xuống

PV: Xin cám ơn bà về cuộc trò chuyện này! 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

TP.HCM chính thức vận hành thương mại Metro số 1

Sáng 22/12, UBND TPHCM tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Sau đó, từ 10h, 14 nhà ga của tuyến metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đồng loạt mở cửa và sẵn sàng đón khách.

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đi xe đò 18 tiếng để trải nghiệm Metro số 1

Đó là sự háo hức, mong mỏi, là niềm tự hào, hãnh diện khi đã thực sự “chạm” vào giấc mơ metro. Từ dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử này, người dân TP.HCM gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào những bước chuyển mình của giao thông đô thị hiện đại.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Giáo dục tài chính cá nhân: Chìa khóa giúp người trẻ làm chủ tương lai

Với thế hệ trẻ, khi đứng trước nhiều “cám dỗ” chi tiêu và những quyết định tài chính lớn, thì việc trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là điều cần thiết để đảm bảo một tương lai ổn định và vững vàng.

Đừng để 'chảy máu lao động' dịp cuối năm

Đừng để "chảy máu lao động" dịp cuối năm

Để giữ chân lao động, các đơn vị sử dụng lao động cần đưa ra mức tiền lương, chế độ làm việc hấp dẫn. Đồng thời có chuỗi chăm lo cho người làm, đảm bảo công việc ổn định, lâu dài chứ không phải ở chỗ thu nhập, tiền thưởng là có thể thu hút nhân sự, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Phố Cầu Mới, ngã tư Sở: Đường hay chợ?

Sáng nào, phố Cầu Mới, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm ngay sát chợ Ngã Tư Sở cũng tấp nập hoạt động kinh doanh buôn bán, nhiều mặt hàng hoa quả, rau củ, thịt cá được bày bán tràn lan trên vỉa hè, dưới lòng đường.