Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Xuất khẩu sầu riêng: Cửa đã mở nhưng vẫn phải tính xa

Mộng Toàn: Thứ năm 22/09/2022, 14:29 (GMT+7)

20 container sầu riêng chính ngạch đầu tiên vừa được xuất khẩu thành công vào Trung Quốc là dấu mốc quan trọng khi Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai trong ASEAN, sau Thái Lan, xuất khẩu chính ngạch sản phẩm sầu riêng tươi sang quốc gia tỷ dân này.

Cánh cửa xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc đã mở, nhưng cánh cửa này mở rộng hay hẹp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình triển khai trong thời gian tới của bà con nông dân và doanh nghiệp nước ta. Để làm được điều này, cần nhiều giải pháp đồng bộ.

Nước ta phải mất hơn 4 năm đàm phán để có thể đưa trái sầu riêng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Tuy nhiên, để giữ được thị trường tỷ dân này, cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa và cần tiếp tục tuân thủ đầy đủ các quy định tại nghị định thư đã ký kết.

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, cả nước mới có gần 3.000ha, 68.000 tấn sầu riêng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số vùng trồng. Trong khi đó, tổng diện tích sầu riêng cả nước lên đến 90.000ha với sản lượng hằng năm khoảng 1,3 triệu tấn quả.

Trung Quốc là một trong số ít thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, với kim ngạch nhập khẩu hàng năm 4 tỷ USD, trong đó 90% nhập khẩu chính ngạch từ Thái Lan. Trước khi ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc (11/7), Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sầu riêng sang thị trường này nhưng số lượng không nhiều.

Phải mất rất nhiều thời gian đàm phán, sầu riêng tươi của Việt Nam mới vào được thị trường Trung Quốc (ảnh: laodong.vn)

Phải mất rất nhiều thời gian đàm phán, sầu riêng tươi của Việt Nam mới vào được thị trường Trung Quốc (ảnh: laodong.vn)

Nghị định thư cho phép sầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc mới chỉ là cơ sở pháp lý ban đầu. Công việc quan trọng là các bước triển khai của doanh nghiệp, cơ quan quản lý Việt Nam và Trung Quốc.

Tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 11 loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, trong đó sầu riêng là mặt hàng có nhiều tiềm năng. Bởi Trung Quốc có một số ít địa phương trồng sầu riêng, tuy nhiên sản lượng không nhiều. Trong khi đó, sản lượng sầu riêng tiêu thụ tại Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.

Để xuất khẩu chính ngạch, mỗi trái sầu riêng phải được dán tem truy xuất nguồn gốc, không thể sử dụng chất bảo quản nên phải bảo quản và vận chuyển trong phòng, container lạnh. Ý thức của doanh nghiệp, của cơ quan chuyên môn tại địa phương và chủ sở hữu mã số vùng trồng, cơ sở vùng trồng phải cao hơn nữa, để duy trì được mã số đó không chỉ một mùa vụ mà còn nhiều mùa vụ tiếp theo.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, cho rằng doanh nghiệp phải chú trọng chữ tín mới giữ được "chén cơm" bền vững. Qua quá trình xuất khẩu, bà Vy thấy rằng Trung Quốc đang là thị trường khó tính nhất, đặc biệt là việc kiểm soát dịch COVID-19. Theo bà Vy, cơ hội chỉ mở ra khi doanh nghiệp làm đúng.

Bà Ngô Tường Vy, chia sẻ: Các tỉnh triển khai cho người nông dân họ hiểu được vấn đề này chưa hay họ vẫn nghĩ thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường dễ tính. Đó là câu chuyện mà chúng ta phải nói là tất cả chúng ta đều phải thay đổi tư duy, một thị trường lớn chúng ta phải nghiêm túc xây dựng chiến lược cho nó.

Để xuất khẩu sầu riêng lâu dài, bền vững, tránh rủi ro, bắt buộc sầu riêng phải trồng theo tiêu chuẩn Global Gap nghiêm ngặt, tuân thủ đúng quy định của thị trường xuất khẩu, tuân thủ các điều kiện kiểm dịch…

Ông Võ Tấn Lợi, Giám đốc Công ty TNHH-XNK Phương Ngọc Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết: Dân phải theo thôi, mới xuất được nhiều, cũng về vấn đề sử dụng phân, thuốc Trung Quốc thì tôi thấy chỉ cần làm đúng quy trình thôi, tại vì Trung Quốc cũng chuộng sầu riêng của Việt Nam lắm, nếu mình làm đúng quy trình của Trung Quốc thì sẽ xuất thoáng hơn, được số lượng nhiều hơn và giá cả ổn định cho người dân. Điều này tốt thôi…

Theo ngành chuyên môn, không phải cứ ký Nghị định thư là chúng ta được xuất khẩu ngay được vào thị trường này, mà sầu riêng phải thực hiện 6 đối tượng kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của Trung Quốc. Cần tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: giới hạn dư lượng tối đa đối với thuốc trừ sâu, phụ gia thực phẩm… ngày càng khắt khe của Trung Quốc.

Các doanh nghiệp cần có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách am hiểu về thị trường. Đặc biệt Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách zero Covid, nên doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác phòng chống dịch xuyên suốt từ quy trình sản xuất đến xuất khẩu hàng hoá, nhất là các sản phẩm nông sản thực phẩm, sản phẩm tươi và bảo quản đông lạnh.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết giữ được thị trường xuất khẩu (ảnh: laodong.vn)

Đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết giữ được thị trường xuất khẩu (ảnh: laodong.vn)

Phát biểu tại hội nghị triển khai xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc cách đây vài hôm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng "cánh cửa" xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc đã mở. Độ mở rộng hay hẹp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình triển khai trong thời gian tới.

Theo ông Lê Minh Hoan, cơ hội chỉ thật sự mở ra khi chúng ta tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác. Phải làm thật tốt việc tổ chức lại sản xuất gắn với chuẩn hóa quy trình sản xuất; phải xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc để bảo đảm quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc. "Một lần bất tín, vạn lần bất tin", do đó cần chuẩn hóa giống, quy trình, thị trường, kiến thức, tri thức nông dân.

Cần xây dựng nền nông nghiệp minh bạch, bắt đầu từ câu chuyện của trái sầu riêng: Muốn đi cùng nhau, trước hết phải ngồi cùng nhau, trong một hệ sinh thái ngành hàng từ từ cấp độ địa phương đến tiêu dùng trong hệ sinh thái đó mọi người từ nông dân, doanh nghiệp cho đến cơ quan chuyên ngành cùng chia sẻ cho nhau thông tin thị trường, các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn của thị trường, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm hay, bài học quý trong sản xuất và kinh doanh.

Chúng ta cần nhắc nhau rằng, kinh doanh không chỉ là chuyện bán, chuyện mua sản phẩm mà còn sự tôn trọng, uy tính, niềm tin dành cho nhau giữa người bán và người mua, giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

Ngoài ra, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, hình ảnh trái sầu riêng không quan trọng bằng hình ảnh hệ sinh thái tạo ra trái sầu riêng đó. Đó chính là xây dựng thương hiệu. Mọi người hãy suy nghĩ mình là một phần của hệ sinh thái sản xuất sầu riêng chứ không phải làm theo tư duy thương vụ, theo từng chuyến hàng. Điều quan trọng là phải biết dựa vào nhau, nương tựa nhau thay vì cạnh tranh nhau.

 

Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

17h - 18h thường là khoảng thời gian chật kín phương tiện tại các trạm sạc xe điện sau một ngày cạn pin di chuyển. Ít điểm, các trạm sạc lại rải rác khiến nhiều tài xế sốt ruột chờ đợi hoặc phải chia nhau giờ sạc.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.