Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Chuyện hôm nay

Xử lý vi phạm giao thông, cần tính đến sự cân bằng

Phạm Trung Tuyến: Thứ sáu 23/05/2025, 08:32 (GMT+7)

Ai trong chúng ta cũng từng chứng kiến hoặc nghe kể về những tình huống bi hài khi cảnh sát giao thông dừng phương tiện để xử phạt, nhất là khi chế tài ngày càng nghiêm khắc.

Không thể phủ nhận, chế tài ngày càng nghiêm khắc đang vừa mang lại hiệu quả, vừa để lại những câu chuyện khiến chúng ta phải suy ngẫm sâu sắc.

Mấy hôm trước, có một hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội về một nam sinh viên, chỉ vì vượt đèn đỏ, đã quỳ lạy xin tha ngay giữa ngã tư đông người. Phía dưới hình ảnh này, phần lớn các ý kiến bình luận bày tỏ sự ngán ngẩm về lòng tự trọng của người trẻ, nặng nề hơn, có người phán xét thanh niên đó “hèn mạt”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những ý kiến cho rằng mức phạt cao so với khả năng tài chính có thể khiến nhiều người yếu thế bối rối, mất khả năng kiểm soát hành vi. Cá nhân tôi đồng tình với quan điểm này.

Bởi, vi phạm luật giao thông, có thể do cố ý, cũng có thể do vô ý, hoặc thậm chí do một tình huống bất khả kháng. Và, khi đối diện với sự trừng phạt, mỗi người có những lựa chọn khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như tính cách, nhận thức, và khả năng tài chính.

Một cú quỳ giữa phố – khi chiếc biên bản trở thành áp lực vượt quá sức chịu đựng (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Một cú quỳ giữa phố – khi chiếc biên bản trở thành áp lực vượt quá sức chịu đựng (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Tôi đã từng chứng kiến những cậu sinh viên phải nhập viện sau tai nạn khi cố gắng chạy thoát cảnh sát giao thông khi bị thổi phạt. Bởi họ lo sợ bị giữ xe, bị xử phạt, và đối diện với sự trách mắng của phụ huynh.

Tôi cũng còn nhớ câu chuyện đau lòng vài năm trước, về hai thiếu nữ ở Gia Lai mượn xe đi tìm việc làm, nhưng vì bị phạt và giữ xe, họ rơi vào tuyệt vọng đến mức tự kết thúc cuộc đời. Những câu chuyện đau long này, nhắc nhở chúng ta rằng, một tờ biên bản phạt có thể không chỉ là tiền, mà còn là áp lực tâm lý, tài chính, thậm chí là những bi kịch không thể cứu vãn.

Trong vài tháng qua, cảnh sát giao thông Hà Nội đã xử lý hàng ngàn trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông. Khía cạnh tích cực là điều đó tác động mạnh tới thói quen đi xe của đa số. Nhưng, mặt khác, chúng ta cũng thấy cảnh nhiều thanh niên hoảng loạn, khóc lóc, thậm chí cãi vã khi bị lập biên bản.

Những phản ứng này không chỉ gây khó khăn cho lực lượng chức năng mà còn làm gia tăng căng thẳng trong xã hội, khiến nhiều người cảm thấy luật lệ như một gánh nặng thay vì công cụ bảo vệ.

Vậy, làm sao để chế tài giao thông vừa nghiêm minh, vừa không đẩy người vi phạm vào ngõ cụt? Tôi tin rằng, chúng ta cần những giải pháp cân bằng, và có thể học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế để làm tốt hơn.

Thứ nhất, giáo dục giao thông cần bắt đầu từ sớm. Ở Nhật Bản, học sinh được học luật giao thông ngay từ tiểu học, với các buổi mô phỏng thực tế, dạy cách ứng xử khi bị cảnh sát kiểm tra.

Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cách tiếp cận này giúp Nhật Bản giảm đáng kể vi phạm giao thông ở giới trẻ, vì họ tự tin và hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Việt Nam có thể áp dụng mô hình này, đưa giáo dục giao thông vào trường học, không chỉ dạy luật mà còn hướng dẫn cách giữ bình tĩnh khi bị xử phạt.

Luật pháp cần nghiêm, nhưng cũng cần lối ra – để sai lầm không trở thành vết thương không lành (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Luật pháp cần nghiêm, nhưng cũng cần lối ra – để sai lầm không trở thành vết thương không lành (Ảnh minh họa: ChatGPT)

Thứ hai, xử phạt cần linh hoạt hơn. Ở Đức, cảnh sát giao thông có quyền cảnh cáo bằng lời thay vì phạt tiền cho các lỗi nhẹ, như chạy quá tốc độ dưới 10 km/h, nếu người vi phạm hợp tác, theo nghiên cứu của Viện Giao thông Vận tải Đức.

Cách này giúp người dân cảm thấy được tôn trọng, dễ sửa sai hơn. Ở Việt Nam, với những lỗi nhỏ hoặc người vi phạm lần đầu, như sinh viên quên đội mũ bảo hiểm, có thể thay bằng nhắc nhở hoặc khóa học ngắn về an toàn giao thông, thay vì phạt nặng ngay lập tức.

Thứ ba, như nhiều nước áp dụng, có thể cho phép người vi phạm trả nợ phạt bằng lao động cộng đồng hoặc tham gia khóa học cải thiện hành vi. Việt Nam có thể thử áp dụng lao động công ích thay tiền phạt cho sinh viên, người thu nhập thấp.

Cuối cùng, tôi muốn khẳng định chế tài nghiêm khắc là cần thiết để đường phố an toàn hơn, nhưng không nên để luật lệ trở thành gánh nặng quá mức, đẩy những người yếu thế vào tuyệt vọng. Những câu chuyện như nam sinh quỳ lạy hay bi kịch của hai cô gái trẻ nhắc nhở chúng ta rằng, một xã hội giao thông văn minh cần cả luật lệ lẫn sự thấu hiểu.

Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể xây dựng một môi trường giao thông an toàn, nơi không ai phải trả giá bằng những tổn thương không đáng có./.

Phạm Trung Tuyến/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bí ẩn lớn nhất vụ thâu tóm đất ở Thanh Trì: Sự “biến mất” kỳ lạ của 234 bộ hồ sơ gốc

Bí ẩn lớn nhất vụ thâu tóm đất ở Thanh Trì: Sự “biến mất” kỳ lạ của 234 bộ hồ sơ gốc

Nối tiếp đề tài “Màn thâu tóm kinh điển 5ha đất nông nghiệp ở Thanh Trì”, nhiều thính giả trên nền tảng số VOV Giao thông cho rằng: Muốn làm rõ sự việc, chỉ cần đối chiếu hồ sơ gốc để xác minh chữ ký, phát hiện điểm bất thường trong trình tự, thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp.

Giá xăng giảm

Giá xăng giảm

Trong kỳ điều chỉnh ngày 22/5, giá xăng quay đầu giảm.

Phạt nguội, ngàn lẻ một tình huống oái oăm

Phạt nguội, ngàn lẻ một tình huống oái oăm

Hàng loạt phương tiện bị từ chối đăng kiểm vì lỗi phạt nguội từ nhiều năm trước, từ khi xe còn thuộc chủ cũ, hoặc đột nhiên báo lỗi cũ dù đã qua nhiều lần đăng kiểm thành công…

Ban VOV Giao thông Quốc gia ký hợp tác truyền thông với Binh chủng Đặc công

Ban VOV Giao thông Quốc gia ký hợp tác truyền thông với Binh chủng Đặc công

Ngày 21/5/2025, Ban VOV Giao thông Quốc gia (Đài Tiếng nói Việt Nam) và Binh chủng Đặc công đã ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông.

Lơ ngơ trên cao tốc

Lơ ngơ trên cao tốc

Kể từ tháng 5, có thêm 1.206 km cao tốc từ Lạng Sơn tới Cần Thơ thông xe, rút ngắn thời gian di chuyển qua nhiều tỉnh, thành. Tuy vậy, còn không ít tài xế lơ ngơ khi di chuyển trên cao tốc, do chưa quen đường hoặc do ý thức chủ quan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ va chạm và ùn tắc giao thông.

Sức chứa của điểm đến du lịch, có thể dự báo được không?

Sức chứa của điểm đến du lịch, có thể dự báo được không?

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 vừa qua, nhiều điểm du lịch đông nghẹt du khách khiến nhiều tuyến đường ùn tắc kéo dài, nhiều nơi cháy phòng, quá tải các dịch vụ. Vậy, sức chứa của các điểm đến liệu có thể tính toán từ trước? Lời giải nào cho tình trạng quá tải tại các điểm du lịch?

Bộ Xây dựng đốc thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Xây dựng đốc thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đến hết tháng 4/2025, Bộ Xây dựng mới giải ngân được 15,88% vốn đầu tư công, thấp hơn cùng kỳ năm 2024. Thậm chí, có những dự án còn chưa thực hiện giải ngân.