Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng

Hải Hà: Thứ hai 13/11/2023, 15:18 (GMT+7)

Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp được xây dựng trên cơ sở tổng kết và hướng tới đồng bộ các quy định pháp luật, sau 20 năm triển khai đòi hỏi phải có một văn bản quy phạm tầm Luật để điều chỉnh trực tiếp về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp gồm 7 chương và 73 điều.

Mục đích xây dựng Dự thảo Luật nhằm tăng cường gắn kết và phát huy vai trò chức năng, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp trong đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Dự thảo Luật hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trước mắt và lâu dài. Trong đó, tập trung nguồn vốn cho đầu tư; nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ công nghệ cao, công nghệ lưỡng dụng và huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang nhân dân có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ tham gia đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp.

Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Cùng với đó, tuân thủ mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu chiến lược trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Nội dung cơ bản của dự thảo Luật tập trung vào 5 chính sách nổi bật đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua, gồm:

- Chính sách Phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, bảo đảm sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh.

- Hoàn thiện, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh.

- Thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh.

- Huy động nguồn lực cho phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và bảo đảm hiệu quả hoạt động động viên công nghiệp.

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp dự kiến trình Quốc hội tiếp tục xem xét vào năm 2024.

Dự Luật tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh tham gia vào sản xuất sản phẩm dân sinh. Nguồn: quandoinhandan.vn

Dự Luật tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh tham gia vào sản xuất sản phẩm dân sinh. Nguồn: quandoinhandan.vn

VỪA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG, VỪA PHỤC VỤ DÂN SINH

Vì sao cần thiết phải xây dựng Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trong thời điểm hiện nay? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội về nội dung này:

PV: Thưa ông xin ông cho biết về sự cần thiết ban hành dự thảo Luật công nghiệp quốc phòng an ninh và động viên công nghiệp?

Thiếu tướng Trần Đức Thuận: Luật công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp ban hành nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp quốc phòng an ninh và động viên công nghiệp. Như vậy là thể chế hóa các quy định của pháp luật về quốc phòng và quân sự bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đặc biệt là khắc phục những hạn chế vướng mắc bất cập trong quá trình thực hiện Pháp lệnh về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp, cũng như Nghị định Chính phủ về công nghiệp an ninh.

Luật xây dựng nhằm thống nhất của hệ thống pháp luật và đảm bảo thực thi trong thời gian tới, góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

PV: Xin ông cho biết những điểm mới nổi bật của dự thảo Luật công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp?

Thiếu tướng Trần Đức Thuận: Chủ trương của Đảng ta về vấn đề xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh, vận động viên công nghiệp theo hướng tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường lưỡng dụng, hiện đại và đảm bảo các thành phần của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp vào công nghiệp quốc phòng, an ninh động viên công nghiệp.

Với chủ trương trên, việc xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh là một bộ phận của công nghiệp quốc gia theo hướng là tự chủ, lưỡng dụng hiện đại, đảm bảo các thành phần kinh tế tham gia vào trong quá trình phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh cũng như động viên công nghiệp.

Luật có phạm vi điều chỉnh rất rõ, có một lĩnh vực liên quan đến công nghiệp quốc phòng an ninh và động viên công nghiệp. Luật tập trung có 5 chính sách.

Trong đó, chính sách đảm bảo lưỡng dụng, hiện đại và đảm bảo các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình thực hiện phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh, vận động viên công nghiệp; về đảm bảo vấn đề phát triển khoa học công nghệ; về vấn đề quy hoạch, về vấn đề nguồn nhân lực thực hiện các chủ trương về động viên công nghiệp của Việt Nam.

Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội. Nguồn: quochoi.vn

Thiếu tướng Trần Đức Thuận, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội. Nguồn: quochoi.vn

PV: Thưa ông, một trong những chính sách quan trọng của dự thảo là đề xuất phát triển công nghiệp quốc phòng công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng. Ông nghĩ sao về các quy định được đề cập trong dự thảo và nó có phù hợp với tình hình thực tế hiện nay?

Thiếu tướng Trần Đức Thuận: Chủ trương phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh là một chủ trương rất đúng trong điều kiện phát triển kinh tế của đất nước ta hiện nay. Công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng phải được hiểu trên 2 góc độ sau đây.

Thứ nhất là các cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh hiện nay, ngoài việc sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho quốc phòng, an ninh thì có thể sản xuất các sản phẩm phục vụ cho dân sinh trong điều kiện nguồn lực có.

Thứ hai, các sản phẩmhiện nay các cơ sở sản xuất bên ngoài lực lượng vũ trang phục vụ cho nhu cầu dân sinh thì cũng có thể sản xuất phục vụ cho quốc phòng an ninh. Đây là một chủ trương rất đúng để làm sao huy động được các nguồn lực trong xã hội phát huy được các thế mạnh của các cơ sở công nghiệp quốc phòng an ninh.

Như vậy, vừa sản xuất các sản phẩm vừa phục vụ tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, vừa phục vụ cho dân sinh, và  ngược lại, các cơ sở vừa sản xuất phục vụ nhu cầu dân sinh nhưng cũng góp phần phục vụ cho nhu cầu quốc phòng an ninh đối với những sản phẩm mà quốc phòng an ninh cần.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

PHẢI CÓ CƠ CHẾ RIÊNG

Với chủ trương phát triển công nghiệp lưỡng dụng, các cơ sở công nghiệp quốc phòng và các cơ sở công nghiệp dân sinh sẽ có thêm những cơ hội như thế  nào trong thời gian tới?

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Ngọc Nghĩa, nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội về nội dung này: 

PV: Thưa ông, hiện nay các cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh vẫn còn dư thừa năng lực sản xuất. Vậy với những quy định mới tại dự thảo Luật này tạo điều kiện như thế nào cho các cơ sở công nghiệp quốc phòng an ninh có thể tham gia sản xuất những sản phẩm dân sinh?

Ông Đặng Ngọc Nghĩa: Hiện nay các doanh nghiệp hay nói cách khác trong quân sự các nhà máy Z thuộc Bộ quốc phòng rất hùng hậu kể cả quy mô và đội ngũ hùng hậu. Công nghiệp quốc phòng của chúng ta phát triển rất sớm, hồi xưa gọi là quân giới, ra đời từ năm 1981. Hiện nay bộ máy rất đồng bộ.

Tôi có dịp đi một loạt nhà máy của không quân, người ta có thể tháo rời ra các loại máy bay chiến đấu hiện đại hiện nay, chúng tôi có đặt vấn đề, đối với các loại máy bay dân dụng, như Airbus 320, Airbus 321 hay Boeing 777, nhà máy có làm được không. Các đồng chí giám đốc và đội ngũ chuyên gia, nhân viên người ta bảo làm việc được nhưng hiện nay đang rất vướng về cơ chế.

Hoặc một số các nhà máy Z có thể làm một số trang bị của công nghiệp dân sinh nhưng hiện nay cơ chế chưa rõ, vì nó vướng vào Luật doanh nghiệp, Luật về tài chính, ngân sách và vướng vào các luật khác, rất ảnh hưởng.

Do vậy, đối với luật này, chúng ta xác định các doanh nghiệp về công nghiệp quốc phòng  vừa đảm nhiệm được nhiệm vụ chính trị là duy tu, bảo dưỡng và sản xuất các loại vũ khí phục vụ cho quân đội và công an. Nhưng vừa phải nghiên cứu để cùng phối hợp sản xuất các trang bị các công nghiệp dân sinh. Ví dụ máy bay, ô tô, các công cụ nông nghiệp công nghiệp..

Một nội dung nữa, hiện nay đang vướng về các chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp, rồi các chế độ khác theo quy định hiện hành và hạch toán. Hiện nay chưa có luật nào quy định. Do vậy, luật này phải xác định các nhà máy hoặc là các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, an ninh là doanh nghiệp đặc thù và phải có cơ chế riêng đối với các doanh nghiệp này. 

Tôi cũng đã nghiên cứu, dự thảo Luật chưa đề cập chưa rõ nội dung này và nếu mà đề cập rõ thì nó sẽ vướng vào Luật doanh nghiệp, Luật tài chính ngân sách. Do vậy cơ quan soạn thảo nghiên cứu, nếu đưa vào Luật này, cần nghiên cứu sửa đồng bộ  hệ thống pháp luật hay không.

PV: Theo ông, thời gian tới, Dự thảo Luật cần điều chỉnh, bổ sung thêm điều gì?

Ông Đặng Ngọc Nghĩa: Nếu mà luật này ra, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để tham mưu cho Chính phủ phải có lộ trình để có những cái đề án, kế hoạch và có những cơ chế, chế tào để thấy được vai trò, vị trí của của động viên công nghiệp chúng ta chuẩn bị trong thời bình và  khi có chiến tranh xảy ra, chúng ta lắp ráp vào và chúng ta đảm bảo được là vận hành kinh tế thời chiến.

Theo quan điểm của tôi một loạt các chế độ ưu đãi, đặc biệt là xác định mô hình tổ chức của công nghiệp quốc phòng hiện nay như thế nào, mô hình có thể thành lập tổ hợp công nghiệp quốc phòng hay không hay Tập đoàn công nghiệp quốc phòng. Hiện nay chúng ta có tập đoàn công nghiệp quốc phòng Viettel.

Trong Dự luật cung cần quan tâm đến nội dung quân hàm, chế độ người lao động, độ tuổi làm việc của những công nhân, sĩ quan, kỹ sư lành nghề. Giáo sư, Phó giáo sư có chức danh Đại tá thì độ tuổi nghỉ hưu có được kéo dài đến 65-70 tuổi hay không. Do vậy, Luật này cần phải đề cập những vấn đề đó.

PV: Xin cảm ơn ông!

***

Các cơ sở công nghiệp quốc phòng có hệ thống trang thiết bị máy móc đồng bộ, hùng hậu, năng suất lớn nhưng do quy định của luật hiện tại nên chưa được phê duyệt tham gia các hoạt động sản xuất sản phẩm dân sinh do thiếu các cơ chế đặc thù. Các cơ sở công nghiệp dân sinh có những tiềm năng, lợi thế về phát triển công nghệ thông tin, hóa chất, điện tử nhưng chưa thể tham gia sản xuất cho lực lượng vũ trang vì chưa có đủ hành lang pháp lý.

Những quy định mới của Dự Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp sẽ khắc phục những bất cập trên, tạo điều kiện huy động các nguồn lực để phát triển công nghiệp quốc phòng ra sao?

Bạn có ý kiến gì về các quy định mới của Dự Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp Nếu được ban hành, các quy định mới của Dự thảo Luật có tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc hiện nay của các  cơ sở công nghiệp quốc phòng an ninh ?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Nghị định qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng Podcast dành cho di động Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts.

 

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giáng sinh màu lửa

Giáng sinh màu lửa

Một Noel an lành đang đến, đường phố Hà Nội tấp nập, đông vui. Trong niềm vui ấy, người Hà Nội không quên ngày Noel lịch sử năm 1972 – ngày “Giáng sinh màu lửa”, nhắc nhở người Việt Nam niềm tự hào về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Metro số 1: Công nghệ tiên tiến và kỹ thuật quản lý thi công chuyên nghiệp đã được chuyển giao

Sáng 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành sau 17 năm với không ít khó khăn, thách thức.  Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) văn phòng Việt Nam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh VOV Giao thông bên lề sự kiện quan trọng này.

Mập mờ thu phí gửi xe không dùng tiền mặt

Mập mờ thu phí gửi xe không dùng tiền mặt

Từ giữa năm 2024, TP. Hà Nội đã thí điểm triển khai trông giữ xe không dùng tiền mặt. Mô hình này được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho người dân và minh bạch trong thu phí trông giữ phương tiện.

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Những kinh nghiệm của Dự án metro số 1 là bài học quý giá cho tương lai

Trong quá trình thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM, đã có nhiều vấn đề phát sinh như giải phóng mặt bằng, di dời các chướng ngại vật ngầm dưới lòng đất, thay đổi về thông số kỹ thuật dựa trên điều kiện thực tế tại công trường, các quy trình thủ tục về hợp đồng,...

Phố phường cuối năm

Phố phường cuối năm

Chỉ còn vài ngày nữa sẽ sang năm mới. Bước ra phố, không khi tấp nập, vội vã, nhưng cũng mang đầy hương vị của năm mới cận kề...

Hà Nội: Thêm tuyến đường, phố đủ điều kiện trông xe, tổ chức thế nào không ùn tắc?

Hà Nội: Thêm tuyến đường, phố đủ điều kiện trông xe, tổ chức thế nào không ùn tắc?

Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Xử lý kịp thời hàng chục 'điểm đen', đảm bảo ATGT hệ thống quốc lộ phía Bắc

Xử lý kịp thời hàng chục "điểm đen", đảm bảo ATGT hệ thống quốc lộ phía Bắc

Hàng chục điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT đã được xử lý khắc phục kịp thời, công tác bảo trì sửa chữa thường xuyên, xử lý cầu yếu và tăng cường chất lượng mặt đường tại các tuyến quốc lộ khu vực phía Bắc về cơ bản hoàn tất, giúp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo TTATGT, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết.