Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Vụ 5 người thương vong do cành cây rơi: Lỗi đâu phải cây xanh

Mai Ngọc: Thứ sáu 09/08/2024, 12:25 (GMT+7)

Sáng sớm nay (9/8), một nhánh cây lớn bị gãy ở công viên Tao Đàn (quận 1, TP.HCM) khiến 2 người chết, 3 người bị thương nặng đang điều trị tại Bệnh viện 115 và Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn.

Đáng chú ý, cứ trước và trong mùa mưa bão, nhiều vụ tai nạn do cây xanh gãy đổ khiến người đi đường bị thương vong, tài sản hư hỏng lại xảy ra.

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (Sở Xây dựng) đang quản lý hơn 8.000 cổ thụ, cây di sản và hơn 150.000 cây xanh ở các tuyến đường. Câu hỏi đặt ra, liệu công tác chăm sóc, kiểm soát cây xanh tại đô thị đang gặp vấn đề?

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ La Vĩnh Hải Hà, Trưởng Bộ môn Lâm nghiệp Đô thị (Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM).

PV: Ông có thể đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân dẫn đến vụ việc này. Theo ông, đó là do yếu tố thời tiết, hay lỗi trong việc chăm sóc cây?

TS.La Vĩnh Hải Hà: Một cây ngã đổ có rất nhiều nguyên nhân. Cây mọc ở môi trường đô thị chịu tác động rất khắc nghiệt chứ không phải như cây rừng.

Trong rừng có cây cổ thụ cả ngàn năm tuổi nhưng môi trường tự nhiên khác. Công tác bảo dưỡng, chăm sóc cây rất phức tạp.

Vì mọi người bằng mắt thường nhìn chỉ thấy cây vẫn đang phát triển không vấn đề gì, xanh tốt, nhưng thực tế cây có những mao mạch bên trong bị “bệnh” gì, mình không thể nào biết được nên phải có công tác kiểm tra đánh giá định kỳ thường xuyên.

Nhánh cây gãy đè vào người tập thể dục

Nhánh cây gãy đè vào người tập thể dục

PV: Tôi đã từng trải nghiệm công việc cắt tỉa cây xanh trước mùa mưa bão của các công nhân, có vẻ như, việc cắt tỉa cây xanh cũng rất thô sơ? Điều này có ảnh hưởng đến công tác chăm sóc cây xanh, đặc biệt tại một đô thị có hơn 8.000 cổ thụ, cây di sản như TP.HCM? 

TS.La Vĩnh Hải Hà: Trang thiết bị hiện nay hơi thô sơ, bởi vậy nên kiểm soát thường xuyên và cần có những đánh giá hiện trạng cây xanh. Với những cây đã quá già cỗi, đặc biệt cây trong công viên, cần có sự chăm sóc thường xuyên hơn. Điều này sẽ hạn chế rủi ro đau lòng như thế này.

Những cây nào quá già cỗi phải có công tác chăm sóc đặc biệt hoặc thay thế, chứ không thể để điều này xảy ra.

Theo tôi, những cây xanh hiện đang cao quá, 30-50 mét, mỗi lần đi kiểm tra phải có thang nâng cao, anh em leo cao vất vả để đánh giá nhánh, tán phát hiện kịp thời. Cái khó đó cần phải được giải quyết bằng những đánh giá cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho người dân và cả công nhân làm công việc này. 

Hiện trường vụ việc tại Công viên Tao Đàn

Hiện trường vụ việc tại Công viên Tao Đàn

PV: Vậy kế hoạch, giải pháp bảo tồn cây xanh đô thị dường như đang có nhiều bất cập?

TS.La Vĩnh Hải Hà: Công tác bảo tồn hoặc di dời cây xanh cần phải có sự tham gia của các nhà khoa học để đánh giá, xem hiện nay nên làm thế nào với công tác quản lý, bảo tồn cây xanh. Có những cây tạm gọi là cây di sản hay cây bảo tồn, chúng tôi chưa thấy có đánh giá khoa học nào nghiêm túc để có sự phân loại, đánh giá thấu đáo.

Tôi quay lại vấn đề như đã nói ban đầu, cây xanh trong môi trường đô thị chịu rất nhiều yếu tố tác động đến như bê tông hoá, ngập lụt, cơ sở hạ tầng, rễ cây bị bó hẹp trong không gian sinh trưởng.

Đây là thách thức trong lĩnh vực quản lý cây xanh đô thị. Cái nào mình cũng muốn hết, vừa muốn bảo tồn cây xanh có giá trị lịch sử, vừa muốn an toàn.

Nhưng trong lĩnh vực hoạt động lâm nghiệp đô thị, cần phải có cách nhìn nhận, khảo sát, đánh giá để tìm ra giải pháp cho quản lý cây xanh đô thị trong thành phố. Một số cây xanh di sản phải được di dời ra khu vực khác để bảo tồn.

PV: Xin cảm ơn ông!

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM thông tin chính thức vụ việc:

Vào khoảng 7h00 ngày 09/8/2024, tại công viên Tao Đàn, Quận 1 (TP.HCM) xảy ra sự cố sự cố gãy nhánh cây Dầu phân loại 3 (cây có kích thước lớn) rơi từ độ cao khoảng 25m; chu vi nhánh gãy khoảng 1,2m, chiều dài nhánh khoảng 10m. Qua quan sát ban đầu, nhánh gãy có khiếm khuyết bên trong không thể hiện bên ngoài, cành tươi và lá xanh bình thường.

Sau khi sự cố xảy ra, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Công ty Công viên cây xanh đã phối với Công an Quận 1 và lực lượng y tế xử lý hiện trường và đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Sự cố làm chết 02 người, 03 người khác bị thương đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (1 người) và Bệnh viện Nhân dân 115 (2 người).

Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Công ty Công viên cây xanh đã liên hệ với thân nhân các nạn nhân, đồng thời cùng gia đình chăm sóc nạn nhân trong bênh viện và sẽ lo hậu sự cho 02 nạn nhân không qua khỏi.

Kết quả kiểm nghiệm hiện trường và nguyên nhân sự cố đang được cơ quan chức năng xem xét và sẽ có thông tin sau.

 

 

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Sáng nay, theo ghi nhận của nhóm PV VOV Giao thông, nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng ngập sâu, ảnh hưởng đến giao thông, nhiều nơi lực lượng chức năng phải đặt barie cấm phương tiện ra/vào, thậm chí có khu vực bị rạn nứt, tiềm ẩn nguy hiểm...

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa có thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND Phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu (Quận Hà Đông, Hà Nội).

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Trong bối cảnh nhiều cầu ngang sông đã cấm hoặc hạn chế đi lại, nhiều khu vực vẫn đang ngập nặng, giao thông bị chia cắt, việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn; học sinh một số nơi đang phải tạm nghỉ, người lớn đi làm trong nước lũ và ùn tắc cũng rất khó khăn.

Cầu Vĩnh Tuy ùn tắc, vẫn còn nhiều điểm ngập sâu

Cầu Vĩnh Tuy ùn tắc, vẫn còn nhiều điểm ngập sâu

Chiều 11/9, mật độ phương tiện đổ dồn về cầu Vĩnh Tuy để sang Long Biên khá đông dẫn đến xảy ra ùn tắc, các phương tiện nối đuôi nhau di chuyển chậm, còn chiều ngược lại từ Long Biên sang Q. Hai Bà Trưng lại khá thông thoáng.

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Bà Phạm Kim Thành - Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàng Mai cho biết, ngay trong đêm 10/9 khi nhận được thông tin về mực nước sông Hồng sẽ đạt báo động 3, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản khỏi vùng bị ảnh hưởng ngập nước.

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM hiện có 17 sản phẩm du lịch đường thủy, với 7 tuyến thường kỳ và 10 tuyến mới. Nỗ lực xây dựng du lịch đường thủy đã góp phần không nhỏ vào doanh thu hơn 108 nghìn tỷ đồng từ tổng thu du lịch trong 7 tháng qua.