Để “mái ấm” biến thành “địa ngục”, lỗ hổng nào trong khâu quản lý?
Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ Nhất được phát động vào ngày 26/12/2022. Kể từ ngày phát động, Giải đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà báo, các cơ quan báo chí trong cả nước.
Ban tổ chức cho biết, nhận được tổng số 1079 tác phẩm dự giải. Đây là số lượng tác phẩm lớn, nhất là đối với một giải báo chí ngành tổ chức trong năm đầu tiên. Điều này thể hiện sự quan tâm cao của các nhà báo và công chúng báo chí đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Sau khi bỏ phiếu, Hội đồng chung khảo thống nhất trao giải thưởng ở các loại hình gồm: Báo in có 1 Giải A, 3 Giải B, 5 Giải C và 12 Giải Khuyến khích; Báo điện tử có 1 Giải A, 3 Giải B, 5 Giải C và 11 Giải Khuyến khích.
Phát thanh có 1 Giải A, 3 Giải B, 5 Giải C và 10 Giải Khuyến khích; Truyền hình có 1 Giải A, 3 Giải B, 5 Giải C và 10 Giải Khuyến khích; Báo Ảnh có 1 Giải A, 3 Giải B, 5 Giải C, 7 Giải Khuyến khích.
Ngoài ra, Giải tập thể được trao cho 3 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm tham dự Giải, đạt kết quả cao.
Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo, các tác phẩm dự Giải không chỉ nhiều về số lượng, đa dạng về đề tài, mà còn đạt chất lượng chuyên môn tốt, quy tụ được nhiều cơ quan báo chí ở cả Trung ương và địa phương. Các tác phẩm đều bám sát các chủ đề lớn, phản ánh đậm nét các sự kiện quan trọng của năm 2022 – 2023 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch.
Một số mảng đề tài nổi bật được nhiều nhóm tác giả quan tâm, khai thác, như các chính sách, vấn đề lớn về chấn hưng văn hóa, phát triển văn hóa đất nước, khơi dậy những giá trị cao quý, thiêng liêng của người Việt; kỷ niệm 80 năm ngày ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam; các chính sách trong công tác nhà nước về di sản; các vấn đề về gìn giữ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa quốc gia, di sản văn hóa vùng miền như: ngôn ngữ tiếng Việt, tà áo dài Việt Nam, văn thơ cung đình Huế, hát Then, xòe Thái, dân ca, đờn ca tài tử;
Bên cạnh đó còn có các tấm gương trong thể thao thành tích cao, thể thao quần chúng, thể thao cho người khuyết tật; phê phán các thói hư, tật xấu, phân tích mặt trái của mạng xã hội trong các vấn đề về văn hóa, gia đình và ứng xử; chính sách khôi phục và phát triển du lịch tại các địa phương sau đại dịch COVID-19…
Ông Lê Quốc Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá, các tác phẩm đã đề cập kịp thời, sáng tạo, toàn diện các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch.
Trong đó, có nhiều vấn đề nổi bật như: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giá trị của Bản Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943; tinh thần lan tỏa của Hội nghị văn hóa toàn quốc 2021 và thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sứ mệnh soi đường của văn hóa; chấn hưng văn hóa Việt Nam; bảo tồn, phát huy giá trị của di sản; khai mở tiềm năng, hiến kế phát triển du lịch; giải pháp, chính sách đầu tư cho thể thao nước nhà...
Tại Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ Nhất, Đài Tiếng nói Việt Nam nhận 13 giải thưởng, gồm 1 Giải tập thể xuất sắc, 3 Giải Nhì, 3 Giải Ba và 6 Giải Khuyến khích.
Với phóng sự "Vợ chồng Mét mốt và những tờ vé số" nhóm tác giả Kênh VOV Giao thông (Phạm Trung Tuyến, Đào Thị Hồng Lĩnh, Phan Hoài Nhơn, Nguyễn Anh Thơ, Dũng Lê) đạt giải 3 loại hình phát thanh.
Chương trình kể về nghị lực của hai vợ chồng Vận động viên của Đoàn Thể thao người khuyết tật TP.HCM là Nguyễn Văn Lượng (31 tuổi, quê Đồng Tháp) và Nguyễn Thị Thu Đào (30 tuổi, quê Bình Định).
Vì hoàn cảnh khó khăn, nên ngoài công việc là một vận động viên, còn phải mưu sinh kiếm sống. Mỗi ngày, họ đẩy thùng loa đi bộ chừng 5 km ở những khu chợ nắng nôi, mưa gió để bán những tờ vé số.
Nhóm tác giả cho biết, thông điệp của chương trình cũng chính là câu nói của anh Nguyễn Văn Lượng: “Không muốn dựa dẫm vào ai, muốn dùng đôi tay và sức lực của mình tự nuôi sống bản thân. Người ta không nói mình Bất tài vô dụng là tụi em cũng vui rồi. Có người lành lặn mà cứ không muốn làm mà muốn có ăn. Em không muốn như vậy. Sống đúng với bản thân mình”
Chương trình được lên sóng vào đúng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và đã có hiệu ứng lan toả mạnh mẽ.
Những đứa trẻ sinh ra kém may mắn, những tưởng được che chở ở nơi gọi là “mái ấm”, nhưng không ngờ, bị xách, bị quăng, bị đánh đập không thương tiếc.
TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung chuẩn bị những bước tiếp theo để triển khai dự án. Tại Tây Ninh, việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án đang được các sở, ngành, địa phương gấp rút thực hiện, phấn đấu hoàn thành vào ngày 15/4/2025.
Dự báo trong ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào các tỉnh Bắc Bộ với trọng tâm là các tỉnh, thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 đối với Quảng Ninh, Hải Phòng.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công điện gửi các cơ quan, đơn vị trong ngành liên quan đến việc tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 (bão Yagi).
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại các cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão YAGI trong ngày 7/9/2024.
Ngành GD&ĐT đang đặt mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học để nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.
Đoạn đường 1 chiều trên phố Hoàng Ngân thuộc phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy (Hà Nội) rất nhiều ô tô đỗ chật kín cả hai bên vỉa hè và lòng đường, buộc người đi bộ phải len lỏi qua khoảng trống giữa các xe, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.