Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thành phố tôi yêu

Vòng đời mới rực rỡ từ những vỏ mì

Hà Kiều: Thứ ba 31/10/2023, 13:40 (GMT+7)

Bắt đầu từ dự án cá nhân tận dụng vỏ mì tôm đan thành sản phẩm hữu ích, cô giáo Vũ Thị Thảo ở Hà Nội cùng các học trò trong dự án "Mì tôm xanh" đã đi được chặng đường dài trên hành trình lan tỏa hành động ý nghĩa với cộng đồng

Từ kỹ năng đan lát mẹ dạy khi còn nhỏ trên quê hương Phú Xuyên có nghề truyền thống, chị Vũ Thị Thảo đã vận dụng sáng tạo hơn với nguyên liệu từ vỏ mì tôm để tạo ra các hàng trăm mẫu mã sản phẩm thường ngày. Mà theo lời chị, mẫu nào dùng mây tre đan làm ra được, vỏ mì cũng có thể, có khi còn bền và rực rỡ hơn:  

"Trung bình ở Việt Nam 1 người/1 năm thải ra môi trường 81 vỏ mỳ. Lượng rác thải vỏ mì ra môi trường quá kinh khủng. Nhưng nếu từ mỗi hành động nhỏ thôi thì chúng ta cùng nhau thì giảm rác rất nhiều. Quá trình mình làm ra sản phẩm mình khuyên nếu không dùng được hoặc hỏng hóc có thể gửi lại hoặc gửi các đơn vị khác tái chế tiếp ra bàn, ghế để rác tiếp tục có vòng đời mới."

Cô Vũ Thị Thảo và học trò đan các sản phẩm làm từ vỏ mì

Cô Vũ Thị Thảo và học trò đan các sản phẩm làm từ vỏ mì

Chị Thảo thành lập CLB Mì tôm xanh tại chính ngôi trường mình dạy để hướng dẫn cho học sinh có thêm kỹ năng và lan tỏa cho các em tình yêu môi trường. Chỉ học đan mỗi tuần một buổi nhưng sau mấy năm qua, chính các bạn học sinh có tố chất lại trở thành người hướng dẫn cho các em khóa sau. Cô trò của "Mì tôm xanh: còn dạy nghề cho các bạn khuyết tật tại Hà Nội, tại Huế và nhiều cộng đồng khác để giúp họ thêm tự tin khi có nghề kiếm sống, cũng dần thay đổi nhận thức của người dân trong vấn đề môi trường.

Bạn Nguyễn Công Duy Anh, Phó chủ tịch CLB Mì tôm xanh cho biết: "Em nghĩ nó có nhiều ý nghĩa với bản thân em, môi trường và cộng đồng. Em học được nhiều kỹ năng mới như đan lát sản phẩm, tham gia tổ chức sự kiện, làm việc với các đối tác. Đối với môi trường rõ ràng nó hỗ trợ phần nào vấn đề rác thải. Trong suốt quá trình bọn em nhận được lượng lớn rác thải vỏ mì góp phần bảo vệ môi trường. Về cộng đồng thì giúp các bạn khiếm thính có thêm thu nhập, có thêm nghề nghiệp, tự tin nhất định."

CLB 'Mì tôm xanh' trong buổi hướng dẫn nghề đan với nguyên liệu vỏ mì cho người khuyết tật

CLB "Mì tôm xanh" trong buổi hướng dẫn nghề đan với nguyên liệu vỏ mì cho người khuyết tật

Dự án Mì tôm xanh cho tới nay đã hoạt động được hơn 3 năm, thu hút hơn 2000 cộng tác viên trên toàn quốc cùng thu gom vỏ mì. Số tiền bán được sản phẩm từ ngày đầu đều được ủng hộ cho các quỹ từ thiện. Nhóm đang nghiên cứu sáng tạo thêm nhiều mẫu mã thời trang, tìm kiếm cơ hội để trình diễn thời trang tái chế từ vỏ mì.

Hà Kiều/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn