Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Vốn tín dụng cho doanh nghiệp: Khơi thế nào cho thông? (Phần 1)

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ tư 20/03/2024, 20:31 (GMT+7)

Điệp khúc “thừa tiền–thiếu vốn” đang diễn ra từ đầu năm 2024 tới nay. Ngân hàng thừa nhận sau Tết nguyên đán tiền được gửi vào rất nhiều nhưng chiều ngược lại cho vay ra lại khó. Câu chuyện này không mới. Nhưng tại sao khi đã có những chỉ đạo của Chính phủ mà ngân hàng và doanh nghiệp vẫn chưa thể gặp nhau?

Ảnh: Vneconomy

Ảnh: Vneconomy

Hai tháng đầu năm nay, Công ty TNHH Thương Mại Kỹ thuật Quốc Tế VNS đã vay vốn lưu động khoảng 1.450 tỷ đồng để nhập khẩu thiết bị, bộ phận máy móc về gia công (giảm 20% so với tháng 12/2023). Bà Phạm Thảo, đại diện tài chính của công ty lý giải, nguyên nhân số tiền vay giảm là do khách hàng nhập bớt số đơn đặt trong khi hàng tồn kho từ năm trước còn nhiều nên công ty phải giảm nhập khẩu.

Ngoài ra, số khách hàng của công ty giảm 20% trong năm qua cùng các lý do khách quan như giá cước vận tải biển, tỷ giá đồng USD tăng mạnh kéo theo chi phí gia tăng.

Bà Phạm Thảo cho biết: "Ví dụ ngày xưa một tháng nhập 5-6 tỷ tiền hàng rồi bán trong vòng 6 tháng. Còn bây giờ bán tới đâu nhập về tới đó, không đẩy mạnh mục tiêu thị trường. Như mọi năm để chuẩn bị cho vụ mùa, vào đầu năm, quý I thường nhập nhiều, xuất nhiều, nhưng bây giờ thì cầm chừng, khách đặt hàng về mới nhập vềm còn không thì cứ bán lai rai. Bây giờ container ghép là chính chứ không thuê riêng nguyên container như trước".

Đấy chỉ là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp đang trong nền kinh tế giảm tỷ lệ vay tín dụng ngân hàng. Báo cáo của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) gửi tới Thủ tướng trong tháng 1/2024 lo ngại: “Đơn hàng có vẻ tăng lên, nhưng doanh nghiệp đã cạn nguồn vốn, hết tài sản thế chấp để vay thêm, khó khăn lại lặp lại: Không có tiền để sản xuất”.

Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng có 3 nguyên nhân khiến các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa) khó tiếp cận vốn ở thời điểm này:

"Một là nguyên nhân ở các điều kiện để DNNNV tiếp cận vốn không phù hợp với khu vực DNNNV. Đây là nguyên nhân về điều kiện quy định. Thứ hai là một nguyên nhân khác, khả năng hấp thụ không được là từ khó khăn thị trường. Hiện nay lãi suất của ngân hàng chúng ta biết là giảm tương đối nhưng bản thân tôi không nói là tất cả nhưng doanh nghiệp vẫn chưa đc hưởng đúng lãi suất công bố vì có nhiều loại phí liên quan tới đó. Tôi nói không phải các ngân hàng mà có 1 số nơi có chi phí cao hơn lãi suất công bố".

Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, đến ngày 29/2 năm nay, tín dụng toàn nền kinh tế lại giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Dù vậy, tốc độ giảm của tháng 2 đã chậm lại (-0,05%) so với tháng 1 (-0,6%). Mức giảm tín dụng hiện nay ghi nhận ở hầu hết ngành, lĩnh vực kinh tế.

Qua kinh nghiệm theo dõi ngành ngân hàng nhiều năm, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng khi ngân hàng có nhiều tiền sẽ muốn cho vay nhưng chỉ cho vay khi thấy rằng thị trường có rủi ro chấp nhận được. Đấy cũng là những e ngại từ phía ngân hàng trong việc quyết định giải ngân:

"Nếu mà nền kinh tế và những thị trường họ cung cấp vốn mà thấy rằng đây là những thị trường có rủi ro cao thì họ rất ngần ngại trong việc cho vay. Tại thời điểm này nền kinh tế của chúng ta còn rất chậm, vẫn tiếp nối nền kinh tế của 2023, độ rủi ro rất cao, rất nhiều doanh nghiệp phá sản vỡ nợ, số doanh nghiệp ngưng hoạt động tăng gấp đôi trong mấy tháng đầu năm 2024 so với bình quân cả năm 2023. Thành ra các ngân hàng muốn cho vay nhưng thực sự ra họ rất hạn chế cho vay vì vde rủi ro. Vì thế có hiện tượng ngân hàng nhiều vốn không cho vay được mà trong ngành ngân hàng chúng tôi gọi mà “ế vốn”".

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận rằng vốn của ngân hàng phải được đảm bảo bởi những điều kiện nhất định về tài sản đảm bảo, các điều kiện trả nợ và kế hoạch cho vay. Vì thế khi các doanh nghiệp nếu không đáp ứng được điều kiện có nghĩa là rủi ro mất vốn rất lớn:

"Nên ngân hàng dù muốn cho vay cũng không thể cho vay được. Vì đây là những điều kiện và yêu cầu cho vay mang tính bắt buộc để đảm bảo an toàn vốn và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng trôi chảy, đáp ứng được đúng các văn bản pháp luật. Vì lẽ đó các daonh nghiệp phải đạt đến điều kiện cần thiết để được vay vốn trở thành một trong những vấn đề rất quan trọng để các ngân hàng tiến hành hoạt động cho vay".

Còn tiếp cận vấn đề một cách thẳng thẳn hơn, chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển cho rằng nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó vay vốn là bởi liệu doanh nghiệp đã “đủ tầm quen biết” và thêm cái khó là các ngân hàng đang phải chuẩn hoá lại khoản vay. Trước thì khó thành dễ còn nay khó là khó:

"Có 2 ý thôi. Một là trong hệ sinh thái sân sau của các ông chủ ngân hàng. Hai là có quen biết của các giám đốc chi nhánh ngân hàng và họ sẵn sàng cho những người này vay. Vì vậy mới tạo ra nợ xấu và rủi ro cho ngân hàng. Ngược lại những doanh nghiệp không trong hệ sinh thái hệ quen biết thì họ dùng tiêu chuẩn rất chặt để họ xem xét. Và như vậy thì mình không đạt được tiêu chuẩn đó. Thành ra vay ngân hàng cũng dễ mà không dễ là vậy. Cái thứ 2 là ngân hàng không dễ cho vay mặc dù ngân hàng muốn cho vay. Trước đây nhiều ngân hàng đang có khoản vay lớn không chuẩn mực do vay sân sau, hay đối tác ưu đãi. Bây giờ NHNN yêu cầu siết lại. Do đó ngân hàng thương mại phải đưa về chuẩn thì doanh nghiệp bị co lại tín dụng".

Cái khó của doanh nghiệp (đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa) là các quy định cho vay chặt chẽ, chưa kể một số rào cản theo kiểu “tay trong tay ngoài”. Còn cái khó của ngân hàng – tổ chức tín dụng là phải đảm bảo an toàn tín dụng ngân hàng nói riêng, đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ nói chung. Vậy các chuyên gia đã đưa ra những đề xuất nào để họ vẫn gặp nhau mà vẫn không gây khó cho những quy định an toàn đó? Nội dung này sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo.

Thông tin trong nước

# Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế vừa ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này. 

Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

# Mới đây, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia, phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian trên phạm vi cả nước. 

# Cũng liên quan đến lĩnh vực xây dựng, những đề xuất triển khai các dự án NƠXH vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm:

Cụ thể, Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) vừa đề nghị bổ sung chủ nhà trọ được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở tương tự chủ đầu tư nhà xã hội bằng vốn đầu tư công. 

# Trong khi đó, nhiều chuyên gia đề xuất phát triển nhà xã hội chỉ để cho thuê nhằm hỗ trợ người thu nhập thấp có nhà ở, hạn chế tình trạng bán sai đối tượng.

# Theo Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, hiện gần 1 triệu DN nhỏ và vừa rơi vào tình trạng thiếu vốn nhưng NH lại thừa tiền - một mâu thuẫn kéo dài chưa có giải pháp. 

# Cũng liên quan đến hoạt động của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, các tổ chức tín dụng phải tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần chậm nhất ngày 1/7/2025.

# Vé máy bay kỳ nghỉ 30/4-1/5 đang ở mức cao và có xu hướng tăng từng ngày, vì dù lịch nghỉ rơi vào giữa tuần nên nhiều người có xu hướng xin nghỉ thứ Hai để có 5 ngày nghỉ liên tục từ cuối tuần (tức từ ngày 27/4).

Hiện dù đặt vé máy bay dịp 30/4 trước hơn một tháng, du khách phải trả mức giá cao gấp khoảng 1,5 lần ngày thường nếu muốn tới các điểm như Quy Nhơn, Phú Quốc. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# VNIndex đóng cửa tại 1.260 điểm, tăng 17,6 điểm (+1,42%).

# Dòng tiền luân chuyển trở lại các nhóm điều chỉnh thời gian gần đây với tâm điểm ở nhóm Ngân hàng. Trong đó, VIB tăng trần là mã nổi bật nhất khi thiết lập ngưỡng cao mới kể từ tháng 5.2022 kèm thanh khoản đột biến.

Các nhóm Bán lẻ, Chứng khoán, CNTT, Vật liệu xây dựng cũng tăng vượt trội nhờ nỗ lực của MWG (+5,5%), VCI (+4,9%), FCN (+4,5%), FPT (+2,2%).

# Ngược lại, hai nhóm trụ vững trong cùng giai đoạn là Bất động sản và Y tế lại giảm điểm, chủ yếu do áp lực từ các mã đầu ngành như VIC (-1,1%), VHM (-0,9%), VRE (-1,5%), DHG (-1,2%).

# Theo SSI Reseach, GTGD khớp lệnh sàn HOSE tăng 11% so với phiên trước, đạt 21,1 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng sang phiên thứ 7 liên tiếp thêm 563 tỷ đồng.

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

Trong một năm 2024 có nhiều biến động, lĩnh vực giao thông cũng có nhiều xáo trộn, đổi thay mạnh mẽ. Có những điểm chấm phá, cũng có những đột phá, mở đường, song cũng có những tồn tại, những sụt giảm về tính hiệu quả… trong dòng chảy sự kiện của ngành GTVT. Hãy cùng VOVGT điểm lại những sự kiện này.

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Hà Nội đang thực sự hướng tới điều gì; có mâu thuẫn gì giữa cách làm hiện tại với mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc đặt ra lâu nay?

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Mới ra trường, chị Ngân cũng đi làm ở khối tư nhân. Nhưng vì nhiều việc và quá bận rộn, lại đến tuổi kết hôn, sinh nở, chị tìm việc hành chính trong nhà nước để… nhàn hơn, có thêm thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, sau 14 năm, chị thấy công việc nhà nước không còn phù hợp nữa.

An toàn tiêu dùng dịp cuối năm: Câu chuyện chưa bao giờ cũ

An toàn tiêu dùng dịp cuối năm: Câu chuyện chưa bao giờ cũ

Cuối năm, thời điểm Tết Nguyên Đán cận kề, hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lại “thừa cơ” tung hoành, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.

Tiệc tùng cuối năm, đến hẹn lại lo

Tiệc tùng cuối năm, đến hẹn lại lo

Cuối năm là thời điểm nhiều buổi tổng kết, liên hoan diễn ra. Vụ 2 người tử vong, 18 người phải cấp cứu do ngộ độc hóa chất trong rượu ở Long Biên, Hà Nội, hay hàng nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý khi lực lượng CSGT ra quân trên toàn quốc đang khiến người dân lo lắng.

Phố đêm lấp lánh, phố ngày rác lộ thiên

Phố đêm lấp lánh, phố ngày rác lộ thiên

Được xây dựng với kinh phí 200 tỷ đồng, Hồ Bún Xáng ở TP. Cần Thơ được kỳ vọng là công trình giúp tăng lưu lượng dự trữ nước, chống ngập và làm khu ẩm thực-giải trí sầm uất về đêm.