Ngược dòng thế giới, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn cao chót vót
Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều hạ nhiệt nhưng giá vàng miếng SJC vẫn rất cao, bán ra 86 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 85,8 triệu đồng/lượng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân đang khiến các phương án phân luồng bằng biển báo và dải phân cách trở nên không thể hiệu quả, các giao lộ thường xuyên ùn tắc và tiềm ẩn nguy cơ TNGT.
Có mặt tại Ngã tư Sở vào giờ cao điểm chiều một ngày trong tuần, dễ dàng nhận thấy sức nóng của giao thông, đặc biệt theo hướng Vành đai 2 trên cao - Trường Chinh về đường Láng. 18h chiều, các xe chỉ có thể "nhúc nhích" từng mét đường.
Theo ghi nhận của PV, mặc dù đã có biển cấm cùng hệ thống giải phân cách ở giữa ngã tư, nhưng không ít người điểu khiển xe máy vẫn cố tình vi phạm. Đặc biệt theo hướng từ Nguyễn Trãi đi Tây Sơn, những khoảng hở của giải phân cách đã xuất hiện để người đi xe máy… lách qua. Việc này thường xuyên gây ùn tắc nghiêm trọng khiến những người khác khó chịu:
“Đã vội thì chớ, nhiều xe nhoi lên hẳn kia chờ đèn, vòng sang đầu Nguyễn Trãi, đi lên đầu ngã tư Sở rồi ập vào đây cũng để chờ đèn, thành ra em không qua nổi vì họ chiếm hết lượt đi của em. Hướng ngược lại cũng tắc vì vướng mấy người đó.”
Một ngã tư khác cũng được phản ánh liên quan tới ý thức chưa tốt của một bộ phận người tham gia giao thông, đó là ngã tư Cổ Linh - Đàm Quang Trung. Để giảm xung đột khi qua nút, biển cấm rẽ trái, cấm quay đầu đã được cắm tại đây. Tuy nhiên, vẫn có không ít người bất tuân.
Chỉ trong 5 phút tại ngã tư này, PV đếm được hàng chục xe máy, lác đác 1 vài ô tô cố tình vi phạm, bất chấp dòng xe hướng ngược lại bị cắt mặt, kẹt cứng.
Cùng chung vấn đề, ngã tư Pháp Vân - Giải Phóng (cửa ngõ phía Nam thành phố) cũng thường xuyên rơi vào cảnh "hỗn loạn" bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Vì là cửa ngõ, lại liên quan tới vành đai 3, cao tốc Pháp Vân, nên lượng xe khổ lớn di chuyển không ít. Còi xe inh ỏi buộc phải sử dụng để cảnh báo từng tốp hàng chục xe máy cố tình đi thẳng từ đường Hoàng Liệt sang Pháp Vân (hoặc rẽ trái vào Giải Phóng). Ngược lại, từ đường Ngọc Hồi cũng có rất nhiều xe máy bất chấp điểm mù xe tải để rẽ trái vào Hoàng Liệt.
Trong khi, đi thẳng lên phía trước một đoạn rồi quay đầu, được chứng minh là nhanh hơn, an toàn hơn. Việc này PV đã trực tiếp thử nghiệm.
Vì ngày nào cũng phải chứng kiến cảnh "hỗn loạn", trong khi lực lượng chức năng không thể xử lý hết, người đi đúng luật chỉ có thể thở dài:
“Theo quan sát thường xuyên của tôi ở đây thì phải tới 95% các xe ở đây, cứ không có CSGT là phải tới hàng trăm xe máy, có cả ô tô điềm nhiên đi thẳng qua nút này gây ùn tắc xung đột tại cửa ngõ phía Nam này. Theo ý kiến của tôi, lực lượng chức năng nên đặt dải phân cách cứng di động, nắn dòng bắt buộc tất cả phương tiện phải rẽ phải đi Ngọc Hồi rồi quay đầu tại ngõ 15, phải làm quyết liệt 1 thời gian chứ cứ bắt cóc bỏ đĩa, bắt phạt rồi lại đâu vào đó thì không giải quyết được, giao thông thường xuyên ùn tắc.”
Và còn khá nhiều vị trí giao cắt tại Hà Nội dù đã có phương án phân luồng để lưu thông tối ưu như: Ngã tư Trường Chinh - Tôn Thất Tùng (điểm giao cắt lớn, thuộc vùng lõi), hay đoạn đầu ngõ 69 Ngụy Như Kon Tum (đối diện cổng trường tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân)... cũng thường xuyên ùn tắc do ý thức chấp hành biển báo của một số người dân chưa cao.
Nêu quan điểm về thực tế này, chuyên gia giao thông, TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh VP UBATGTQG cho rằng: “Với những nút giao thông mà chỉ có biển báo giao thông thì ý thức của người điều khiển phương tiện là chưa cao, nhất là khi ùn tắc thì người ta cũng hay vi phạm.
Tôi nghĩ có thể có giải pháp khác đó là nên lắp thêm biển phụ, nêu thêm mức phạt thì người ta chấp hành tốt hơn. Ngoài ra, nếu có thể tổ chức giao thông tại đó bằng dải phân cách cứng thì cũng tốt, nếu kích cỡ con đường đó lớn, thì tùy thực tế mà ta có giải pháp cụ thể.”
Không phải ngẫu nhiên phương án phân luồng, hay một tấm biển báo lại xuất hiện tại tuyến đường nào đó. Mục tiêu chung là hướng giao thông tới sự ổn định, trật tự, kéo giảm ùn tắc và TNGT. Tuy nhiên, mọi phương án không thể hiệu quả nếu người đi đường không chấp hành. Nếu không, giao thông thậm chí còn hỗn loạn hơn trước khi áp dụng phương án.
Vì vậy, chỉ cần mỗi người tự giác tuân thủ, đi đúng luật mới có thể phát huy tối đa hiệu quả phương án phân luồng. Có như vậy, chắc chắn giờ cao điểm sẽ không còn căng thẳng như những gì chúng ta vẫn phải chứng kiến mỗi ngày!
Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều hạ nhiệt nhưng giá vàng miếng SJC vẫn rất cao, bán ra 86 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 85,8 triệu đồng/lượng.
Bình quân mỗi người dân Hà Nội có 3 m2 diện tích không gian công cộng. Riêng quận Hoàn Kiếm, mỗi người dân chỉ có khoảng 0,1 m2. Không chỉ thiếu không gian công cộng, mà các công viên, vườn hoa trong thành phố rất khó cho người khuyết tật tiếp cận.
Vào trung tuần tháng 9/2024, VOV Giao thông phát sóng loạt phóng sự “Dấu hiệu một siêu lừa và những giấc mơ bị đánh cắp của người già”, đề cập những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của các công ty An toàn thực phẩm, AT Bank trụ sở ở Cầu Giấy do ông giám đốc Nguyễn Đức Toản đại diện.
Sự việc hàng vạn người đổ về tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự mới khai trương phần nào cho thấy tình trạng thiếu điểm vui chơi công cộng tại thủ đô chưa có nhiều cải thiện. Trong khi đó, nhiều bảo tàng cũ hay một số tuyến phố đi bộ mới… lại rơi vào tình trạng đìu hiu, vắng khách.
Suốt nhiều năm qua, khu vực ngõ 381 Nguyễn Khang nối từ phố Nguyễn Khang đến Khu đô thị mới Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) thường xuyên trong cảnh ùn tắc, đặc biệt vào khung giờ cao điểm. Mặt đường hư hỏng, không khí thì bụi gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân quanh đây.
Hội An là một thành phố du lịch có nghề “may nóng” nổi tiếng trong và ngoài nước. Cũng vì thế mà mỗi ngày phố cổ Hội An có lượng vải thừa thải ra rất nhiều.
Thỉnh thoảng, truyền thông lại phản ánh ý thức của một nhóm người trong cộng đồng, khi ở nơi công cộng… tất nhiên là những việc làm tiêu cực, và gây phẫn nộ với những người còn lại.