Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Việt Nam hướng tới Trung tâm Tài chính Quốc tế: Đòn bẩy mới cho nền kinh tế

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ tư 28/05/2025, 20:10 (GMT+7)

Chính phủ đang xúc tiến xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội về việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, với hai địa điểm trọng điểm là TP.HCM và Đà Nẵng.

Dự kiến, trung tâm sẽ không chỉ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà còn tạo động lực chuyển mình cho hệ thống tài chính trong nước. Tuy nhiên, để thành công, nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia cho rằng cần chuẩn bị kỹ lưỡng về pháp lý, cơ sở hạ tầng và mô hình vận hành.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Động lực nâng tầm kinh tế Việt Nam

Theo nội dung dự thảo đang được Chính phủ xây dựng, Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính hiện đại như tài chính xanh, tài chính phái sinh, công nghệ tài chính (fintech) và đặc biệt là huy động vốn cho các dự án hạ tầng, năng lượng quy mô lớn. Việc lựa chọn TP.HCM và Đà Nẵng làm địa điểm triển khai ban đầu được đánh giá là phù hợp, dựa trên lợi thế hạ tầng và năng lực kết nối khu vực.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) nhấn mạnh: "Trung tâm tài chính có thuận lợi để mà giao lưu, quan hệ về tài chính, tiền tệ và ngân hàng với các nước trên thế giới. Trung tâm tài chính này sẽ thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư có chiến lược, có nguồn đầu tư lớn, mạnh và có nguồn tài chính để đầu tư vào này mà chúng ta cũng đang rất cần nguồn ngoại tệ của các nước trên thế giới họ đầu tư vào Việt Nam".

Đồng quan điểm, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP.HCM) cho rằng trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là nơi thu hút vốn, mà còn có vai trò nâng cao tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống tín dụng và các tổ chức tài chính trong nước, thông qua việc tiếp cận các chuẩn mực quốc tế:

"Trung tâm tài chính quốc tế cũng sẽ là một mô hình thử nghiệm để chúng ta huy động các quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới, đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Chúng ta có thể tổ chức các sàn giao dịch hàng hóa nhất là các sàn giao dịch future (sàn giao dịch tương lai), để chúng ta bảo vệ các nhà đầu tư, bảo vệ các nhà sản xuất thông qua các nghiệp vụ trên thị trường hàng hóa giao sau, góp phần làm cho giá cả hàng hóa được ổn định hơn, cho các nhà đầu tư được có công cụ để bảo hiểm rủi ro".

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân – Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho biết: Chủ trương thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế là bước tiến quan trọng nhằm nâng cao vai trò của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường vốn – công cụ hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn hiệu quả khi hạ tầng kỹ thuật được hoàn thiện.

Ông cho rằng trung tâm này sẽ giúp thu hút dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính – vốn còn hạn chế so với FDI trong sản xuất. Kinh nghiệm từ các trung tâm tài chính lớn như Singapore, Dubai hay New York cho thấy mô hình này có tác động tích cực rõ rệt.

Ngoài ra, trung tâm tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi, tối ưu chi phí, đồng thời góp phần vào tăng trưởng GDP – lĩnh vực tài chính hiện vẫn chưa đóng vai trò nổi bật. Việc phát triển trung tâm còn tạo thêm việc làm và thúc đẩy các ngành dịch vụ liên quan. Thêm một lợi ích nữa khi có Trung tâm tài chính quốc tế là Việt Nam có thể tạo ra hệ sinh thái All in one cho nền kinh tế:

"Hiện nay chúng ta có thừa hưởng chuỗi cung ứng trong lĩnh vực sản xuất khá mạnh, và gần như chúng ta cũng là 1 trong những thị trường có trọng lượng đóng góp vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng chúng ta thiếu vắng đi các ngành dịch vụ và ngành dịch vụ chưa quá mạnh. Rõ ràng chúng ta có một cơ sở lĩnh vực sản xuất và chúng ta cộng hưởng thêm dịch vụ tài chính thì tạo ra 1 cái all in one cho nền kinh tế. Thì nhà đầu tư sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn như nếu chỉ vào Singapore thuần dịch vụ thì họ có thể lựa chọn Việt Nam nơi có cả sản xuất và dịch vụ tốt".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Xây dựng khung pháp lý đầy đủ và tương thích với thông lệ quốc tế

Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu, để trung tâm tài chính quốc tế thực sự phát huy vai trò như kỳ vọng, Việt Nam cần tránh tư duy xây dựng dàn trải, từng bước như nhiều dự án hiện nay:

"Với những trung tâm tài chính nước ngoài kinh nghiệm là họ xây dựng rất bài bản và họ chịu tổn phí rất lớn để có thể xây dựng trung tâm tài chính hoạt động một cách hữu hiệu ngay từ thời điểm khởi đầu, hoạt động 1 cách hoàn hảo. Điều đó là điều Việt Nam cần lưu ý vì rất nhiều dự án của chúng ta hay đi theo dạng cuốn chiếu, tức là đi từng giai đoạn và mỗi giai đoạn mình đầu tư một phần để cuối cùng hoàn thiện dự án đó sau nhiều năm. Một trung tâm tài chính không hoạt động theo kiểu đó được".

Bên cạnh đó, ông Hiếu nhấn mạnh vai trò tiên quyết của việc xây dựng khung pháp lý đầy đủ và tương thích với thông lệ quốc tế, để tạo ra một môi trường hoạt động minh bạch, công bằng.

Một trong những vấn đề cần được làm rõ ngay từ đầu là mô hình tài chính của trung tâm: sẽ dùng ngân sách quốc gia, đầu tư công tư hỗn hợp (PPP) hay vốn dài hạn từ nhà đầu tư chiến lược:

"Ở nước ngoài tất cả thành phần tham gia trung tâm tài chính hiểu rất rõ luật lệ và sẵn sàng tuân thủ pháp luật và quy định của trung tâm tài chính đó. Nó tạo ra một môi trường trong sáng, hoàn hảo, công bằng để mọi thành phần cạnh tranh một cách bình đẳng và công bằng. Tại Việt Nam, chúng ta biết là về vấn đề cạnh tranh bình đẳng vẫn đang là vấn đề khi doanh nghiệp có vốn nhà nước vẫn chiếm ưu thế trong nền kinh tế. Để một trung tâm tài chính hoạt động thành công thì các thành phần kinh tế phải tuân thủ luật pháp và không có những biệt lệ, ưu đãi trong thành phần nào đó trong trung tâm tài chính đó mà tất cả phải tuân thủ luật chung và quy tắc chung cho sân chơi chung".

Việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế là bước đi chiến lược nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đồng bộ. Để trung tâm này thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, Việt Nam cần có khung pháp lý rõ ràng, hạ tầng hoàn thiện và một tầm nhìn dài hạn, nhất quán trong triển khai./.

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bình Phước công khai quy trình đấu thầu sau phản ứng của Tập đoàn Sơn Hải

Bình Phước công khai quy trình đấu thầu sau phản ứng của Tập đoàn Sơn Hải

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước vừa có báo cáo về quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp Dự án đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, sau khi Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Tập đoàn Sơn Hải) bày tỏ sự phản đối.

Thí điểm mua bán sang tên xe trên VNeID

Thí điểm mua bán sang tên xe trên VNeID

Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM đang thí điểm thực hiện giao dịch chuyển quyền sở hữu điện tử phục vụ thủ tục sang tên xe trên VNeID. Đây là một bước tiến mới, nhằm hướng tới lợi ích của người dân.

Hà Nội: Tái khởi công dự án đường 2,5 đoạn Đầm Hồng đến QL1A

Hà Nội: Tái khởi công dự án đường 2,5 đoạn Đầm Hồng đến QL1A

Dự án đầu tư xây dựng Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - QL1A được khởi công năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2017 theo hình thức BT nhưng chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Hà Nội thêm thiết bị phạt nguội, rèn ý thức giao thông

Hà Nội thêm thiết bị phạt nguội, rèn ý thức giao thông

Hà Nội, với hơn 8 triệu phương tiện cá nhân đang phải đối mặt với áp lực giao thông ngày một lớn. Mặc dù hạ tầng đang dần được cải thiện, nhưng tình trạng vi phạm luật giao thông, đặc biệt tại các nút giao trọng điểm, vẫn diễn ra phổ biến.

Báo động ô nhiễm môi trường ở Phú Quốc

Báo động ô nhiễm môi trường ở Phú Quốc

Hiện nay, tại Phú Quốc, dọc bờ biển đoạn từ cảng Gành Dầu đến chợ Gành Dầu đang bị ô nhiễm bởi một lượng lớn rác thải. Nguyên nhân một phần do rác từ nhiều nơi trôi dạt vào và một phần do người dân địa phương thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi.

Lại phun trào phụ gia tại công trình Metro Nhổn - Ga Hà Nội

Lại phun trào phụ gia tại công trình Metro Nhổn - Ga Hà Nội

Chiều 27/5, trong quá trình đào TBM số 1, đã xảy ra hiện tượng hỗn hợp bùn phun lên mặt đất tại khu vực trước cửa nhà 25C và 25E Cát Linh (phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội).

Vật liệu khan hiếm, giá leo thang: Nguy cơ bào mòn các dự án giao thông trọng điểm

Vật liệu khan hiếm, giá leo thang: Nguy cơ bào mòn các dự án giao thông trọng điểm

Tình trạng khan hiếm vật liệu cùng giá cả leo thang chóng mặt đang trở thành lực cản lớn đối với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm tại khu vực miền Trung.