Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Vì sao du lịch Việt Nam mở cửa sớm mà kết quả lại không như kỳ vọng?

Hoàng Anh: Thứ bảy 31/12/2022, 21:22 (GMT+7)

Việt Nam là nước đi đầu mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 nhưng không tận dụng được lợi thế khi đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi du lịch châu Á sau COVID-19. Vậy đâu là nguyên nhân khiến Việt Nam “đi trước nhưng lại đội sổ” trong cuộc đua đón khách du lịch quốc tế?

Năm 2022 Việt Nam chỉ đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đón được 5 triệu lượt khách. Ảnh: Thanh niên

Năm 2022 Việt Nam chỉ đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đón được 5 triệu lượt khách. Ảnh: Thanh niên

Rào cản khiến du khách quốc tế “ngại” đến Việt Nam         

Là một công ty du lịch chuyên đón khách quốc tế đến Việt Nam nên mãi đến tháng 3 năm nay, khi du lịch nước ta chính thức mở cửa trở lại thì công ty Metta Voyage mới có thể quay lại hoạt động sau một thời gian dài đóng cửa.

Từng rất kỳ vọng sẽ từng bước hồi phục khi đón nhiều đoàn khách đến từ các nước mục tiêu như châu Âu, Úc thế nhưng sau một thời gian chạy chương trình, ngoài thị trường khách đến từ châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á và Ấn Độ có tín hiệu tốt thì các thị trường khác vẫn khá im ắng. So với năm 2019, doanh thu năm nay của công ty sụt giảm lên đến 80%.

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Phan Trọng Thắng, Giám đốc Bán hàng và Tiếp thị của Công ty Metta Voyage cho biết: “Mặc dù là chúng ta mở cửa trở lại tuy nhiên những đường bay thẳng từ các nước châu Âu hay từ Mỹ về Việt Nam thì giá vé vẫn đang rất cao và các chuyến bay đến Việt Nam cũng vẫn đang rất cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu trong việc khách có quyết định đặt mua tour đến Việt Nam hay không vì nó chiếm đến hơn 1/2 giá trị của cả một chuyến đi.

Ví dụ trước đây, một chuyến bay khứ hồi từ Pháp về Việt Nam khoảng 800 euro thì trong thời điểm mở cửa trở lại, giá vé đã tăng lên 1.500 euro thậm chí là 2.000 euro. Có rất nhiều khách quyết định thay vì đến Việt Nam. họ sẽ đến Bali hoặc là đi Bangkok, Thái Lan, những nơi chuyến bay rẻ hơn rất nhiều và có rất nhiều sự lựa chọn của các hãng bay khác nhau”.

Cũng theo ông Thắng, một lý do nữa khiến hành khách quốc tế băn khoăn khi lựa chọn tour đến Việt Nam đó là vấn đề thị thực. Nếu như các nước láng giềng như Thái Lan, Singapore, việc làm visa điện tử cũng như làm thị thực rất đơn giản. Du khách chỉ mất khoảng 1-2 ngày và đăng ký trực tuyến là có thể làm được thị thực ngay thì tại nước ta, việc đăng ký làm thị thực có rất nhiều vấn đề, kể cả công nghệ, chi phí cũng như là việc xét duyệt visa.

Cùng với đó, ông Thắng cho rằng: Những chính sách phục hồi du lịch của nước ta được đưa ra khá chậm dẫn đến câu chuyện là nhiều thị trường không tiếp nhận được thông tin mới liên quan đến các điểm đến của Việt Nam. Đây là nguyên nhân khiến du lịch nước ta đi chậm hơn so với các nước bạn trong việc thúc đẩy thị trường du lịch trong thời gian vừa qua.

Chính sách thị thực của nước ta còn khó khăn, gây cản trở cho việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Ảnh: Thanh niên

Chính sách thị thực của nước ta còn khó khăn, gây cản trở cho việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Ảnh: Thanh niên

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel và Vietravel Airline cho rằng chính sách thị thực của nước ta còn khó khăn, gây cản trở cho việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch cũng chưa được tiếp cận chính sách hỗ trợ của chính phủ.

“Đối đối với vấn đề visa nhập xuất cảnh, chúng tôi đã đề nghị nhiều lần, chúng ta cần có một chính sách thông thoáng hơn. Thứ hai là nội lực ngành du lịch chúng ta quá yếu. Trong những giải pháp mà Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp sau dịch thì có rất nhiều ngành đã tận dụng được và đã được Chính phủ quan tâm hỗ trợ rất mạnh. Còn với du lịch thì chúng tôi rất tiếc là chưa có một chính sách nào thiết kế cho ngành du lịch”, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết.

Thay đổi tư duy làm du lịch để không bị “bỏ lại phía sau”

Theo thống kê năm 2022 Việt Nam chỉ đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đón được 5 triệu lượt khách để tạo nguồn thu khoảng 4,5 tỉ USD.

Trong khi Thái Lan, dù mở cửa sau Việt Nam, nhưng đã đón được hơn 10 triệu lượt khách quốc tế năm 2022, mang lại tổng thu từ du khách quốc tế 14 tỉ USD nhờ vào việc tạo điều kiện dễ dàng và hấp dẫn để khách quốc tế nhập cảnh. Quốc gia này hiện miễn thị thực (visa) đối với công dân của 65 quốc gia, thời gian miễn visa được kéo dài từ 30 - 45 ngày, một số trường hợp là 90 ngày.

Do đó, các chuyên gia khuyến nghị cần mở rộng danh sách quốc gia được miễn visa và kéo dài thời hạn visa từ 15 lên 30 hoặc 45 ngày, có như vậy mới thu hút người nước ngoài đến Việt Nam.

Để ngành du lịch có thể phục hồi và bứt phá, cần gia tăng các đường bay trực tiếp giữa giữa hai bên; đổi mới chương trình quảng bá, phải có sản phẩm du lịch đủ sức hấp dẫn để kéo khách. Ảnh: Kinh tế đô thị

Để ngành du lịch có thể phục hồi và bứt phá, cần gia tăng các đường bay trực tiếp giữa giữa hai bên; đổi mới chương trình quảng bá, phải có sản phẩm du lịch đủ sức hấp dẫn để kéo khách. Ảnh: Kinh tế đô thị

Bên cạnh đó, Việt Nam đang thiếu một tổ công tác bao gồm tất cả các bên liên quan chính gồm Chính phủ và khu vực tư nhân cùng phối hợp làm việc để xây dựng và triển khai kế hoạch quốc gia phục hồi ngành du lịch.

Ông Hoàng Nhân Chính, Hội đồng Tư vấn du lịch đề xuất: “Chúng ta có cơ quan nhà nước chỉ đạo về du lịch, tuy nhiên, cơ quan này vẫn thiếu sự tham gia từ các doanh nghiệp. Chúng tôi cũng có đề xuất một chính sách thứ hai là tăng cường đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp thông qua một cơ chế đó là thành lập tổ công tác đặc biệt”.

Ngoài ra, để ngành du lịch có thể phục hồi và bứt phá, cần gia tăng các đường bay trực tiếp giữa giữa hai bên; đổi mới chương trình quảng bá, phải có sản phẩm du lịch đủ sức hấp dẫn để kéo khách; tăng cường đào tạo lại nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến, đẩy nhanh chuyển đổi số trong du lịch.

Tại Hội nghị thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế vào Việt Nam mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh: “Phân tích nguyên nhân là do đâu mình đi trước mà đang về sau? Do cơ chế là do cách làm, do thể chế hay là do tổ chức thực hiện, hay là do các bộ, các ngành chưa làm đầy đủ chức trách nhiệm vụ của mình, rồi các doanh nghiệp cần tập trung vào đâu, các chuyên gia có ý kiến gì? rồi sản phẩm du lịch của chúng ta đa dạng hóa thị trường chưa, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng về du lịch chưa, đổi mới sáng tạo đưa vào du lịch được chưa, chuyển đổi số chuyển đổi xanh đã đưa vào du lịch được chưa, chúng ta cần phải xây dựng ngành du lịch này như thế nào. Chúng ta có quyết tâm khôi phục và đột phá ngành du lịch vào năm 2023 không cụ thể đây là thu hút khách du lịch từ nước ngoài.”.

Có thể thấy, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra trên toàn cầu, những người làm du lịch cần phải có tư duy mới, cách tiếp cận mới, cách làm mới theo hướng “Cung cấp những dịch vụ du lịch mà khách du lịch cần chứ không chỉ cái chúng ta sẵn có”.

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.