Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Vì sao dự án đường Tam Trinh chậm GPMB?

Hoàng Hà: Thứ bảy 12/10/2024, 06:12 (GMT+7)

Dự án đầu tư xây dựng đường Tam Trinh được UBND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2012, được khởi công từ năm 2016, dự kiến hoàn thành sau 3 năm; nhưng gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nên việc thi công bị đình trệ.

Đến tháng 12/2023, UBND TP Hà Nội có Quyết định điều chỉnh dự án, nâng vốn đầu tư và thời gian thực hiện dự án cũng được điều chỉnh từ năm 2016-2026; trong đó công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2024.

Tuy nhiên với nhiều vướng mắc nên đến nay công tác GPMB vẫn chưa hoàn thành. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho công tác GPMB Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Tam Trinh chậm tiến độ? PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với ông Vũ Tuấn Đạt - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Quận Hoàng Mai (Hà Nội).

PV: Theo ông đâu là nguyên nhân khiến cho công tác GPMB Dự án đầu tư xây dựng đường Tam Trinh chậm tiến độ?

Ông Vũ Tuấn Đạt: Trong quá trình thực hiện có nhiều nguyên nhân dẫn đến dự án kéo dài, đó là khi thực hiện công tác điều tra, kiểm đếm và thực hiện theo quy trình giải phóng mặt bằng về đơn giá bồi thường hỗ trợ, người dân kiến nghị đơn giá so với mặt bằng còn thấp.

Vì vậy các hộ gia đình có nhiều kiến nghị liên quan đến các nội dung khác như tên tuyến đường, chính sách bồi thường hỗ trợ và vấn đề mặt cắt đường.

Ảnh: Hoàng Hà/VOVGT

Ảnh: Hoàng Hà/VOVGT

Theo chỉ giới đường đỏ được phê duyệt năm 2007 thì tuyến đường Tam Trình có 2 mặt cắt ngang, đoạn từ Trần Khát Chân đến Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở có mặt cắt ngang 40m, nhưng từ Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đến đường Vành đai 3 thì mặt cắt ngang là 55m.

Do đó người dân kiến nghị thành phố phê duyệt dự án đầu tư với 2 mặt cắt như vậy là không phù hợp, sau đó thanh tra Chính phủ đã thành lập đoàn thanh tra toàn diện, từ công tác lập quy hoạch cho đến chuẩn bị đầu tư và phê duyệt dự án, cũng như thực hiện dự án.

Năm 2021 thành phố đã có văn bản chính thức yêu cầu UBND quận Hoàng Mai tạm dừng công tác giải phóng mặt bằng để chờ kết luận của thanh tra Chính phủ, đến năm 2022 Thanh tra Chính phủ có kết luận về việc thực hiện dự án và đến tháng 12/2023 UBND thành phố HN có Quyết định số 6444 phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng đường Tam Trinh, từ đó UBND quận Hoàng Mai mới có cơ sở để tiếp tục triển khai thực hiện dự án.

Ảnh: Hoàng Hà/VOVGT

Ảnh: Hoàng Hà/VOVGT

PV: Được biết đầu năm 2024 UBND quận Hoàng Mai đưa ra quyết tâm hoàn thành công tác GPMB vào tháng 9 vừa qua nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, theo ông lý do vì sao?

Ông Vũ Tuấn Đạt: Trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh, thứ nhất là nguồn gốc sử dụng đất của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ dân ở phường Hoàng Văn Thụ trước đây là đất HTX giao cho các hộ sản xuất nông nghiệp theo hình thức dịch vụ.

Nguồn gốc này không được quy định trong các văn bản pháp luật để xác định loại đất và áp mức bồi thường hỗ trợ, người dân kiến nghị rất nhiều.

Thứ hai, từ ngày 1/8/2024 Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực, cuối tháng 8 thì mới có các Nghị định kèm theo và sau đó UBND thành phố HN mới ban hành QĐ số 56 và gần đây nhất là QĐ số 61 quy định các nội dung liên quan đến bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn thành phố, đến thời điểm này hệ thống văn bản pháp lý vẫn chờ thành phố ban hành.

Ảnh: Hoàng Hà/VOVGT

Ảnh: Hoàng Hà/VOVGT

Mặc dù phải chờ hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ để tiếp tục thực hiện, nhưng chúng tôi đã chủ động cùng với 3 phường là Mai Động, Hoàng Văn Thụ và Yên Sở triển khai tích cực công tác điều tra, kiểm đếm, lập hồ sơ, chuẩn bị sẵn khi có đầy đủ văn bản pháp luật chúng tôi sẽ trình Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư để phê duyệt và chi trả tiền.

Mặc dù thời gian bị chậm, thế nhưng những vấn đề về tháo gỡ chính sách có nhiều cái mới hơn, đặc biệt là các hộ gia đình có nguồn gốc đất trước đây không có quy định để áp dụng được bồi thường hỗ trợ thì hiện nay cũng đã có cơ sở áp dụng và đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho người dân.

Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục hoàn tất công tác điều tra, xác minh đối với các hộ dân có đất bị thu hồi để áp chính sách bồi thường hỗ trợ được chính xác. Đến thời điểm này về mặt bằng chúng tôi đã bàn giao được cho đơn vị thi công 5 vị trí để nhà thầu có điều kiện triển khai trên thực địa và hiện nay đơn vị thi công họ cũng đang triển khai rất tích cực.       

Ảnh: Hoàng Hà/VOVGT

Ảnh: Hoàng Hà/VOVGT

PV: Sau khi điều chỉnh, mục tiêu hoàn thành công tác GPMB trong thời gian tới của dự án là thời điểm nào?

Ông Vũ Tuấn Đạt: UBND quận Hoàng Mai đã yêu cầu các đơn vị thực hiện công tác GPMB, UBND các phường sẽ phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2024, để năm 2025 tập trung vào công tác thi công xây dựng trên thực địa, cố gắng hoàn thành tuyến đường trong thời gian sớm nhất, thông tuyến để cải thiện điều kiện cho người tham gia giao thông trong năm 2025.  

PV: Xin cảm ơn ông!

Hoàng Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phạt nguội và đăng kiểm

Phạt nguội và đăng kiểm

Lâu nay chúng ta đã quen với việc chủ của các phương tiện giao thông, mỗi khi mang phương tiện đi đăng kiểm đều không thể không thực hiện một thủ tục, là kiểm tra lỗi phạt nguội. Tuy nhiên, về nguyên tắc, chủ thể vi phạm luật giao thông không phải phương tiện, mà là người điều khiển phương tiện.

TP.HCM cần chủ động trước diễn biến của đỉnh triều cường

TP.HCM cần chủ động trước diễn biến của đỉnh triều cường

Tuần qua TP.HCM liên tục mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập nặng, các giao lộ bị tê liệt vì tình trạng kẹt xe, những dòng xe nối dài chật như nêm không thể nhúc nhích.

Metro Bến Thành - Suối Tiên khai thác thử toàn tuyến như thế nào?

Metro Bến Thành - Suối Tiên khai thác thử toàn tuyến như thế nào?

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức bắt đầu giai đoạn vận hành thử toàn tuyến, với sự tham gia của gần 500 nhân sự. Giai đoạn thử nghiệm sẽ kéo dài đến hết ngày 17/11/2024.

“Ôi… lại phố đi bộ”

“Ôi… lại phố đi bộ”

Phố đi bộ không chỉ là không gian văn hóa du lịch, mỗi tuyến phố lại mang trong mình một nét đặc trưng riêng để thu hút du khách. Thế nhưng, phải chăng Hà Nội đang có quá nhiều phố đi bộ khiến người dân bị “bội thực”?

Quy hoạch đô thị thế nào dọc theo ga đường sắt tốc độ cao

Quy hoạch đô thị thế nào dọc theo ga đường sắt tốc độ cao

Như VOV giao thông đã đề cập, sự xuất huyện của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam trong thời gian tới tác động đến hoạt động vận tải đường sắt, đường hàng không. Ngoài ra, với hơn 20 nhà ga đặt tại các tỉnh, thành, tuyến đường sắt tốc độ cao cũng sẽ tái cấu trúc đô thị tại các khu vực này.

Luật Đất đai 2024 có ảnh hưởng gì đến nghĩa vụ thuế?

Luật Đất đai 2024 có ảnh hưởng gì đến nghĩa vụ thuế?

Với nhiều chính sách mới được sửa đổi, bổ sung, Luật Đất đai 2024 có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực thuế.

Vì sao Bộ Y tế yêu cầu bắt buộc bổ sung 3 vi chất vào thực phẩm

Vì sao Bộ Y tế yêu cầu bắt buộc bổ sung 3 vi chất vào thực phẩm

Việt Nam thuộc top 26 quốc gia thiếu i ốt và tỷ lệ thiếu kẽm, sắt ở dưới mức khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển về não bộ và thể chất đối với trẻ em trong tương lai.