Vì sao nhiều người chìm trong nợ nần sau khi mua ô tô
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Như đã đề cập, để dẫn tới hiện trạng ùn tắc giao thông kéo dài tại nhiều thành phố tại Đông Nam Á, có rất nhiều nguyên nhân. Theo các chuyên gia, kỷ luật giao thông là một nguyên nhân khác của nạn tắc đường.
Tại nhiều thành phố, người tham gia giao thông có thể thản nhiên dừng và đỗ xe ở những nơi họ không được phép. Xe taxi thường xuyên đỗ trái làn để chờ khách. Trong khi đó, không có chế tài xử phạt nào đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm luật giao thông.
Năng lực đường bộ cũng là một nguyên nhân. Tại các thành phố lớn, tồn tại tình trạng những con đường với nhiều làn xe được xây mới, song hành với những đường ngõ ngách chỉ đủ cho một chiếc xe đi qua. Nhưng theo nhiều chuyên gia, nếu chỉ xây dựng thêm đường và cao tốc thì đó không phải là câu trả lời, thậm chí nó còn tạo ra vấn đề. Nhiều cao tốc từng là giải pháp tháo gỡ của 10 năm trước, giờ bản thân chúng thường xuyên tắc cứng.
Như với trường hợp của chị Yuwashnee Sritharan, một người dân sống tại Kuala Lumpur, Malaysia, dù có nhiều tuyến đường dẫn về nhà, nhưng vào giờ cao điểm, hầu hết các tuyến đường này đều ùn tắc:
“Cho dù tôi có chọn tuyến đường khác để về thì giao thông vẫn sẽ tệ thôi. Nhưng lúc nào cũng có những tuyến vẫn đông nhưng bớt ùn tắc hơn, từ đó giúp tôi giảm được một chút ít thời gian, khoảng 5-10 phút. Chừng đó là không nhiều vẫn còn hơn là không có”.
Theo hãng tin Channel News Asia, nguyên nhân sâu xa nằm ở việc quy hoạch đô thị không theo kịp tốc độ bùng nổ của quá trình đô thị hoá và gia tăng dân số. Ví dụ như tại Jakarta (Indonesia), hầu hết người dân thích ở nhà đất thay vì chung cư, tập thể. Điều này khiến quỹ đất trở nên khan hiếm. Đồng thời, phần lớn các toà nhà văn phòng, toà nhà chính phủ, cơ quan nhà nước v.v… lại nằm ở khu trung tâm thành phố, do đó, càng khiến dòng người đổ về trung tâm ngày một nhiều.
Theo Tiến sĩ Sumet Ongkittikul từ Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan, việc quản lý kiểu thành phố như vậy khiến việc xây thêm cầu đường không phải là lựa chọn hàng đầu, thay vào đó là các phương án sử dụng loại phương tiện có thể chở được một lượng lớn người như xe buýt hay tàu điện sẽ được quan tâm nhiều hơn.
Nhưng đây cũng là một điểm yếu lớn mà nhiều thành phố tại Đông Nam Á đang gặp phải, đó là hệ thống giao thông công cộng thiếu đi sự liên kết, theo chia sẻ của Ekaristi Lydia, người dân sinh sống tại thủ đô Jakarta của Indonesia:
“Tôi sẽ chọn đi phương tiện công cộng thay vì xe cá nhân nếu như chúng dễ tiếp cận hơn và không quá xa nhà. Nếu muốn đi tàu điện, tôi phải đi taxi đến ga tàu, do đó chi phí bỏ ra không ít hơn so với tự đi xe. Hay như với xe buýt, nhiều khi phải mất tới 30 phút để chờ một chuyến xe.”
Tăng cường hệ thống giao thông công cộng có thể giải quyết nạn tắc đường, nghe thì có vẻ đơn giản. Các thành phố ở Đông Nam Á từ lâu đã đầu tư mạnh theo cách này, xây dựng thêm những mạng lưới tàu điện và xe bus trị giá hàng tỷ USD, mở rộng lối đi bộ, tạo điều kiện cho người dùng xe đạp.
Nhưng các chuyên gia cảnh báo việc tập trung quá nhiều nguồn lực cho giao thông cộng cộng có thể phải trả giá đắt, làm thay đổi giá trị đất đai, làm biến dạng quy hoạch và liên kết đô thị.
Theo tiến sĩ Sumet, bên cạnh phát triển giao thông công cộng, các thành phố giờ cần làm tăng chi phí của người sở hữu và sử dụng phương tiện cá nhân. Thu phí tắc đường là giải pháp mới nhất được nhắc tới, dù đây không phải lần đầu tiên chúng được xem xét. Bởi gần như chắc chắn giải pháp này sẽ vấp phải phản ứng trái chiều từ người dân. Singapore đã phải mất nhiều năm trước khi thu phí ERP được áp dụng rộng rãi.
Theo giáo sư Walter Theseira của Đại học Khoa học Xã hội Singapore, không có giải pháp nào toàn diện cho tình trạng tắc đường. Vấn đề sẽ không được giải quyết trong một sớm một chiều bởi nhà chức trách đơn giản là không có khả năng thuyết phục người dân từ bỏ phương tiện cá nhân. Thay vào đó, các thành phố nên xem xét cách tiếp cận từng bước để dần tạo ra sự thay đổi.
Hay đối với Yuwashnee Sritharan, đại dịch COVID-19 vừa đi qua đã đem tới cho cô 1 ý tưởng:
“Đề xuất cá nhân của tôi là sau khi trải qua đại dịch COVID-19, cả thế giới đã nhận ra rằng có tới 80% dân số thực sự có thể làm việc tại nhà. Do đó, nếu các công ty, cơ quan có thể cho mọi người lựa chọn làm việc tại nhà, tôi nghĩ có thể giảm tắc đường tới 20-30% với các điểm nóng giao thông”.
Còn tại các đô thị Việt Nam, tương tự như nhiều thành phố lớn tại Đông Nam Á, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh đầu tư cho hạ tầng giao thông, mở rộng, nâng cấp các công trình thiết yếu...thì cần tổ chức giao thông hợp lý, phát triển hơn nữa vận tải hành khách công cộng.
Triển khai nhiệm vụ bảo đảm ATGT năm 2023, Ủy ban ATGT Quốc gia đề nghị UBND TP Hà Nội, UBND TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn, các địa phương có đông khách du lịch xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện những giải pháp đột phá về chống ùn tắc giao thông.
Trong đó, lực lượng CSGT thường xuyên khảo sát, cập nhật các bất cập, điểm ùn tắc giao thông để có giải pháp phân luồng, điều tiết, tổ chức giao thông hợp lý. Tập trung lập lại trật tự lòng, lề đường; xử lý nghiêm các hành vi sử dụng trái phép lòng, lề đường, hè phố.
Đồng thời, tích hợp kết cấu hạ tầng giao thông hỗ trợ cho vận tải công cộng và các phương thức vận tải bền vững khác như đi bộ, xe đạp trong quy hoạch tổng thể; tổ chức kết nối thuận tiện để người dân sử dụng vận tải công cộng, đặc biệt là kết nối đến nhà ga đường sắt đô thị, trạm dừng xe buýt. Với các giải pháp đồng bộ, việc cải thiện ùn tắc giao thông hứa hẹn sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...
Quan điểm của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng xác đinh Tự chủ về vốn đầu tư và quyết tâm được chuyển giao, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao là những quyết sách rất đúng đắn, tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải làm sao để có thể được thực hiện điều này.
Sau gần 8 năm đưa vào vận hành, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng hư hỏng mặt đường cục bộ tại một số vị trí, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Thời gian vừa qua, sau khi UBND phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã gỡ bỏ nhiều barie chặn xe máy ở một số ngõ trên đường Nguyễn Trãi, thông với phố Thượng Đình, nhiều xe lại chạy vào ngõ rồi cắt ngang đường lớn để lên cầu vượt Ngã Tư Sở.
Sáng ngày 15/12, tại Hà Nội, Cục CSGT tổ chức buổi lễ ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu xuân 2025. Thời gian thực hiện cao điểm tử ngày 15/12/2024 - 14/2/2025.
Thứ nhất, quyền lợi người đang ở đấy là người dân, nếu không rõ ràng, nhất quán thì họ không tham gia. Thứ hai, nhà nước bỏ công sức, duy trì quản lý, người quản lý phải có điều chỉnh cơ chế chính sách sát thực tế hơn.