TP.HCM: Nhà 4 tầng bất ngờ sập đổ, 5 nạn nhân nhập viện
Đến 14 giờ ngày 24/09 lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm 2 nạn nhân mắc kẹt sau vụ sập nhà cao tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
“Hàng ngày tôi lái xe từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại. Mỗi chiều đi như thế mất khoảng 1 tiếng rưỡi. Nếu may mắn thì mất khoảng 1 tiếng 15 phút. Giao thông buổi sáng đỡ hơn một chút nhưng vào giờ cao điểm chiều, thực sự rất tệ.”
Đó là chia sẻ của Yuwashnee Sritharan, một người dân sinh sống tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Tình trạng tắc nghẽn giao thông đã trở lại khi nền kinh tế nước này mở cửa và nhiều người quay lại nơi làm việc sau đại dịch COVID-19.
Theo số liệu từ công ty công nghệ định vị TomTom của Hà Lan, trung bình người dân tại TP Kuala Lumpur bỏ ra 159 giờ để tham gia giao thông trong năm 2022, với tận 75 giờ trong đó là đối mặt với cảnh tắc đường.
Không chỉ tại Malaysia, Ekaristi Lydia, người dân sinh sống tại thủ đô Jakarta của Indonesia cũng chịu tình cảnh tương tự. Mỗi ngày, khi hết giờ làm việc, cô không vội vàng về nhà ngay lập tức mà đi chơi với bạn bè, tới phòng tập gym hay bất cứ việc gì khác để trì hoãn trước khi lên xe để trở về nhà ở vùng ngoại ô phía nam thành phố. Nhưng dù có trì hoãn thế nào, Lydia vẫn sẽ mất ít nhất 90 phút để đi hết quãng đường dài khoảng 30 km để về nhà. Còn tại Singapore, trung bình người dân chỉ mất có 30 phút để đi hết đoạn đường có khoảng cách tương tự.
Với những thành phố mà vấn nạn ùn tắc giao thông đã có từ lâu như Kuala Lumpur, vật lộn với cảnh tắc đường đã trở thành “công việc hàng ngày” với người dân. Dù có thể họ đã quen với việc này, nhưng chắc chắn chả có ai thích thú gì.
Lydia chia sẻ: “Phải đối phó với tắc đường mỗi ngày thực sự rất tệ. Tôi lái xe vào ngày chẵn và đi phương tiện công cộng vào ngày lẻ. Khi tự lái xe, phải nói là thực sự mệt mỏi về mặt tinh thần khi liên tục phải chen chúc giữa dòng xe. Hay chỉ riêng việc nhìn thấy con đường ùn tắc kéo dài cũng đủ mệt mỏi. Còn khi đi phương tiện công cộng thì đỡ hơn một chút vì không phải tự mình lái xe, nhưng phải chuyển phương tiện liên tục hay tranh giành ghế ngồi cũng khá mệt”.
Ùn tắc giao thông hàng ngày đã và đang khiến các đô thị như Jakarta hay Kuala Lumpur phải hứng chịu thiệt hại lớn. Theo thống kê từ TomTom vào năm 2022, trung bình một tài xế tại Bangkok, Thái Lan phải chi 434 đô la Mỹ cho nhiên liệu chạy xe, trong đó có 1/4 là do tắc nghẽn; còn tại Kuala Lumpur, Malaysia là 228 đô la Mỹ với 1/5 là do ùn tắc giao thông.
Trước đó, một báo cáo từ năm 2015 của Ngân hàng Thế giới về giao thông đô thị ở Malaysia cho thấy ùn tắc giao thông ở Kuala Lumpur đã dẫn đến thiệt hại 2% GDP (tương đương khoảng 4 tỷ USD). Còn tại Jakarta, tình trạng tắc nghẽn ước tính gây thiệt hại 5 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm.
Sau đó là ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Việc lái xe trong tình trạn ùn tắc liên miên rất dễ gây stress cho tài xế và có thể dẫn đến hành vi lái xe liều lĩnh, ẩu đả hay thậm chí là tai nạn giao thông.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do mong muốn sở hữu phương tiện cá nhân của hầu hết người dân. Tại Bangkok, Thái Lan, dân số khoảng 11 triệu người nhưng có tới 11,7 triệu phương tiện. Con số này tăng lên tới 20,7 triệu phương tiện so với 13,5 triệu dân tại Jakarta, Indonesia và 9,85 triệu phương tiện so với 9 triệu dân tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Giá xe hơi ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia nhìn chung rất rẻ, đồng thời không có hạn chế trong sở hữu và sử dụng phương tiện cá nhân. Phí đỗ xe rẻ cũng khuyến khích người dân lái xe, khiến tắc đường càng thêm trầm trọng. Ở Bangkok, việc đỗ xe được đánh giá là dễ dàng và "không được kiểm soát". Theo Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan, 80-90% vụ tắc đường ở Bangkok là do đỗ xe.
Quá nhiều phương tiện cá nhân còn là nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm không khí tại các đô thị. Theo hãng tin Channel News Asia, TP Jakarta vào năm 2019 chỉ có duy nhất 2 ngày mà mức độ không khí được coi là trong lành. Còn tại Bangkok, theo AFP, tính từ đầu năm 2023 tới tháng 3, đã có khoảng 1,3 triệu người nhập viện vì ô nhiễm không khí.
Ông Thanachai Mekprasertwanich, người đứng đầu bộ phận Chính sách và Kế hoạch đô thị, Sở GTVT Bangkok, Thái Lan chia sẻ: “Dù tôi là một người rất thích đi bộ đi dạo, nhưng rất khó bởi tình trạng ô nhiễm như hiện tại. Có lúc tôi cảm thấy khó thở và chảy nước mắt. Có lúc thì khi tôi vừa bước vào nhà, những người thân của tối lập tức hắt xì hơi.”
Trước vấn nạn ùn tắc giao thông, các quốc gia tại Đông Nam Á không phải là không đưa ra các giải pháp. Tuy nhiên, cho tới nay, tình hình ùn tắc tại nhiều thành phố vẫn chưa thuyên giảm, thậm chí là có chiều hướng tăng. Nguyên nhân tại sao, mời các đón xem các chuyên mục sau.
Đến 14 giờ ngày 24/09 lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm 2 nạn nhân mắc kẹt sau vụ sập nhà cao tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Sáng 24/9, tại Bệnh viện 30/4 (TP.HCM) –Bộ công An đã tổ chức Hội thảo “Cập nhật chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ” nhân chào mừng tháng Alzheimer thế giới. Chương trình được hợp tác giữa bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu bệnh thoái hóa thần kinh Đại học Y Rostock, CHLB Đức.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn và giảm ùn tắc khu vực nút giao Chùa Bộc – Học viện Ngân hàng trên địa bàn Q. Đống Đa (Hà Nội).
Liên quan đến vụ việc sập căn nhà 4 tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM), Bệnh viện Nhân Dân Gia Định tiếp nhận và tập trung cứu chữa 2 nạn nhân trong trường hợp chấn thương nặng.
Ngày 23/9, tại TP.HCM, hãng xe Morris Garages (MG) ra mắt thị trường 2 mẫu xe phân khúc mới với công nghệ hiện đại, an toàn và mức giá phổ thông.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Khu quản lý đường bộ, các Sở GTVT quản lý ủy thác quốc lộ, các Ban QLDA trực thuộc yêu cầu đẩy nhanh giải ngân kinh phí quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2023.
Một siêu đô thị như TP.HCM đang loay hoay giải quyết bài toán về tắc đường, kẹt xe chưa có lối ra như hiện nay; việc đề xuất làm đường sắt xuyên tâm qua các khu vực sầm uất từ ga Bình Triệu - ga Sài Gòn nối Tân Kiên, huyện Bình Chánh của đơn vị tư vấn là một đề xuất táo bạo.