Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng: Kiểm soát thế nào?

Quách Đồng: Thứ ba 27/12/2022, 14:59 (GMT+7)

Việc vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc, do một số quy định được cho là không còn phù hợp. Tuy vậy, ngay cả khi các vướng mắc được tháo gỡ, thì tải trọng hệ thống cầu đường có đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng ngày càng tăng hay không?

Nếu gỡ được các quy định tại Thông tư 46 và quy chuẩn 49 thì kiểm soát tải trọng thế nào? Việc phân cấp về các Khu Quản lý đường bộ có phù hợp không?

Nói về khó khăn khi xin cấp phép lưu hành xe siêu trường siêu trọng, ông Phí Kim Dũng, Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải Đa quốc gia cho biết, kể từ 25/10/2022, khi Bộ GTVT giao việc cấp giấy phép này cho các Khu Quản lý đường bộ và các Sở GTVT, ông Dũng phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi, từ Cục Đường bộ VN, các Khu Quản lý đường bộ đến các Sở GTVT để xin cấp phép, nhưng đều không đạt mục đích, nơi thì bảo không đủ thẩm quyền, nơi lại nói không dám cấp phép:

"Ví dụ hồ sơ khảo sát, kết quả đấy có lúc các bác ấy bảo phải thẩm định lại, có lúc thì bảo công ty ấy không đủ đảm bảo năng lực để sử dụng làm cơ sở để cấp phép được. Và cái đấy người ta cũng không làm văn bản trả lời, mà người ta cũng chỉ nói qua điện thoại thôi", ông Dũng nói.

Để đỡ mất khách hàng, ông Phí Kim Dũng đành xin cấp phép tại một số Sở GTVT, nhưng phần lớn các địa phương chỉ cấp phép đến 48 tấn, trong khi hàng siêu trường siêu trọng của công ty có khi đến 70-100 tấn, nên thậm chí doanh nghiệp tìm cách đi chui, dù không có giấy phép lưu hành đúng quy định.

Cùng tâm trạng, ông Bùi Huy Dũng, giám đốc Công ty TNHH thương mại vận tải Hùng Dũng (Hà Nội) cũng cho biết, trước đây, gần như ngày nào đơn vị cũng có đơn hàng siêu trường siêu trọng, nhưng việc không xin được giấy phép lưu hành xe siêu trường siêu trọng tại khu vực phía Bắc, doanh nghiệp buộc phải đưa phương tiện vào các tỉnh phía Nam hoạt động:

"Phân khu quản lý đường bộ không nắm được, khi người ta không nắm được thì người ta không dám cấp. Cứ mỗi doanh nghiệp mua hàng chục tỷ, hai chục tỷ tiền đuôi ro-moóc, giờ để chất không luôn. Đến bây giờ tôi phải chạy xe vào tỉnh Đồng Nai, và TP.HCM. Kêu ai được, nên buộc phải mất tiền, chuyển phương tiện đi các tỉnh để xin giấy phép", ông Bùi Huy Dũng nói.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Lý giải về việc khó cấp phép lưu hành xe siêu trường, siêu trọng, ông Đào Quang Hiệp, Trưởng phòng quản lý kết cấu hạ tầng, Sở GTVT Hải Dương cho hay, với những đơn vị xin cấp phép lưu hành qua nhiều tỉnh, Sở GTVT Hải Dương không có đủ thông tin các tuyến đường ở các tỉnh ngoài để thực hiện cấp phép lưu hành theo đề nghị của doanh nghiệp.

Nguyên nhân là do hệ thống dữ liệu công bố khổ giới hạn cầu, đường bộ của các tỉnh trên Website của Cục đường bộ Việt Nam chưa đầy đủ, đa phần là dữ liệu của quốc lộ, chưa có dữ liệu về đường tỉnh, trong khi thời hạn giải quyết thủ tục hành chính chỉ 24 giờ, nên không có cơ sở để cấp phép theo nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy, nếu cấp phép vừa thiếu cơ sở, vừa khó cho công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.

"Dữ liệu cầu đường trên phần mềm của Cục Đường bộ là không có, cho nên anh em các Sở không có dữ liệu nào để cấp được. những cái nào ngoài phạm vi quản lý của Sở thì đều phải từ chối cả, vì dữ liệu không có. Anh không thể cấp vào một tuyến mà anh không biết gì cả", ông Đào Quang Hiệp cho biết.

Là đơn vị quản lý các tuyến quốc lộ khu vực phía Bắc, ông Trần Hưng Hà, Giám đốc Khu Quản lý đường bộ 1 cũng cho biết, đơn vị thường xuyên chủ động lấy dữ liệu tải trọng cầu, đường bộ của toàn quốc, tuyến nào đáp ứng được yêu cầu thì sẽ cấp phép. Tuy vậy, ông Hà cũng thừa nhận với những tuyến đường địa phương, không đủ cơ sở dữ liệu thì Khu quản lý đường bộ cũng không thể cấp phép, bởi sẽ ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa xe quá tải và chất lượng kết cầu cầu đường bộ.

"Rõ ràng là ở cấp Cục thì Cục phải yêu cầu các Sở GTVT báo cáo để có số liệu hoàn chỉnh. Nếu không có thì sao, thì nó ảnh hưởng đến an toàn kết cấu công trình cầu, nếu nó chịu được 3 tấn mà cấp xe 10 tấn vào thì đi tù hết. Mình phải có cơ sở dữ liệu trong tay, cầu nào bị giới hạn thì phải có biện pháp để điều chỉnh luồng tuyến, chứ không thể cấp bừa được", ông Hà nói.

Ông Đăng Văn Chung, Chủ tịch Chi hội Hàng siêu trường, siêu trọng cho hay, việc giao cho các Khu Quản lý đường bộ, các Sở GTVT cấp phép còn nhiều bất cập khi các đơn vị này không nắm bắt được hết tình trạng cầu đường, vận chuyển liên tỉnh: 

"Rất lúng túng, có những khu như Khu Quản lý đường bộ 2 ở Vinh họ chưa cấp phép bao giờ vì ở đó không có doanh nghiệp nào xin phép cả. Rồi là câu chuyện dẫn đường, trong thực tiễn các xe vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng cứ phải dẫn đường lấy đâu ra người, công an với thanh tra lấy đâu ra?".

Ảnh minh họa (Báo Giao thông)

Ảnh minh họa (Báo Giao thông)

Việc giao cho các Khu Quản lý đường bộ, các Sở GTVT cấp phép lưu hành xe siêu trường, siêu trọng tưởng chừng sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi xin cấp phép. Nhưng thực tế việc thiếu dữ liệu về kết cấu cầu đường bộ trên toàn quốc, nhất là các tuyến đường địa phương khiến các đơn vị có thẩm quyền cấp phép không thể tiến hành cấp phép, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến các địa phương có phương tiện đi qua trong việc ngăn chặn xe quá tải nếu phương tiện đi vào đường địa phương có hạn chế tải trọng.

Đây cũng góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Đừng cấp phép qua… Google Map

Năm 2015, Bộ GTVT ban hành Thông tư 46 quy định về tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ, thực chất đã phân cấp cho các Cục Quản lý đường bộ (nay là các Khu Quản lý đường bộ) và Sở GTVT các địa phương.

Cũng tại Thông tư này, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị chức năng, từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT, Cục Đường sắt chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của quốc lộ; đường địa phương; đường ngang trên mạng lưới đường sắt Việt Nam để thường xuyên cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật của đường ngang trong phạm vi cả nước trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Việc cập nhật này phải được thực hiện định kỳ 2 lần/năm để có cơ sở dữ liệu đầy đủ về hệ thống đường bộ trên toàn quốc.

Tuy vậy, đến thời điểm này, hệ thống dữ liệu công bố khổ giới hạn cầu, đường bộ của các tỉnh trên Website của Cục đường bộ VN chưa đầy đủ, chủ yếu được cập nhật dưới dạng báo cáo độc lập của các tỉnh và các Chi cục quản lý đường bộ, chưa tập hợp thành một file dữ liệu tổng hợp trên toàn quốc. Đặc biệt, các dữ liệu hiện có đa phần là dữ liệu của quốc lộ, chưa có dữ liệu về đường tỉnh nên việc giao cho các Khu Quản lý đường bộ, các sở GTVT cấp phép lưu hành xe siêu trường, siêu trọng đã gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Tuy vậy, tại Thông tư này cũng “chừa” ra một số trường hợp giao cho Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định, bao gồm: hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình năng lượng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu khi các Khu quản lý đường bộ, các Sở GTVT không đủ cơ sở cấp phép.

Mặc dù vậy, trong khi việc cập nhật dữ liệu khổ giới hạn cầu, đường bộ của các tỉnh chưa được thực hiện một cách triệt để, tỉnh có, tỉnh không, nhất là với đường địa phương, thì ngày 25/10 vừa qua, Bộ GTVT tiếp tục có văn bản số 11118, trong đó giao toàn bộ việc cấp phép lưu hành xe siêu trường siêu trọng cho các Khu Quản lý đường bộ và các Sở GTVT khiến việc cấp phép của các đơn vị này càng thêm rón rén.

Do vậy, để khắc phục tình trạng này, một số ý kiến đề xuất, ngoài việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục như: chứng minh “không còn phương án vận chuyển nào khác”, hoặc phải khảo sát tuyến đường... được tháo gỡ, Cục Đường bộ VN cần nhanh chóng hoàn thiện phần mềm, cập nhật một cách thường xuyên hệ thống cơ sở dữ liệu tải trọng cầu đường bộ trên toàn quốc, nhất là hệ thống cầu, đường địa phương.

Quá trình cập nhật này, nếu các Sở GTVT không thực hiện đúng yêu cầu, cần có biện pháp xử lý nghiêm theo luật định.

Về phía Cục Đường bộ, cũng cần hoàn thiện hệ thống dữ liệu một cách đầy đủ, chi tiết thành một hệ thống, thậm chí theo từng tuyến đường. Còn như hiện nay, dữ liệu vừa thiếu, vừa rời rạc theo từng file của từng địa phương, vừa khó tra cứu, vừa không đầy đủ.

Chỉ khi có cơ sở dữ liệu này một cách đầy đủ, các Khu Quản lý đường bộ, các Sở GTVT mới có cơ sở để cấp phép lưu hành xe siêu trường, siêu trọng, chứ không phải tra cứu hoặc kiểm soát xe quá tải khi phương tiện lưu thông qua các tỉnh ngoài thông qua… bản đồ google map./.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

 Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Những người “dọn bão”

Những người “dọn bão”

Sau bão số 3, Hà Nội có hàng vạn cây xanh bị đổ. Ngay sau khi bão đi qua, mặc dù vẫn còn mưa, những người dân phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương khắc phục, nhằm sớm ổn định cuộc sống cũng như giao thông tại thủ đô.