Metro số 1 tạm dừng chạy tàu do thời tiết xấu
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Việc ứng dụng công nghệ vượt trội trong việc phát triển các dòng sản phẩm sợi và vải từ bã cà phê đã giúp giảm 50% phát thải carbon, tiết kiệm 30% năng lượng và 70% lượng nước sử dụng trong quá trình nhuộm.
Để hiểu thêm về những ưu điểm thân thiện với môi trường từ việc ứng dụng công nghệ vải sợi S.Café® để hướng đến ngành thời trang xanh, bền vững, VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn nhanh với bà Trần Hoàng Phú Xuân - Nhà sáng lập & Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thời trang Faslink:
PV: Xin chào bà, đầu tiên xin bà cho biết vì sao mà Faslink quyết định tìm đến công nghệ S.Cafe để sản xuất ra sản phẩm vải sợi từ bã cafe??
Bà Trần Hoàng Phú Xuân: Văn hóa uống cà phê là một văn hóa rất là phổ thông trên thế giới và đặc biệt là người Việt Nam của mình thì dường như là mọi người bắt đầu ngày mới với ly café. Mình được biết là tách café mà chúng ta uống thì chúng ta chỉ tiêu dùng có 0,2% thôi, đồng nghĩa với 99,8% là bã thì chúng ta sẽ thải ra môi trường.
Ở Việt Nam đang tiêu thụ khoảng 11 triệu ly cafe mỗi ngày thì như vậy nó rất là lớn. Gần như cũng không có một cái báo cáo nào tại Việt Nam là mọi người sẽ xử lý bã cà phê ra sao. Nó cũng là một dạng rác thải mà nó có gây áp lực đến môi trường. Bởi vì trong bã cà phê mà không được xử lý một cách hợp lý thì nó sẽ gây ra khí mê tan.
Đó là khí chính trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính và cái thứ hai là về nhóm nhà nghiên cứu của Singtex họ tìm thấy được là bã cà phê hoàn toàn có thể là một cái nguyên nguyên liệu đầu vào của sợi vải và họ tận dụng cái tính năng gọi là khử mùi cafe và nguyên tắc của cái công nghệ này là cần xử lý bã cafe trong vòng 48 tiếng. Hiện Faslink và Singtex cũng đã có những cái cam kết để mà có thể thu gom và dùng bã cafe từ Việt Nam
PV: So với các sản phẩm vải khác thì dòng sản phẩm này thân thiện với môi trường ra sao thưa bà?
Bà Trần Hoàng Phú Xuân: Thứ nhất là nó đã thu giải quyết cái lượng rác thải từ bã cà phê đúng không ạ? Và cái thứ hai là nhờ cái công nghệ đã được đăng kí công nghệ độc quyền đã cấp bằng được phần sáng chế tại Mỹ, Nhật Bản thì cái công đoạn nghệ sợi từ bã cà phê có những cái tính năng rất là vượt trội như là khử mùi, chống nắng sáng, hút nhanh, khô nhanh và nhẹ thì những cái tính năng này nó gần như là hiện diện, gọi là vĩnh viễn trên sản phẩm luôn.
Dù là mình mặc 5,7 năm thì cái tính năng này nó vẫn còn ở đó thì hiện nay có rất là nhiều trường phái để tạo ra sản phẩm thì Faslink đang đi theo. Đi theo trường phái là tính năng vĩnh viễn từ sợi chứ không phải là dùng các hóa chất nào để mà tạo ra các tính năng như vậy. Cho nên nó sẽ rất là thân thiện với làn da.
PV: Dự án thu gom bã cafe để làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện như thế nào?
Bà Trần Hoàng Phú Xuân: Thực ra nó là một loại máy, mình sẽ xử lý trong vòng 48 tiếng từ lúc thu gom về rồi, mình qua nhiều công đoạn rồi chuyển cho S.Cafe để làm vải sợi.
Mình tạm gọi có thể là chuyển giao khoảng 30 % cái công đoạn về Việt Nam để mà có thể thu gom bã cà phê từ Việt Nam hiện nay. Song song thì Faslink nghiên cứu thêm là nếu mà chúng ta thu gom một lượng quả cà phê của một cái chuỗi thì nó rất là lớn.
Nên mình thu gom sẽ không chỉ dùm làm vải sợi mà còn có thể làm các dạng than để đốt nóng trong ngành nhuộm, thay lò hơi, hay than nướng BBQ. Cho nên dự kiến cái lượng mà faslink thu hồi thì 30 % sẽ làm sợi và 70 % sẽ là những cái những cái ứng dụng khác của than cafe.
PV: Bà có thể chia sẻ thêm về việc triển khai chương trình tái chế sản phẩm thời trang cũ được làm từ vải sợi S.Cafe vì đây là việc làm khá ý nghĩa và thân thiện với mới trường ạ!
Bà Trần Hoàng Phú Xuân: Trong cái dự án hiện nay của Faslink sẽ thu hồi các cái sản phẩm được làm từ bã cafe này. Ví dụ mình mặc và mình sẽ thu hồi để mình có thể Upcycle & Downcycle với sản phẩm áo quần này. Chẳng hạn giống như là hiện nay thì Faslink đang có những cái tấm nhựa được sản xuất từ quần áo cũ mà ứng dụng của nó có thể làm thùng rác, có thể làm nội thất bàn ghế, tủ, kệ đế lót ly.v.v…, thậm chí là sàn nhà.
Sàn lót nhà hoặc là dùng trong cái công nghiệp ngành xây dựng thì đó gọi là Downcycle, còn Upcycle thì Faslink hiện nay thì cùng với Singtex thì có một công nghệ mới, công nghệ này sẽ chuyển đổi những cái sản phẩm áo quần này trở thành cái vòng đời mới, tạo ra sợi và dựng lại các quần áo mới. Cái phương pháp này thì trên thế giới hiện nay cũng rất là phổ biến.
PV: Cảm ơn bà Trần Hoàng Phú Xuân.
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Theo quy định mới, từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Đồng thời, mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh.
Tình trạng lây nhiễm HIV đang gia tăng trong nhóm đối tượng nam thanh niên, giới trẻ, nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) ... Điều này có thể là một thách thức cho mục tiêu Chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 của Việt Nam.
Ngay trong quý I năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thành lập Tổ công tác với sự tham gia của 5 quận, các chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt và các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường để thực hiện kế hoạch phân loại rác tại nguồn.
Ngoài hỗ trợ về vật chất, lực lượng chức năng địa phương đã huy động thêm nguồn lực để giúp đỡ gia đình các nạn nhân bị ảnh hưởng trong vụ cháy.
Sau 15 tháng thi công 3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa, chỉ bàn làm không bàn lùi thì dự án nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành được 83% tổng khối lượng thi công, đến thời điểm này các mốc tiến độ đề ra đều hoàn thành hoặc sớm hơn kế hoạch.
Nằm giữa lòng Hà Nội, cửa hàng làm bút lông thủ công trên phố Thuốc Bắc vẫn còn giữ được những nét xưa cũ. Thời xưa khi xã hội dùng nhiều bút lông, đây cũng từng là một nghề giúp thị dân giàu có. Qua biến thiên thời gian, nghề làm bút lông thủ công ngày nay ở phố cổ như thế nào?