Chuyện về chiếc máy bay huấn luyện và tuần tra lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam
Ở tuổi 50, ông Trần Hải Đăng đã có một quyết định táo bạo: cùng các đồng sáng lập khởi nghiệp bằng việc sản xuất chiếc máy bay huấn luyện tuần tra TP-150.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Tre Mạnh Tông là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc vì chịu hạn tốt, thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt ở địa phương, nên được người dân lựa chọn để canh tác. Núi Cấm ở tỉnh An Giang có độ dốc ít, nền đất pha cát ở lớp mặt giàu chất dinh dưỡng, khí hậu ôn hoà quanh năm.
Nhờ vậy, loại cây nào sinh trưởng ở đây cũng đều tươi tốt. Nông sản thì mang hương vị đặc sệt núi rừng, chẳng nơi nào có được. Tre Mạnh Tông là một ví dụ điển hình, khi mọc dày đặc, phủ đều ngọn núi.
Sau 2-3 năm, cây tre bắt đầu cho măng, bình quân mỗi bụi cho ra cả trăm ký măng mỗi năm. Khi những cơn mưa đầu mùa rớt hạt, có đủ nước là những mụt măng đầu mùa cũng trồi lên khỏi mặt đất. Măng Mạnh Tông bắt đầu mọc lai rai từ tháng 4-5, nhiều nhất là từ tháng 6-7 (âm lịch). Tre Mạnh Tông cho măng khá lớn, trọng lượng trung bình từ 2,5-3kg/mụt trở lên. Có mụt măng lớn đến 6-7kg, có mụt lên đến chục ký cũng không có gì làm lạ với loại măng Mạnh Tông này.
Giống như bao cư dân xứ núi này, bà Nguyễn Kim Phượng ở thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang sở hữu mấy trăm gốc tre chia sẻ: Mình ghim xuống đó cái rồi tưới sương sương chứ nó đâu có cực như các loại cây ăn trái, nếu lấy măng sớm vừa dứt măng rồi là mình sạ phân là tới mùa là nó có sớm.
Thí dụ mua trễ là có măng trễ, mưa sớm là có sớm, thường thường từ tháng 3, tháng 3 ăn lên, nó có mưa. Mùa măng thì mình đi chích măng, qua mùa măng thì mình xài tre để vuốt đũa.
Măng tre Mạnh Tông nhiều nhất ở núi Cấm, măng khi thu hoạch được người dân gánh hoặc chở bằng xe xuống chân núi để cân cho thương lái. Ngoài cung cấp măng tươi, măng Mạnh Tông thường được các cơ sở nơi đây chế biến thành măng chua, măng khô… vừa dễ bảo quản, vừa dễ cung cấp đi các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Mùa măng tre Mạnh Tông không chỉ mang lại thu nhập cho các hộ nông dân trực tiếp canh tác, mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong địa phương thông qua các công việc vận chuyển, sơ chế và xử lý măng. Mỗi ngày, mỗi lao động có thể kiếm được từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, mặc dù thu nhập không cao nhưng đủ để trang trải cuộc sống cho những người lao động nghèo. Nếu như mọi năm thời điểm này, măng chua có giá hơn 20.000 đồng/kg, thì nay giá măng đang rớt thấp vì vậy người dân đang neo lại chờ giá lên.
Bà Nguyễn Thị Ngoan, ở thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, bày tỏ: Măng tre thì ở đây bán cho người ta còn không thì mần măng chua. Một ký vô mùa 4-5.000. Rẻ vậy đó mà điều ai cũng rẻ hết, nếu mà giữ 5.000 cũng có ăn nữa mà nhiều khi 4.000 cũng không chừng. Măng tre thì không có tốn tiền gì nhiều hết. Coi như là đầu mùa mưa là cô bỏ phân kali với phân lạnh với phân lân. Mấy đứa nó chỉ đặng có sức. Tới mùa mình sắn vậy, lâu lâu mình bỏ một lần vậy chứ không có nhiều. Cô trồng theo ranh vậy không. Miếng đất nào cũng trồng theo ranh chứ không trồng theo đất, theo ranh là nhiều. Ở trong thí dụ trồng dâu, trồng bơ, trồng đủ thứ vậy chứ không có trồng tre hết. Năm nay không có giá, năm ngoái thì bán được 20.000, năm chưa có giá chưa bán. Cực có một cái sắn trong đất, đem ra ranh chở về hà chứ đâu vác nữa. Thời buổi giờ đâu còn vác.
Ngoài ra, khi tre Mạnh tông đạt thời gian từ 4 - 5 năm thì được sử dụng để vót đũa. Mỗi cây tre được người thợ chọn lựa rất kỹ càng. Thân tre phải thẳng, ít cong vẹo… Sau khi đốn tre, người thợ cưa ra từng đoạn, chẻ nhỏ ra thành nhiều lóng. Lúc đầu, chưa biết kỹ thuật, thợ bị cắt trúng tay mà đũa lại cong.
Phải vuốt thật tỉ mỉ thì đũa mới tròn đều. Để tre không bị mối mọt, người dân địa phương ngâm với phèn chua ít nhất 1 năm. Sau khi ngâm xong, bắt đầu việc làm đũa tre, mỗi đôi đũa sau khi vót phải chùi với dầu ăn, rồi đem phơi thật khô, tạo ra đôi đũa sáng bóng mà sử dụng lâu bền.
Bà Phạm Thị Ánh, ở thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cho biết: Trồng tre đơn giản nhưng thu lợi cũng được lắm, đũa tốt là 150.000 đồng/bó 50 đôi là thứ này tốt, còn thứ ngang thì cô bán 100.000 đồng/bó, đũa ngang là nó trắng, trắng nhiều nữa thì cô bán 70.000 đồng/bó.
Ngoài lấy măng, thân tre dùng làm đũa thì tre còn dùng làm thang leo, làm xề, rổ, thúng và đồ thủ công mỹ nghệ. Việc duy trì và phát triển nghề này vừa giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm của bà con lúc nông nhàn tại địa phương.
Ở tuổi 50, ông Trần Hải Đăng đã có một quyết định táo bạo: cùng các đồng sáng lập khởi nghiệp bằng việc sản xuất chiếc máy bay huấn luyện tuần tra TP-150.
Sau loạt bài về câu chuyện “Quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông cách đây nửa tháng, nhiều phụ huynh bày tỏ tán thành với những phản ánh là đúng sự thật, và bữa cơm bán trú của các em có chút chút cải thiện.
Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12
Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.
Chỉ còn hơn một tuần nữa, Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện gây ô nhiễm ở một số khu vực. Tuy nhiên, quyết tâm này không dễ thực hiện khi công tác chuẩn bị chưa sẵn sàng.
Với tất cả tâm huyết và lòng nhân ái, suốt 2 năm qua, vợ chồng ông Mạch Phú Cường và bà Nguyễn Thị Kim Lan ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ cần mẫn chuẩn bị những phần cơm chay ấm nóng, mang đến cho những bệnh nhân nghèo và người nuôi bệnh tại các bệnh viện ở TP. Cần Thơ...
Với những ai thích cà phê thì cà phê vợt luôn có sức hấp dẫn riêng. Không chỉ đơn thuần là một loại thức uống, mỗi ly cà phê vợt còn chứa đựng những câu chuyện và kỷ niệm khó quên của một thời đã qua.