Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Ừ thì cao tốc...

Kiều Tuyết: Thứ tư 05/10/2022, 07:00 (GMT+7)

Đường Vành đai 3 trên cao, ngay cả khi được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc đô thị thì cũng phải đảm bảo chức năng giao thông đô thị rất cao, tốc độ 80km/h và được kiểm soát nghiêm ngặt nguyên tắc kết nối liên hệ mạng lưới đường.

Tuy vậy, từ rất lâu rồi, những tiêu chuẩn này đã trở nên xa lạ với đường vành đai 3 trên cao Hà Nội. Nếu không giải quyết được mâu thuẫn giữa cái tên và thực tại giao thông trên tuyến để có phương án tổ chức giao thông phù hợp, thì mọi giải pháp sẽ chỉ đi vào bế tắc, quẩn quanh.

Gọi vành đai 3 trên cao Hà Nội là cao tốc cũng được, vì bản thân nó được thiết kế chuẩn cao tốc, ít nhất là về vận tốc và số làn. Ngay với cao tốc mới như Cao Bồ - Mai Sơn cũng còn kém xa – vì thi thoảng mới có đoạn dải dừng khẩn cấp chứ không có làn khẩn cấp liên tục và rộng rãi như tuyến này.

Nó cũng hơn đứt cái gọi là “tiền cao tốc” - một làn xe mỗi bên và không có dải phân cách giữa, như đoạn Yên Bái – Lào Cai.

Gọi cao tốc lại càng chính danh, vì nó được đánh số hiệu hẳn hoi, được gắn biển cao tốc ở lối vào, và nằm trong thống kê tổng chiều dài cao tốc của cả nước.

Vậy thì có gì mà tranh cãi?

Người ta tranh cãi vì chỉ khi CSGT rầm rộ ra quân xử lý vi phạm đi vào làn khẩn cấp, nhiều người mới té ngửa: ồ, thì ra đây là cao tốc!

Người ta tranh cãi bởi một sự thật rất bi hài: họ mất ít nhất cả tiếng tiếng đồng hồ để đi quãng đường 8,9km từ Bắc Linh Đàm đến Mai Dịch – tốc độ “rùa” hơn cả phố nội đô, đó là trong điều kiện chưa sự cố.

Người ta tranh cãi bởi một sự chênh lệch rất lạ lùng về tiêu chuẩn: các nút giao cao tốc nhẽ ra phải cách nhau ít nhất 10km, thì đây lại dày gấp 3. Khắc lên, khắc xuống, nhiều như cầu vượt nhẹ.  Đáng nói, tất cả các nút này đều nằm ở quận nội đô.

Người ta cũng tranh cãi bởi việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên tuyến này không có vẻ gì như biện pháp đang áp dụng với cao tốc khác. Các vi phạm đón trả khách, xe 2-3 bánh vào đường cấm, vi phạm về chuyển làn và vượt xe… diễn ra nhức nhối lâu nay, nhưng mãi không thể ngăn chặn.

Lại càng vô lý hơn, bởi chưa thấy cao tốc nào mà có khi mưa bóng mây thôi cũng ngập, mong manh hơn cả đường làng.

Thực tế dù cách rất xa tên gọi, nhưng chuyện vẫn chẳng có gì đáng nói nếu nó không dẫn đến các sự luẩn quẩn, khó xử của rất nhiều bên mà đôi khi không tiện cất lời.

z3736491866444_ee732374b30dc4104bdac9c9b6a909e3-1637

CSGT đang làm rất mạnh chiến dịch xử lý xe vi phạm đi vào làn khẩn cấp. Song chính lực lượng chức năng cũng đau đầu và căng thẳng hơn khi phải đối phó với tình trạng ùn ứ kéo dài hơn, do vẫn lượng xe đó dồn vào các làn còn lại. Sự ùn ứ trên cao tác động liên hoàn, làm tăng áp lực cho hàng loạt nút giao bên dưới, và tăng nguy cơ va chạm giao thông.

CSGT, thanh tra giao thông cũng không thể tuần tra kiểm soát hay xử lý vi phạm trực tiếp một cách thường xuyên như đường đô thị, bởi đã gọi là cao tốc thì điều đó là rủi ro, và có thể gây cản trở lưu thông.

Mặc định là cao tốc, khả năng tác động của ngành Giao thông địa phương thông qua các phương án tổ chức lại giao thông cũng cực kỳ hạn chế, không thể tùy ý điều chỉnh tốc độ hay hạn chế một số nhóm phương tiện theo khung giờ.

Còn người tham gia giao thông thì không biết phải làm sao. Ủng hộ lập lại trật tự kỷ cương cho cao tốc thì đúng rồi, nhưng ai bù đắp cho họ chi phí thời gian, xăng dầu, sức khỏe… do sự ùn tắc thường xuyên, ngay cả khi xe đã vào làn ngay ngắn? Mà thiệt hại của họ cũng chính là thiệt hại của xã hội nói chung.

Đã có nhiều ý kiến đề xuất, ngoài việc xử lý vi phạm làn khẩn cấp, cơ bản vẫn phải đầu tư hoàn thiện vành đai 3,5, vành đai 4 để giảm tải. Nhưng thời gian từ giờ đến đó còn rất dài.

Và sự trói buộc của cái tên cho một con đường đã biến đổi hoàn toàn so với thời điểm được  đặt tên, đang khiến nó và những người liên quan lâm vào khốn khổ một cách bế tắc.

Chẳng nhất thiết phải đổi tên, nếu điều đó có thể gây tổn thương cho những người đã từng tham gia đầu tư hoặc từng tự hào về nó. Nhưng để một niềm tự hào trở thành một bi kịch giao thông thì thật muôn phần có lỗi.

Vì thế, ừ thì cứ coi như nó là cao tốc cũng được. Nhưng cần sòng phẳng với trạng thái của nó, trả lại phương án tổ chức giao thông cần có cho nó; trả lại biện pháp khai thác và vận hành cho nó; trả lại cách quản lý trật tự an toàn cho nó… như cấp độ đường hiện tại mà nó đang thuộc về.

Đó là cách khả dĩ nhất để chấm dứt sự luẩn quẩn và bế tắc lâu nay.

Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.