Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Tỷ giá USD liên tục tăng: Tác động doanh nghiệp ra sao?

Như Ngọc - Anh Thư: Thứ năm 14/09/2023, 08:52 (GMT+7)

Sau một thời gian dài tương đối "yên ả", thời gian gần đây, tỷ giá VND/USD bật tăng. Theo đó, tỷ giá USD trung tâm đã chính thức vượt mốc 24.000 đồng, lên cao nhất lịch sử.

# Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa yêu cầu các bộ, ngành, ngân hàng tiếp tục có giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân. 

# Còn Bộ KH&ĐT cho biết, đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và các biện pháp thi hành của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. 

# Theo Hội Môi giới BĐS VN, dù sắp hết quý III, thị trường BĐS vẫn chưa có nhiều chuyển biến, đặc biệt nhiều DN chưa thể tìm lời giải cho "bài toán" tạo thanh khoản, giao dịch.

# Đáng chú ý, tại kỳ họp thứ 13 dự kiến diễn ra ngày 22/9, HĐND TP. Hà Nội sẽ biểu quyết thông Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận. Đây được coi là một cú hích cho thị trường BĐS tại đây. 

# Sau một thời gian dài tương đối "yên ả", thời gian gần đây, tỷ giá VND/USD bật tăng. Theo đó, tỷ giá USD trung tâm đã chính thức vượt mốc 24.000 đồng, lên cao nhất lịch sử.

Theo giới chuyên gia, tỷ giá trong nước chịu áp lực khi đồng USD tăng mạnh trở lại trên thị trường quốc tế. Về vấn đề này, chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS Nguyễn Chí Hiếu nhận định:

"Từ nay đến cuối năm, với xu hướng có thể ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất hoặc ít nhất là duy trì lãi suất hiện tại. Trong khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ giảm lãi suất, tức là đi ngược lại với xu hướng của Mỹ thì chênh lệch lãi suất càng ngày càng lớn và vì chênh lệch lãi suất nó sẽ đẩy tỷ giá. Cho nên dĩ nhiên là với các doanh nghiệp xuất khẩu thì sẽ có lợi cho cho họ. Thế nhưng, ở chiều ngược lại thì các nhà nhập khẩu phải chịu một cái giá cao. Do đó, hàng nhập khẩu sẽ cộng thêm vào cầu nội bộ của mình thì nó có thể tạo áp lực lớn đến lạm phát."

# Theo các chuyên gia, tỷ giá tăng kỷ lục làm gia tăng áp lực lạm phát do giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hàng hóa tăng lên.

# Sau thời điểm chính thức áp dụng biển số xe định danh, thị trường xe máy cũ đang ngày càng “ế ẩm”. Thậm chí, nhiều cửa hàng xe máy cũ tại TPHCM đã phải đóng cửa, trả mặt bằng. 

# Còn với thị trường ô tô, trong bối cảnh sức mua trầm lắng, các hãng xe đang đồng loạt giảm giá, ưu đãi lớn cho nhiều dòng sản phẩm nhằm cứu vãn thị trường ôtô năm năm nay. 

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, đóng cửa hôm qua ngày 13/9, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hoá nguyên liệu, kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,33% lên 2.313 điểm, đạt mức cao nhất trong 6 tuần, đồng thời nối dài đà tăng sang ngày thứ 4 liên tiếp.

Đà tăng chủ yếu được thúc đẩy bởi sự khởi sắc trên nhóm nông sản. Chốt ngày, 6 trên 7 mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu niêm yết trên Sở Chicago đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh. Dầu đậu tương dẫn dắt xu hướng với mức tăng mạnh 2,75%. Trong khi đó, lúa mì và gạo thô ghi nhận tăng gần 2% giá trị so với ngày trước đó.

Trong bối cảnh thị trường vẫn lo ngại về nguồn cung tại khu vực biển Đen, dự báo sản lượng của Argentina sụt giảm đã tạo hỗ trợ mạnh mẽ cho lúa mì. Cụ thể, mới đây Sở giao dịch ngũ cốc nước này đã hạ dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2023/24 xuống còn 15 triệu tấn, giảm 0,6 triệu tấn do thời tiết khô hạn.

Nga sẽ bán khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Trung Quốc với mức giá chiết khấu cao. Ảnh: Bloomberg

Nga sẽ bán khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Trung Quốc với mức giá chiết khấu cao. Ảnh: Bloomberg

# Trong 3 năm tới, Nga dự kiến sẽ bán khí đốt cho Trung Quốc với mức chiết khấu cao và thấp hơn nhiều so với mức giá mà khách hàng châu Âu sẽ phải trả. 

# Còn theo Bloomberg, lợi nhuận từ việc bán nhiên liệu cho Trung Quốc giúp bù đắp đáng kể cho nền kinh tế Nga, khi doanh số xuất khẩu năng lượng sang châu Âu của nước này sụt giảm mạnh. 

# Trong bối cảnh thế giới có những lo ngại về xu thế đảo ngược toàn cầu hóa thương mại, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã khẳng định xu hướng này sẽ khó trở thành hiện thực. Tuy nhiên, tổ chức này nhấn mạnh những dấu hiệu phân mảnh đầu tiên đang dần xuất hiện và có nguy cơ tác động đối với tăng trưởng và sự phát triển của các nền kinh tế, nếu thế giới không có hành động kịp thời.

Để dập tắt những dấu hiệu phân mảnh đầu tiên đang xuất hiện, thế giới cần hành động. Chuyên gia kinh tế của Tổ chức thương mại thế giới WTO, ông Victor Stolzenburg nhấn mạnh:

"Mọi nền kinh tế đều nên tham gia tái toàn cầu hóa bằng cách đặt hợp tác quốc tế lên hàng đầu, không hành động đơn phương. Điều này sẽ gửi một thông điệp tới tất cả các thành viên khác. Không quan trọng là quốc gia lớn hay nhỏ, tôi cho rằng, mọi quốc gia đều có thể thực hiện phần việc của mình bằng cách đặt hợp tác lên hàng đầu để đảm bảo quá trình tái toàn cầu hóa có hiệu quả. Và bằng chứng trong báo cáo cho thấy tái toàn cầu hóa là cách tốt nhất để giải quyết những thách thức chính của ngày hôm nay."

11

Tổ chức Thương mại thế giới cũng cảnh báo việc phân mảnh thương mại thế giới sẽ khiến thế giới thiệt hại ước tính khoảng 5% thu nhập thực tế, trong đó một số nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt với tổn thất ở mức 2 con số.

# CPI tháng 8 của Mỹ được công bố tăng lên 3,7% từ mức 3,2% vào tháng trước và cao hơn ước tính.

Dù duy trì ở mức cao, nhưng số liệu lạm phát vẫn chưa đủ tác động lớn đến kỳ vọng về quyết định của FED trong cuộc họp ngày 20/9 tới đây. Đón nhận tín hiệu này, TTCK Mỹ có một phiên phân hóa, khi Nasdaq +0,29%, S&P 500 +0,12% riêng DJIA -0,2% khi kết phiên.

# Còn ở trong nước, phiên gần nhất, KLGD khớp lệnh 1,191 tỷ đơn vị, cao hơn phiên trước 25%. Trên biểu đồ, VNIndex có lúc vượt lên vùng 1.250 nhưng giảm điểm trở lại.

Theo SSI Reseach, các chỉ báo kỹ thuật hiện có tín hiệu trung lập, cho góc nhìn chỉ số có thể quay lại đà tăng nhưng cũng chưa thể thoát lên trên vùng 1.250./.

Như Ngọc - Anh Thư/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn