Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Trung Quốc kỳ vọng đội tàu “tóc bạc” sẽ khuyến khích người cao tuổi đi du lịch và tiêu tiền nhiều hơn

Hoàng Anh: Chủ nhật 18/05/2025, 13:24 (GMT+7)

Trung Quốc đã triển khai một đội tàu “Tàu Tóc Bạc” được thiết kế riêng nhằm đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho người cao tuổi, với mục tiêu khuyến khích nhóm dân số này đi lại và chi tiêu nhiều hơn, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với sự suy giảm dân số và nền kinh tế tăng trưởng chậm.

 

Trung Quốc kỳ vọng đội tàu “tóc bạc” sẽ khuyến khích người cao tuổi đi du lịch và tiêu tiền nhiều hơn. (Ảnh: bloomberg)

Trung Quốc kỳ vọng đội tàu “tóc bạc” sẽ khuyến khích người cao tuổi đi du lịch và tiêu tiền nhiều hơn. (Ảnh: bloomberg)

Mỗi năm, tỷ lệ người cao tuổi ở Trung Quốc ngày càng tăng, trong khi tỷ lệ sinh giảm, khiến nền kinh tế ngày càng khó khăn hơn trong việc duy trì hỗ trợ cho họ.

Trước thực tế này, Trung Quốc đang cho ra mắt hàng loạt "tàu bạc" – được đặt tên như vậy vì màu tóc bạc của các hành khách. Những chuyến tàu “tóc bạc” là một nỗ lực nhằm biến một vấn đề kinh tế thành một giải pháp kinh tế.

Quốc gia này hy vọng có thể khuyến khích người về hưu, những người có nhiều thời gian và tiền bạc, bắt đầu chi tiêu nhiều hơn bằng cách đưa họ lên những chuyến tàu đặc biệt – gọi là "tàu tóc bạc" – để đến những nơi họ chưa từng đặt chân tới, nơi họ có thể tiêu tiền dưỡng già và thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

Sáng kiến 'tàu tóc bạc' nhằm mục đích đưa những người về hưu đến thăm các vùng xa xôi của Trung Quốc và thúc đẩy nền kinh tế địa phương. Ảnh: BBC

Sáng kiến "tàu tóc bạc" nhằm mục đích đưa những người về hưu đến thăm các vùng xa xôi của Trung Quốc và thúc đẩy nền kinh tế địa phương. Ảnh: BBC

Có mặt tại nhà ga Bắc Kinh, một hành khách lớn tuổi chia sẻ: "Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ trong nhiều năm. Tôi năm nay đã 66 tuổi. Điều quan trọng nhất là khi đến độ tuổi này, chúng ta phải biết đâu là điều đúng đắn nên làm – và thực sự tận hưởng cuộc sống”.

Các khoang trên những đoàn tàu mới sẽ được điều chỉnh để phù hợp hơn với người cao tuổi, trang bị các tính năng như tay vịn, bình oxy và nút gọi khẩn cấp, trên tàu còn có máy khử rung tim và bộ dụng cụ sơ cứu.

Ngoài ra, trên tàu còn có các nhân viên chăm sóc và đội ngũ y tế chuyên nghiệp có khả năng cung cấp điều trị hạn chế và kê đơn thuốc khẩn cấp.

Buổi sáng đến, hành khách thưởng thức bữa sáng trước khi đến trạm dừng tiếp theo.

Chính những điểm đến kém phát triển hơn dọc theo tuyến đường là những nơi cần được "tiếp sức" cho nền kinh tế.

Những du khách năm xưa nay đã trở lại: "Khi còn trẻ, tôi rất thích tự mình khám phá những vùng đất mới. Bây giờ tôi đã lớn tuổi, tôi có gia đình đồng hành cùng mình."

Lần này, bà cụ còn dẫn theo cả cháu gái.

Các khoang trên những đoàn tàu mới sẽ được điều chỉnh để phù hợp hơn với người cao tuổi, trang bị các tính năng như tay vịn, bình oxy và nút gọi khẩn cấp, trên tàu còn có máy khử rung tim và bộ dụng cụ sơ cứu. (Ảnh: CNN)

Các khoang trên những đoàn tàu mới sẽ được điều chỉnh để phù hợp hơn với người cao tuổi, trang bị các tính năng như tay vịn, bình oxy và nút gọi khẩn cấp, trên tàu còn có máy khử rung tim và bộ dụng cụ sơ cứu. (Ảnh: CNN)

Tất nhiên, chỉ riêng những chuyến đi như thế này sẽ không thể giải quyết triệt để vấn đề chi tiêu thấp tại Trung Quốc. Nhưng theo các nhà kinh tế, ít nhất đây cũng là một bước đi đúng hướng.

Theo kế hoạch được Bộ Thương mại và Du lịch Trung Quốc cùng các cơ quan chính phủ khác công bố, mục tiêu là triển khai một mạng lưới “tàu bạc” trên toàn quốc vào năm 2027.

Hệ thống đường sắt khổng lồ của Trung Quốc – nối từ các tỉnh phía Bắc lạnh giá gần Siberia đến vùng đồi cận nhiệt đới giáp Việt Nam – đã vận chuyển hơn 4 tỷ lượt hành khách trong năm ngoái.

Trong khuôn khổ kế hoạch “tàu tóc bạc”, các quan chức Trung Quốc cũng kêu gọi các điểm du lịch nổi tiếng nâng cấp cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách lớn tuổi, đồng thời mời gọi các thương hiệu ẩm thực và đoàn biểu diễn nghệ thuật tham gia phục vụ trên các đoàn tàu mới.

Trong nhiều thập kỷ, người lao động Trung Quốc thường nghỉ hưu tương đối sớm: nam ở tuổi 60, và nữ có thể từ 50 tuổi – dù năm ngoái chính phủ đã công bố kế hoạch nâng dần độ tuổi nghỉ hưu này.

Ông Trương Lĩnh Vân (Zhang Lingyun), giáo sư và là tổng biên tập điều hành của tạp chí Tourism Tribune cho biết: “Người cao tuổi, đặc biệt là người đã nghỉ hưu, có cả thời gian và nguồn lực tài chính để đi du lịch”.

'Tàu tóc bạc' có những đặc điểm đặc biệt để đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho hành khách lớn tuổi. (Ảnh: BBC)

"Tàu tóc bạc" có những đặc điểm đặc biệt để đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho hành khách lớn tuổi. (Ảnh: BBC)

Các đoàn tàu này là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm “thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ”, điều mà chính phủ đang gặp khó khăn khi khuyến khích giới trẻ, những người đang phải đối mặt với tình trạng thiếu việc làm và thị trường bất động sản ảm đạm.

Trong khi đó, dân số già của Trung Quốc đang tăng nhanh – nhóm người trên 60 tuổi đã chiếm 22% tổng dân số vào năm ngoái – còn lực lượng lao động (từ 16 đến 59 tuổi) lại đang giảm dần.

Theo đài truyền hình quốc gia CCTV, hiện tại, Trung Quốc có 1.860 đoàn tàu du lịch trên toàn quốc,. Nhóm khách hàng chính là người trung niên và cao tuổi, chiếm 80% doanh thu bán vé.

Một số công ty đường sắt đã bắt đầu hướng tới nhóm hành khách lớn tuổi, hay còn gọi là nhóm khách “tóc bạc”.

Một đoàn tàu khởi hành gần đây từ thành phố Thành Đô, phía Tây Nam, cho chuyến du ngoạn kéo dài 5 ngày đã mang đến cho hành khách lớn tuổi màn trình diễn dân ca Trung Quốc và nghệ thuật “biến diện” – một loại hình kinh kịch truyền thống trong đó diễn viên thay đổi mặt nạ đầy màu sắc một cách nhanh chóng theo điệu nhạc.

Chuyến tàu này đi về phía Nam, đưa du khách ngắm biển hoa cải rực rỡ ở Lạc Bình (tỉnh Vân Nam) và hẻm núi Mã Lĩnh Hà (tỉnh Quý Châu), cũng được trang bị phòng karaoke, phòng chơi cờ và khu đọc sách.

Du khách tham gia vào điệu múa truyền thống của người Naxi tại một trung tâm văn hóa. (Ảnh: BBC)

Du khách tham gia vào điệu múa truyền thống của người Naxi tại một trung tâm văn hóa. (Ảnh: BBC)

Hành khách Lý Quang Phúc chia sẻ: “So với các chuyến tàu khác, tàu này hiện đại hơn ở mọi phương diện. Có tiếp viên, nhân viên y tế, toa ăn uống – cái gì cũng có”.

Một số hành khách khác cho biết: “Phương tiện di chuyển ưu tiên nhất đối với tôi là tàu hỏa. Chúng tôi đặt niềm tin hoàn toàn vào sự an toàn của tàu hỏa và tốc độ di chuyển chậm của loại phương tiện này cũng phù hợp với người già như chúng tôi”.

“Suốt dọc đường đi, chúng tôi được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp và phong cảnh tuyệt vời của đất nước”.

Còn tại Việt Nam, hiện ngành đường sắt cũng đang trong quá trình tìm cách “hồi sinh” và tái định vị vai trò trong hệ thống giao thông quốc gia.

Sau thành công của tàu chất lượng cao SE19/20 (Hà Nội – Đà Nẵng), trong năm 2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục đưa vào khai thác đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn - Đà Nẵng), kết nối trọn vẹn hành trình Hà Nội - Đà Nẵng - Sài Gòn; đồng thời khai trương đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” và đoàn tàu “Hành trình đêm Đà Lạt”, được hành khách đón nhận và đánh giá cao.

Liên hệ với câu chuyện của Trung Quốc, Việt Nam cũng đang dần bước vào giai đoạn già hóa dân số. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2036, nước ta sẽ chính thức bước vào giai đoạn “dân số già”. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu đi lại an toàn, tiện nghi và phù hợp với thể trạng của người cao tuổi sẽ ngày càng tăng.

Do đó, ngành đường sắt có thể học hỏi mô hình “Tàu tóc bạc” để nghiên cứu phát triển các toa tàu chuyên biệt hoặc dịch vụ ưu tiên cho người cao tuổi – như lối lên xuống tàu thuận tiện hơn, ghế ngồi êm ái, nhà vệ sinh thân thiện, đội ngũ hỗ trợ y tế hoặc nhân viên có kỹ năng chăm sóc người già trên tàu.

Hướng đi này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm của nhóm hành khách lớn tuổi, khai thác tiềm lực tài chính của nhóm khách này, mà còn giúp dịch vụ đường sắt ngày càng phát triển.

Hoàng Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông lên 150 - 200 triệu đồng để tăng sức răn đe

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông lên 150 - 200 triệu đồng để tăng sức răn đe

Cho rằng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông là 75 triệu đồng còn thấp, đại biểu Quốc hội đề nghị nâng mức này lên 150–200 triệu đồng, tránh trường hợp "phạt tiền ít người dân vẫn cố tình vi phạm".

Phật tính giữa đường

Phật tính giữa đường

Có khi, bạn không nhận ra mình đang ngang qua một mái chùa, cho đến lúc giật mình bởi một tiếng chuông…

Những trụ sở bỏ hoang giữa lòng Thủ đô

Những trụ sở bỏ hoang giữa lòng Thủ đô

Các trụ sở bỏ hoang giữa lòng Hà Nội giống như những ‘bóng ma’ kiến trúc, không chỉ làm xấu mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và cảm nhận của người dân về sự phát triển và quản lý đô thị. Không những thế, đây là một sự lãng phí…

Nhếch nhác con đường gốm sứ

Nhếch nhác con đường gốm sứ

Hơn một thập kỷ trước, Con đường gốm sứ ven sông Hồng từng là niềm tự hào của Hà Nội – một biểu tượng nghệ thuật gắn liền với đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Gặp gỡ thi ca – Học sinh chuyên văn trò chuyện cùng nhà thơ

Gặp gỡ thi ca – Học sinh chuyên văn trò chuyện cùng nhà thơ

Thơ không chỉ là tiếng nói của trái tim, mà còn là nơi con người tìm thấy sự kết nối giữa cảm xúc và tư duy, giữa cái riêng và cái chung, giữa quá khứ và hiện tại.

Việt Nam được khuyến nghị thiết kế an toàn cho xe đạp và người đi bộ

Việt Nam được khuyến nghị thiết kế an toàn cho xe đạp và người đi bộ

Từ góc độ kinh tế, việc đi bộ và đi xe đạp an toàn đã được chứng minh là có thể giúp tăng doanh số bán lẻ cho các doanh nghiệp, tạo việc làm và thúc đẩy du lịch.

Nguy hiểm từ việc tách nhập làn trên cao tốc

Nguy hiểm từ việc tách nhập làn trên cao tốc

Việc di chuyển trên cao tốc đang ngày một phổ biến. Di chuyển trên những tuyến đường dài, thường trực tốc độ cao chắc chắn người tham gia giao thông sẽ đối mặt với những áp lực nhất định, những đoạn vào ra cao tốc cũng được xem là thử thách với nhiều bác tài, đặc biệt là những lái mới.