Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Trẻ con đang bị điều khiển bởi tham vọng của cha mẹ?

Quách Đồng: Thứ năm 07/03/2024, 18:39 (GMT+7)

Việc trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam có thể dừng tuyển sinh lớp 6 từ năm 2024-2025 đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Một số phụ huynh rất bất ngờ, lo lắng, nhưng ở góc độ khác, một số ý kiến cũng cho rằng việc dừng tuyển sinh hệ chuyên ở cấp THCS là đúng, bởi việc học quá hiều, ôn luyện cường độ cao từ nhỏ không phù hợp cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ nhỏ.

Điều này cho thấy có sự mâu thuẫn giữa mong muốn của cha mẹ và tinh thần bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

Các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển chọn lớp 6 chuyên Hà Nội - Amsterdam. (Ảnh minh hoạ: Tienphong.vn)

Các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển chọn lớp 6 chuyên Hà Nội - Amsterdam. (Ảnh minh hoạ: Tienphong.vn)

Chị Nguyễn Thị Liên (ở Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), có 2 con học lớp 7 và lớp 4, đều học trường gần nhà và năm nào cũng nghỉ đủ 3 tháng hè. Lựa chọn này ban đầu không được chồng ủng hộ, nhưng chị vẫn giữ nguyên lập trường và thuyết phục chồng để con có thể sớm tự đi học và về nhà, sớm học cách tự lập, thay vì phải chạy đua ôn tập vào các trường chuyên, lớp chọn:

"Không nên vào trường chuyên vì nó gâp áp lực thi cử cho các con và nhiều gia đình cũng chạy theo, bắt con luyện lò, luyện thi từ lớp 1, làm mất tuổi thơ của nó. Nhưng em nghĩ hầu hết, mấy khi nó đã đủ tuổi nhận thực được vấn đề đấy đâu, hầu như theo ý của bố mẹ nhiều hơn. Em thấy như thế là áp đặt việc học của con, như thế nó mất tuổi thơ của trẻ".

Dù bất ngờ với việc trường Amsterdam dừng tuyển sinh hệ chuyên cấp THCS, song, anh Nguyễn Thành Văn, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ, đó là điều cần thiết và tốt cho trẻ em, để các em không phải chạy đua quá sớm, đánh mất tuổi thơ, bởi đa số phụ huynh mong muốn và có kỳ vọng để định hướng con trẻ, nhưng đó là tâm lý của người lớn: "Học sinh có nhiều quyền lựa chọn mà. Kể cả xóa trường chuyên thì học sinh cũng có cơ hội và có ý thức để học toàn diện hơn. Học sinh vẫn có thể tập trung vào những môn là thế mạnh của các em để tiếp tục lên cấp 3 các em định hướng các môn chuyên mà".

Trước đó, ngay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn trả lời Hà Nội và đề nghị Hà Nội dừng tuyển sinh hệ chuyên bậc THCS ở trường chuyên Amsterdam Hà Nội. Thông tin này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, bởi nhiều gia đình đã cho con ôn luyện từ lớp 1, lớp 2, thậm chí có trẻ 5 năm không có nghỉ hè để tập trung vào việc học.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc dừng tuyển sinh hệ chuyên cấp THCS là đúng và bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Theo đại diện Cục trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong một số cuộc hội thảo, hội nghị, nhiều chuyên gia cũng đồng tình, cho rằng việc định hướng các trường chuyên từ cấp 2, hay tham gia những cuộc thi quá sức của trẻ, không phải là mong muốn hay ý chí của trẻ em, đó chủ yếu là định hướng của phụ huynh.

Theo vị đại diện này, với tâm sinh lý của trẻ em lứa tuổi cấp 1, rất khó để tự định hướng mình có học chuyên hay không để “gồng mình” luyện thi. Bởi vậy, các chính sách, quy định của các lĩnh vực đều phải được xây dựng phù hợp với đối tượng tác động, và đặc biệt nhất là lĩnh vực giáo dục, đối tượng chịu tác động là trẻ em.

Một lớp học STEAM dành cho học sinh THCS tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ảnh: Trường THPT Hà Nội - Amsterdam).

Một lớp học STEAM dành cho học sinh THCS tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ảnh: Trường THPT Hà Nội - Amsterdam).

Dưới góc độ tâm lý giáo dục, ông Nguyễn Đình Sơn, Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội phân tích, để thi chuyên THCS, các em phải ôn luyện từ lớp 2, vô cùng vất vả, cùng với phương pháp học tập quá nặng so với sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Thậm chí nhiều em không thể theo kịp chương trình hoặc không đạt kết quả như mong muốn, dẫn tới những áp lực trong học tập, căng thẳng. Như vậy, kể cả về khoa học, tâm lý đều không tốt cho trẻ em, chưa kể việc học tập quá nhiều còn cướp đi cơ hội vui chơi và phát triển toàn diện của các em.

"Thứ nhất cái đấy mang kỳ vọng đến cho con quá sớm, thứ 2, đấy mới chỉ là một phần của phát triển thôi, đó là vấn đề về điểm số, chứ chưa chắc phản ánh vấn đề tư duy. Do đó mong cha mẹ có cách nhìn thực chất nhất, là mình mong muốn cái gì ở con mình, không tạo nên cái sự thất vọng cho chính bản thân và cho chính con mình", ông Nguyễn Đình Sơn cho biết.

PGS.TS Trần Thu Hương, Khoa tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cũng bày tỏ, cấp 1 là giai đoạn nhận thức của các em đang trên đà phát triển, cảm xúc đang dần đạt đến đỉnh cao, nên việc tập trung học với cường độ cao có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy của các trẻ em, khiến trẻ em không được sống đúng với độ tuổi của mình, được giải trí, sáng tạo…  

Trong khi đó, việc gò ép con học và thi vào lớp chuyên, lớp chất lượng cao chỉ là mong muốn của bố mẹ, nên việc Bô Giáo dục và Đào tạo yêu cầu dừng tuyển sinh hệ chuyên cấp THCS là quyết định vì quyền lợi của trẻ em: "Điều đó không đáp ứng được nhu cầu và ý chí của bố mẹ đâu, bởi bố mẹ nào cũng muốn con mình phải học tốt, phải đạt kết quả tốt, tất nhiên không phải 100% nhưng rất nhiều bố mẹ vẫn đang kỳ vọng con mình phải ở đỉnh cao. Nhưng khi con ở đỉnh cao, mà nó chỉ có một mình thôi, thì đấy là vấn đề. Cho nên các bố, các mẹ cũng cần phải suy nghĩ một cách thấu đáo và đứng ở góc độ của các con".

Đối với nhiều bậc phụ huynh, việc dừng tuyển sinh hệ chuyên cấp THCS của trường Amsterdam (Hà Nội), trường Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) có thể coi là cú sốc khi trước đó cả phụ huynh và học sinh đã phải qua quá trình chạy đua ôn luyện. Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng, việc áp đặt ý chí, mong muốn của phụ huynh vào trẻ em, nhất là lứa tuổi học sinh cấp 1 có thể sẽ khiến trẻ không được sống đúng với độ tuổi của mình, được học, được chơi, phát triển tư duy và sự tương tác xã hội cần thiết.

Thực chất, việc ôn luyện vào trường chuyên, lớp chọn từ quá sớm là do bị điều phối bởi tham vọng của cha mẹ. Bởi vậy, nhìn từ góc độ khác, quyết định yêu cầu Hà Nội dừng tuyển sinh hệ chuyên cấp THCS cũng là vì lợi ích của trẻ em./.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Hàng loạt cây xanh rợp bóng mát trên quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM bất ngờ bị cắt tỉa nhánh. Trong đó, có nhiều cây bị cắt trụi, chỉ còn phần gốc và nhánh. Nguyên nhân vì sao?

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Khi con đường hiện đại bậc nhất Thủ đô ngập rác

Sau khi Vành đai 2 trên cao (Hà Nội) đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở được thông xe toàn tuyến đến nay tình hình vệ sinh môi trường trên tuyến đường này như thế nào?

Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Hà Nội sống và yêu: Chuyện về những ngôi biệt thự cổ

Biệt thự cổ là di sản tinh thần của người Hà Nội, mỗi viên gạch, mỗi đường nét trạm trổ đều mang trong mình ký ức về một Hà Nội thời "vang bóng”. Trớ trêu thay, nét kiến trúc hiếm hoi ấy đang dần lạc lõng giữa lòng phố thị hiện đại như những mẩu chuyện nhỏ sau đây...

Làm gì để xóa “điểm đen” TNGT trên cầu vượt Hoàng Hoa Thám?

Làm gì để xóa “điểm đen” TNGT trên cầu vượt Hoàng Hoa Thám?

Thời gian qua, không chỉ xảy ra ùn tắc giao thông, khu vực cầu vượt Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM) cũng liên tục xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đây là cầu vượt được xác định là điểm đen về tai nạn giao thông vào tháng 12/2023.

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức: Trồng 103 cây hoa ban khánh thành công viên đường Võ Nguyên Giáp

TP Thủ Đức (TP.HCM) đã ươm mầm 103 cây hoa ban tại Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố với hạt giống được mang về từ Điện Biên và được trồng tại công viên đường đại tướng Võ Nguyên Giáp bên bờ sông Sài Gòn.

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Nghề ủn khách lên tàu có gì thú vị?

Để đảm bảo các chuyến tàu có thể chuyên chở một lượng lớn hành khách và vẫn chạy đúng giờ, đơn vị quản lý hệ thống tàu điện ngầm Nhật Bản Japan Rail đã tuyển dụng những nhân viên "oshiya" hay còn gọi là "pusher" với nhiệm vụ duy nhất là đẩy, nhồi nhét được nhiều khách nhất có thể vào mỗi chuyến tàu.

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Tín dụng xanh: Động lực cho phát triển kinh tế xanh

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới, là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn.