Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

TP.HCM: Quy hoạch năng lượng mới, năng lượng tái tạo đạt 15% công suất hệ thống

Mai Ngọc: Thứ sáu 04/08/2023, 08:58 (GMT+7)

Hầu hết sản lượng điện năng sẽ được tiêu thụ tại chỗ, phần điện năng dư còn lại (nếu có) sẽ phát ngược lên lưới điện và được Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) mua lại theo giá cố định trong vòng 20 năm.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 02/8, trả lời câu hỏi của PV VOV Giao thông về những giải pháp ưu tiên thúc đẩy phát triển điện từ nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo tại TP.HCM trong bối cảnh hiện nay; Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - môi trường, Sở Công thương Ngô Hồng Y cho biết: Thành phố ưu tiên quy hoạch các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo (Năng lượng điện mặt trời mái nhà và Năng lượng điện từ chất thải rắn (rác thải), Năng lượng điện gió) nhằm đảm bảo mục tiêu tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo so với công suất cực đại của hệ thống điện đạt tối thiểu 15%.

Ông Ngô Hồng Y - Trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương

Ông Ngô Hồng Y - Trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương

Cụ thể, đối với Năng lượng điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), TP thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nguồn điện mặt trời của Chính phủ, nhiều hộ gia đình, cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đã lắp đặt các hệ thống điện mặt trời trên mái các công trình để phát điện.

Hầu hết sản lượng điện năng phát sẽ được tiêu thụ tại chỗ, phần điện năng dư còn lại (nếu có) sẽ phát ngược lên lưới điện và được Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) mua lại theo giá cố định trong vòng 20 năm. Tuy nhiên, từ 01/01/2021 đến nay, việc ký hợp đồng mua bán ĐMTMN đang tạm dừng để chờ cơ chế, chính sách mới của Chính phủ.

Tính đến nay, Thành phố có 14.210 dự án/hệ thống ĐMTMN với tổng công suất là 358,38 MWp, chiếm tỉ lệ 3,71%/ĐMTMN của cả nước và chiếm 7,82% so với công suất đỉnh năm 2021 (4.580 MW) của lưới điện Thành phố. 

Hiện nay, theo Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Sở Công thương xây dựng Đề án sử dụng các mái nhà là tài sản công để lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Đồng thời, Thành phố cũng đang phối hợp với Bộ, ngành trung ương xây dựng dự thảo Nghị định triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 trong đó có nội dung xây dựng trình tự thủ tục triển khai thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà công sở trình Thủ tướng Chính phủ để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Về Năng lượng điện từ đốt rác phát điện, trong thời gian qua, TP đã kêu gọi đầu tư xử lý rác bằng công nghệ đốt rác - phát điện với mong muốn có những nhà máy xử lý rác thông minh, vừa xử lý rác, vừa tạo năng lượng an toàn cho môi trường. Hiện TP.HCM đang kiến nghị Bộ Công thương bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia một số dự án đốt rác phát điện bao gồm: Dự án Nhà máy đốt rác phát điện của Công ty Cổ phần VietStar có công suất 40 MW; Dự án Nhà máy đốt rác phát điện của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa có công suất 40 MW. Ngoài ra, một số dự án đốt rác phát điện đang trong quá trình triển khai các bước chuẩn bị đầu tư với tổng công suất đến năm 2030 là 340 MW.

Về năng lượng điện gió, hiện nay đang có 2 nhà đầu tư đề xuất Thành phố cho phép khảo sát để đề xuất dự án điện gió tại vùng biển ngoài khơi huyện Cần Giờ với công suất 1.000MW và 6.000MW.

Đại diện Sở Công thương cũng nhận định, các dự án phát triển năng lượng tái tạo hiện chưa có trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Sở Công Thương đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, bổ sung các dự án năng lượng tái tạo vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

TP.HCM là khu vực không có nguồn điện tại chỗ đủ lớn, nguồn chủ yếu từ các khu vực lân cận. Vì vậy, phát triển nguồn tại chỗ để cung cấp cho Thành phố là rất hiệu quả và phù hợp với sự phát triển chung.

Nhằm giảm nhu cầu truyền tải điện từ bên ngoài; cũng như góp phần giảm dòng ngắn mạch cho lưới điện của khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cần nghiên cứu các nguồn điện tại chỗ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển KT-XH của Thành phố.

 

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Chỉ số MXV-Index suy yếu sau hai ngày khởi sắc

Chỉ số MXV-Index suy yếu sau hai ngày khởi sắc

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường.

Hơn 100 doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu từ đầu năm

Hơn 100 doanh nghiệp chậm trả nợ trái phiếu từ đầu năm

Trong tháng 7/2024, đã ghi nhận thêm 3 doanh nghiệp công bố chậm thanh toán gốc khiến cho tổng số chậm trả lên tới 116 doanh nghiệp.

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

TP.HCM hiện có 22.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị. Song, đến nay mới di dời được 5.000 căn, ước tính chỉ đạt khoảng 77 % kế hoạch.

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Ông Hai Ri và đội chữa cháy tình nguyện

Việc phát hiện, chữa cháy có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào lực lượng cơ sở tại chỗ. Nhận ra vai trò của nhân dân cho công tác chữa cháy của địa phương mà lão nông Hai Ri đã mạnh dạn lập ra Đội chữa cháy lưu động tình nguyện tại phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.

Đồng Nai: Hơn 3.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Đồng Nai: Hơn 3.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Xã lộ 25 thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ dân. Từ nhiều năm nay, các hộ dân này vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng, cả giếng đào và giếng khoan.