Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Chia sẻ tại tọa đàm “Tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp: Bài toán công nghệ và chính sách” ngày 19/8, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, 7 tháng đầu năm 2024, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam rất cao.
Cùng với đó, tăng trưởng về điện cũng đạt mức 14%, so với hơn 4% của năm 2023.
Theo ông Dũng, sử dụng năng lượng tiết kiệm đối với khu vực sản xuất có tác động rất lớn và đảm bảo vấn đề cung cấp đủ điện cho toàn xã hội. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong thực hiện tiết kiệm điện.
"Nhiều doanh nghiệp còn hạn chế về nhận thức, đôi khi chưa thực sự quan tâm tới vấn đề tiết kiệm điện. Một số không đủ năng lực, chưa tiếp cận được công nghệ hoặc khó khăn về mặt tài chính. Tôi đánh giá đây là khó khăn lớn của các doanh nghiệp. Thứ hai là nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng, chưa tối ưu hóa được dây chuyền sản xuất, quy trình sản xuất dẫn tới việc vẫn còn sử dụng năng lượng một cách lãng phí", ông Nguyễn Quốc Dũng nhận định.
Ông Dũng cho rằng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở các doanh nghiệp sản xuất rất là lớn. Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, Việt Nam có thể tiết kiệm khoảng từ 20-30% năng lượng sử dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp. Đánh giá của Bộ Công Thương thậm chí lên tới 30-35%. Đây là con số rất lớn về tiềm năng tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Ông Đặng Hải Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho rằng, năng lượng chiếm phần lớn trong cơ cấu giá thành của sản phẩm. Với cam kết trung hòa carbon, hiện Chính phủ cũng như các bộ, ngành ban hành rất nhiều chính sách liên quan đặc biệt là tiết kiệm năng lượng.
Đối với châu Âu, năm 2026 sẽ bắt đầu đánh thuế và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.
“Chúng ta đang có những thách thức do các thị trường ở ngoài nước đặt ra. Đây cũng là cảnh báo với doanh nghiệp. Để tiết kiệm năng lượng hoặc giảm dấu vết carbon thì bài toán công nghệ đi liền các vấn đề liên quan đến nguồn lực đầu tư, từ trang thiết bị hạ tầng đến con người”, ông Đặng Hải Dũng nêu quan điểm.
Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian qua, nhiều chính sách đã được ban hành, đặc biệt là từ 2010 có Luật sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đến thời điểm này, đã có khoảng 16 thông tư, 2 nghị định và 2 quyết định Thủ tướng cũng như khoảng 34 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được ban hành liên quan đến tiết kiệm năng lượng.
Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, ông Mạch Đình Khoa, Giám đốc Phát triển chiến lược kinh doanh và hoạt động thương mại, Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam cho rằng, tiết kiệm năng lượng có tác động rất lớn với doanh nghiệp.
Có hai khía cạnh mà doanh nghiệp cần phải chú ý liên quan đến tiết kiệm năng lượng. Một là một số ngành, chi phí điện đang chiếm từ 15 đến 20% tổng giá thành sản xuất của mỗi sản phẩm. Với thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì việc tối ưu hóa chi phí sản xuất, đồng thời có thể hạ giá bán sản phẩm hoặc giữ nguyên giá bán sản phẩm là việc rất quan trọng.
Doanh nghiệp nếu không có yêu cầu về tiết kiệm năng lượng sẽ dẫn đến chi phí tiếp tục tăng cao kéo theo giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Mặt khác, tiêu chuẩn của các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đang chú trọng đến việc thống kê và sử dụng phát thải carbon, nên khi sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng tốt, thông qua giảm khí thải carbon tốt sẽ là những tiền đề, những tiêu chuẩn quan trọng giúp doanh nghiệp có lợi thế hơn khi cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.