Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tự hào hàng Việt Nam - Tinh hoa hàng Việt Nam

Tìm giải pháp nâng tầm thương hiệu cho đặc sản miền núi

Thái Sơn: Thứ ba 10/10/2023, 20:07 (GMT+7)

Hiện nhiều sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc miền núi đã xây dựng được bản sắc để cạnh tranh và đưa vào hệ thống phân phối. Tuy nhiên, chưa có nhiều thương hiệu uy tín được đưa ra thị trường.

Các đơn vị sản xuất cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của thiết kế, tính mỹ thuật, văn hóa cũng như xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

Chia sẻ tại tọa đàm “Định vị thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” ngày 9/10, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định, khi nói đến sản phẩm của vùng núi thì đây là sản phẩm vùng miền, kể cả tiểu thủ công mỹ nghệ hay sản phẩm nông sản. Thế nhưng làm thế nào để nó gắn với thương hiệu của một doanh nghiệp đây là cả một câu chuyện.

"Vùng miền là tốt, có tính lan toả tốt, nhưng để nhận diện được trong vùng miền đó có hình ảnh, có vai trò, có nỗ lực, cho chất riêng, chất đặc sắc mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm vùng miền ấy thì đó là vấn đề", TS. Võ Trí Thành lưu ý.

 

Theo TS. Võ Trí Thành, để nâng cao giá trị thương hiệu, nâng tầm cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cần có tích truyện và gắn với xu thế phát triển xanh. ·     

Bên cạnh đó, cần sự vào cuộc của nhiều “nhà” như các già làng, nghệ nhân kể những câu chuyện về cuộc đời họ và những hiểu biết của họ để tạo nên câu chuyện của sản phẩm; nhà khoa học, những người làm truyền thông hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng doanh nghiệp.

"Sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chứa đựng cả 2 điều trên, vừa có dấu ấn văn hoá, có tích truyện rất hấp dẫn lại vừa bắt nhịp được với xu thế, đòi hỏi hiện nay là lối sống, cách sống: xanh, phát triển bền vững. Đây là nền rất tốt cho xây dựng thương hiệu", TS. Thành chia sẻ.

Na Chi Lăng - sản vật bậc nhất xứ Lạng

Na Chi Lăng - sản vật bậc nhất xứ Lạng

Còn theo ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ Việt Nam, để định vị được thương hiệu cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cần chú ý 6 yếu tố.

Thứ nhất, cần xác định đúng nhu cầu của thị trường và có các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc (trung cấp - cao cấp); thứ hai gắn truyền thống văn hoá với phát triển thương hiệu vùng miền và xây dựng thương hiệu quốc gia; thứ 3 định vị được không gian của hàng thủ công vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; bên cạnh đó, tăng cường công tác liên kết giữa hộ sản xuất với doanh nghiệp; cần quảng bá chuyên nghiệp hơn; và cuối cùng cần những chính sách mạnh mẽ hơn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

"Tôi cũng đã cố đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay đang đứng ở đâu?” trong bối cảnh trên thế giới có 8 tỷ dân và trên 200 quốc gia. Và tôi đã phải thừa nhận 1 điều rằng, như chiếc gùi của đồng bào dân tộc Cơ-tu ở địa bàn tỉnh Quảng Nam là một trong số những sản phẩm đứng đầu thế giới. Tuy nhiên làm thế nào để đưa được sản phẩm này cũng như định vị thương hiệu của sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước, để xây dựng được hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm thủ công thì tôi nghĩ còn nhiều vấn đề", ông Lê Bá Ngọc bày tỏ.

Bà Lê Thị Hằng - Detech Coffee

Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, bà Lê Thị Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần cà phê Detech cho hay, xuất phát từ niềm tự hào, niềm tin vào tiềm năng của cà phê Việt Nam, trong đó cà phê Arabica Sơn La có những đặc điểm riêng, khác biệt. Chính vì vậy, doanh nghiệp quyết định xây dựng thương hiệu cho cà phê Arabica Sơn La hỗ trợ tạo kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc thiểu số ở đó, giúp họ có một cuộc sống ổn định hơn.

"Động lực để Công ty cà phê Detech đến với ý tưởng đưa sản phẩm của thương hiệu cà phê Sơn La đến với thị trường tiêu dùng, xuất phát từ việc chúng tôi rất tự hào và có niềm tin vào tiềm năng của cà phê Việt Nam", bà Lê Thị Hằng chia sẻ.

Theo bà Hằng, hiện nay, Detech Coffee đã chinh phục được thị trường quốc tế. Qua đây, công ty mong muốn mang giá trị văn hóa vùng miền của Sơn La đến với thị trường nước ngoài để thu hút không chỉ khách nội địa mà cả khách quốc tế đến với vùng nguyên liệu. Từ đó gia tăng kinh tế, tạo công ăn việc làm và phát triển du lịch cộng đồng văn hóa, cà phê ở khu vực Sơn La, Tây Bắc.

 

Ý kiến của bạn
Xe buýt đi sân bay Nội Bài: Chi phí rẻ, chất lượng cao

Xe buýt đi sân bay Nội Bài: Chi phí rẻ, chất lượng cao

Với ưu điểm “thuận tiện-đúng giờ-văn minh”, hai tuyến buýt chất lượng cao 86 và 68 đang ngày càng được nhiều hành khách lựa chọn khi di chuyển lộ trình từ trung tâm thành phố Hà Nội lên Sân bay Nội Bài.

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Giá xăng E5 RON 92 giảm 584 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 506 đồng/lít, dầu diesel giảm 605 đồng/lít, từ 15h hôm nay.

Thu phí cao tốc bỏ barie, bao giờ liên thông các tài khoản?

Thu phí cao tốc bỏ barie, bao giờ liên thông các tài khoản?

Bộ GTVT đã yêu cầu các doanh nghiệp triển khai dự án Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm- Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt, thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam áp dụng công nghệ thu phí không dừng không có barie đầu vào.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương kỷ niệm 120 năm thành lập

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương kỷ niệm 120 năm thành lập

Với những đóng góp tích cực trong suốt hơn 1 thế kỷ qua, bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã vinh dự đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng 3 do Chủ Tích Nước tặng

Sẽ ra sao nếu quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Sẽ ra sao nếu quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Mới đây, trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tào Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội cũng đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học.

Bố trí giờ bay đêm đáp ứng nhu cầu đi lại trong cao điểm Tết

Bố trí giờ bay đêm đáp ứng nhu cầu đi lại trong cao điểm Tết

Trong Kế hoạch công tác phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm TTATGT trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân Giáp Thìn năm 2024 được Bộ GTVT ban hành mới đây, Cục Hàng không VN được giao chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm soát an ninh, an toàn bay.

Hàng triệu xe sắp phải kiểm định, kế hoạch chống ùn ứ thế nào?

Hàng triệu xe sắp phải kiểm định, kế hoạch chống ùn ứ thế nào?

Đến đầu tháng 12 sẽ hết thời hạn giãn chu kỳ kiểm định đối với ô tô đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải, hàng triệu phương tiện sẽ phải quay trở lại kiểm định. Đồng thời cuối năm cũng là cao điểm trong kiểm định, dự báo số lượng phương tiện đến thời hạn kiểm định rất cao.