Điểm chung của những vụ tai nạn liên hoàn?
Những cú va chạm kinh hoàng, những chiếc xe biến dạng, những mảnh vỡ la liệt… Cảnh tượng hỗn loạn của các vụ tai nạn liên hoàn khiến người ta không khỏi rùng mình.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nhựa tái chế trong nước và Jesmonite là 2 vật liệu chính được tiệm lựa chọn để thổi sức sống mới vào những vật dụng nhỏ bé, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày như móc chìa khóa, giá đỡ điện thoại, đèn bàn,…
PV VOV Giao thông có dịp trò chuyện với bạn Trần Thị Thanh Trâm để hiểu thêm về những thông điệp về môi trường mà tiệm muốn gửi gắm qua những vật dụng xanh của mình.
PV: Xin chào, điều gì đã thôi thúc chị Trâm thành lập “tiệm nửa thước” và lựa chọn nhựa tái chế như 1 nguyên liệu chính trong những sản phẩm của Tiệm?
Chị Trâm: Cách đây 5 năm, xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân, khi đó thì Việt Nam rất hiếm, không có những nhà có thể cung cấp những sản phẩm “cá nhân hóa”, Mình nghĩ mình thật sự yêu thích mình có khả năng làm và thị trường có nhu cầu, tại sao không thử, và thế là tiệm nửa thước được thành lập ra bởi 2 người bọ mình.
Chủ yếu bọn mình là 100 % tự học - tự làm. Style của tiệm mình là kết hợp nhiều chất liệu, vốn là những người quan tâm đến môi trường, bọn mình đã rất thích và quyết sử dụng tấm nhựa tái chế có nguồn gốc tại Việt Nam để làm vật liệu chính trong các sản phẩm của mình từ đầu năm nay.
Ví dụ một cái sản phẩm mà được rất nhiều bạn yêu thích đó là móc khóa cũng như là giá đỡ điện thoại làm bằng tấm nhựa tái chế, nhỏ xinh, chắc chắn, bền bỉ, để mang theo hàng ngày.
PV: Bên cạnh nguyên liệu là nhựa tái chế trong nước, Jesmonite cũng là nguyên liệu chính trong các sản phẩm của tiệm. Vậy jesmonite là gì và lợi ích vật liệu này mang lại cho môi trường ra sao?
Chị Trâm: Trong quá trình tự học, thử nghiệm trên nhiều chất liệu, thì Năm 2019 bọn mình đã tìm thấy vật liệu tên Jesmonite, vật liệu được sản xuất tại Anh với những đặc tính ưu việt mà những vật liệu khác chưa có được.
Jesmonite là vật liệu 2 thành phần, thích hợp làm đồ trang trí ứng dụng phương pháp đổ khuôn.Vật liệu này lên màu rất sặc sỡ, tự do sáng tạo, pha ra màu yêu thích.
Và đặc biệt là Jesmonite không độc hại, an toàn khi mình tiếp xúc với da, hô hấp, hít thở và thân thiện với môi trường. Vật liệu đạt được chứng nhận (NON VOCs) và đạt chứng nhận chống cháy đặt chuẩn Châu Âu. Đặc biệt vật liệu này có tính tái tạo và tái chế cao.
Trong quá trình sử dụng, nếu mình có lỡ tay làm vỡ, bạn đừng vội vứt mảnh vỡ đi, mà hãy nhặt lại, gửi lại cho tiệm hoặc tự có vật liệu và khuôn tại nhà, bạn có thể tái tạo thành một sản phẩm mới.
PV: Lựa chọn những vật liệu thân thiện với môi trường để làm ra những sản phẩm vậy “ tiệm” muốn gửi gắm thông điệp gì về môi trường qua những sản phẩm “xanh” của mình?
Chị Trâm: Sản xuất bền vững luôn là nỗi trăn trở của bọn mình kể từ đầu thành lập. Với việc sử dụng quá nhiều nhựa gây nên tác động tiêu cực đến môi trường sống, bọn mình muốn đóng góp một phần sức lực, kiến thức, kinh nghiệm chế tác trong việc biến tấm nhựa tái chế vô tri vô giác thành những sản phẩm thiết thực và hữu dụng trong đời sống hàng ngày.
Đồng thời thông qua những sản phẩm này, tiệm muốn giới thiệu, lan tỏa, giúp nâng cao nhận thức về việc sử dụng sản phẩm làm bằng vật liệu tái chế tại Việt Nam. Hy vọng câu chuyện của Trâm và Tiệm Nửa Thước, sẽ một phần nào truyền cảm hứng cho các anh chị và các bạn về việc ý thức hơn trong việc dùng túi nhựa và hãy dùng đồ tái chế.
Chúng ta khó tránh khỏi việc triệt để không sử dụng túi nhựa, túi nylon trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhưng chúng ta có thể hạn chế sử dụng ít nhất có thể và nếu đã có thì hãy dùng đi dùng lại nhiều lần và cuối cùng là hãy tái chế chúng. Chúng ta hãy góp sức nhỏ để làm nên một cuộc sống xanh to lớn trong tương lai.
PV: Xin cảm ơn chị.
Những cú va chạm kinh hoàng, những chiếc xe biến dạng, những mảnh vỡ la liệt… Cảnh tượng hỗn loạn của các vụ tai nạn liên hoàn khiến người ta không khỏi rùng mình.
Hiện nay tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi qua địa phận TP. Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang đang được Bộ Giao thông Vận tải giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư nâng cấp, sửa chữa mặt đường với tổng mức đầu tư khoảng 750 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, gần 200 tình nguyện viên với nhiều lứa tuổi nhiều lứa tuổi, đang học tập, làm việc và sinh sống tại thành phố Hà Nội đã thực hiện nhặt rác trên tuyến đường Phạm Hùng.
Từ 20/9, Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Hà Nội triển khai vé xe buýt ảo không cần internet. Đây được coi là bước tiến mới trong nỗ lực hiện đại hóa, giúp người dân di chuyển thuận tiện hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho cả hành khách lẫn cơ quan quản lý.
Những tuyến đường có tên gọi không rõ ràng về tính chất con đường khiến cho công tác quản lý “lập lờ”, người vi phạm bị xử phạt không khâm phục.
Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) là một loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm và đang trong tình trạng nguy cấp tại Việt Nam. Tại Sơn Trà, Đà Nẵng hiện nay có khoảng hơn 1300 cá thể loài chà vá chân nâu đang tồn tại ngoài tự nhiên.
Sau mưa bão, nhiều xe ô tô bị ngập nước, bị bẩn dẫn đến nhu cầu vệ sinh xe ô tô tăng cao. Với công nghệ rửa xe tự động, khách hàng chỉ cần “bỏ ra” 2’30’’ để chiếc xe ô tô của mình được vệ sinh sạch sẽ.