Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé và câu chuyện mâu thuẫn mặn – ngọt

Kim Loan: Thứ ba 04/04/2023, 18:09 (GMT+7)

Sau hơn một năm vận hành, bên cạnh những công năng được phát huy thì câu chuyện mâu thuẫn mặn - ngọt lại được đề cập khi một số vùng nuôi tôm Bạc Liêu, Sóc Trăng đang "khát mặn".

Có ít nhất 15 nghìn hecta diện tích nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu “khát” nước mặn từ đầu năm đến nay. Theo truyền thống, sau khi thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm, nông dân ở huyện Hồng Dân bắt đầu cải tạo vuông để thả con giống.

Nhưng từ sau Tết, nước mặn không đáp ứng được nhu cầu thả tôm, có nơi độ mặn xuống thấp chỉ đạt 1 - 2‰, trong khi nuôi tôm phải cần độ mặn từ 10 - 15‰.

 Huyện Hồng Dân nằm ở vùng giáp nước giữa triều cường Biển Tây và phụ thuộc vào lịch điều tiết nước mặn phía Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu. Dự kiến năm 2023, huyện thả trên 26.260 hecta mặt nước nuôi tôm nhưng đến nay nông dân mới cải tạo ao đầm được khoảng 30 - 40% diện tích.

Anh Trần Thanh Tạo – ngụ tại xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân cho biết: Năm nay nước mặn về vùng này ít quá, cũng mong Ngành chức năng đưa nước mặn về nhiều và sớm hơn để người dân thả tôm giống. Hiện giờ thì các hộ cải tạo ao thì cũng đã cải tạo rồi mà nước ngọt còn nhiều quá nên chưa thả con giống được.

Empty

Bất cập phát sinh ở vùng thiếu nước mặn này đã được Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu chỉ ra là do việc vận hành đóng mở các cửa cống Cái Lớn - Cái Bé thời gian qua chưa cắt được các đợt triều cường Biển Tây về địa bàn tỉnh. Các đợt triều cường Biển Tây vẫn tác động vào khu vực phía bắc huyện Hồng Dân theo xu hướng mất đỉnh triều mặn, tăng đỉnh triều ngọt, kết hợp nguồn nước ngọt chảy về từ sông Hậu làm cho 5.000 hecta ở khu vực này đang diễn biến theo hướng ngọt hóa dần, khó khăn trong nuôi trồng thủy sản.

Để “hóa giải” mâu thuẫn mặn ngọt, Bạc Liêu kiến nghị Bộ NN&PTNT tính toán vận hành cống Cà Mau nằm cuối trục kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp để trực tiếp điều tiết thêm lượng nước mặn từ Cà Mau về.

Theo đơn vị quản lý và vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, nếu đưa mặn vào đảm bảo cho nuôi tôm nước lợ ở Hồng Dân ( Bạc Liêu) và Gò Quao ( Kiên Giang) thì sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của Long Mỹ (Hậu Giang). Đồng thời có nguy cơ mặn xâm nhập sâu lên thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng). Vì vậy, cần phải có sự phối hợp, trao đổi trong công tác vận hành các công trình do các địa phương quản lý thuộc hệ thống.

Ông Lê Tự Do – Giám đốc Chi nhánh ĐBSCL, Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Miền Nam – đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống cống Cái Lớn – Cái Bé cho rằng: Kiên Giang đã có những dự án để hoàn chỉnh khép kín vùng đê biển Tây và phía hạ du. Các cơ quan chuyên môn đang nghiên cứu để đề xuất xây dựng hệ thống phân ranh. Chúng tôi đanh đánh giá, rà soát, cập nhật bổ sung cho quy trình vận hành. Sau khi xây dựng hoàn chỉnh loạt công trình khép kín kết hợp với quy trình vận hành thì chúng tôi sẽ phối hợp với các địa phương vùng hưởng lợi để vận hành phát huy công năng tối đa của cả hệ thống.

Ngoài ra, trong khi vận hành vì mục tiêu ngăn mặn cho vùng rộng lớn hệ thống gây trở ngại cho vấn đề khác như dềnh nước, tiêu úng… tại một số khu vực trũng thấp trong khi hạ tầng đê bao hiện có chưa đáp ứng.

Bên cạnh những mặt bất cập đang cần điều chỉnh thì qua một năm vận hành, “siêu cống" Cái Lớn - Cái Bé cũng được nhìn nhận là đã mang lại hiệu quả cao về điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, từ mùa khô năm 2021 đến nay, 02 tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang không phải đắp đập tạm để kiểm soát mặn. Tiết kiệm ít nhất 30 tỉ đồng/năm cho mỗi địa phương. Đồng thời, điều tiết nước ngọt để pha loãng những vùng “mặn cực đoan” để hỗ trợ sinh hoạt và giúp nông dân giữ vững mô hình kinh tế nuôi tôm.

Ông Lê Quốc Việt – Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Kiên Giang cho biết: Những huyện ven biển nhưn An Biên, An Minh… hằng năm luôn cần một lượng nước ngọt để pha loãng độ mặn để đảm bảo điều kiện sống và nuôi tôm. Trong năm nay, khi vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé đã đáp ứng được yêu cầu này. Trước mắt là mô hình sản xuất của địa phương không bị ảnh hưởng, vẫn theo truyền thống như từ trước đến nay. Từ đây, nếu có hiện tượng bất lợi giống như đợt hạn mặn lịch sử 2016 thì chúng ta vận hành cống để giảm độ mặn. Nếu không sẽ thiệt hại rất lớn cho nông dân.

Tháng 3/2022, công trình "siêu cống" Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 chính thức được đưa vào vận hành, trong đó cống Cái Bé đã vận hành tạm trước đó một năm. Với tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng, "siêu cống" sẽ cùng các công trình liên quan kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên hơn 384.000 hecta thuộc các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Trong đó hơn 346.000 hecta là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Bên cạnh đó, dự án này đã tạo ra sinh kế mới cho các vùng hưởng lợi.  Đơn cử như tỉnh Hậu Giang, địa phương triển khai dự án xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn - Cái Bé. Huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh là hai địa phương được chọn để triển khai thí điểm 4 mô hình sinh kế: lúa - tôm; lúa - rau màu; khóm - thủy sản và trồng mãng cầu xiêm. Các mô hình sinh kế bước đầu mang lại hiệu quả cho người dân như tăng năng suất, tăng thu nhập, đồng thời giúp nông dân chủ động trong sản xuất, nhất là các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng hạn, mặn.

Từ khi cống Cái Lớn, Cái Bé đưa vào vận hành, khai thác, vùng sản xuất tại khu vực này chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn. Cũng theo các địa phương vùng hưởng lợi, việc vận hành đáp ứng nhu cầu sản xuất đa mục tiêu ngọt - mặn - lợ đang phát sinh những khó khăn, bất cập là điều không tránh khỏi. Nên giải pháp triển khai ngay chính là xây dựng và kiện toàn hệ thống công trình phân ranh giữa các tiểu vùng sinh thái (mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên, ngọt) ở địa phương để khép kín và dễ dàng kiểm soát nguồn nước.

Ông Lê Tự Do – Giám đốc Chi nhánh ĐBSCL, Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Miền Nam cho biết: Hệ thống Cái Lớn – Cái Bé không chỉ có 03 công trình, mà còn rất nhiều công trình khác như: Châu Thành, An Minh, An Biên 1, An Biên 2, cụm Tắc Thủ. Đây là những công trình mang “sứ mệnh” ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên phải khép kín đồng bộ. Hiện các công trình này chưa xây dựng hoặc xây dựng chưa đồng bộ nên cần triển khai. Ngoài ra, Kiên Giang đang gấp rút để hoàn thiện để khép kín tuyến đê biển Tây.

Để tránh nguy cơ xung đột giữa các mô hình kinh tế ngọt - lợ - mặn của người dân trong vùng dự án, các cơ quan chuyên môn và các địa phương tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình thực tế, đề xuất giải pháp. Khuyến cáo đến từng hộ dân tuân thủ lịch thời vụ sản xuất để tránh xung đột nhu cầu sử dụng nước trong cùng thời điểm, góp phần bảo vệ mùa màng của người dân.

ừ khi vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé, các địa phương trong vùng hưởng lợi đánh giá là chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn, nhất là trên cây lúa

ừ khi vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé, các địa phương trong vùng hưởng lợi đánh giá là chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn, nhất là trên cây lúa

Sau một năm vận hành hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1, Bộ NN&PTNT đã dành thêm 700 tỉ đồng để đầu tư cho giai đoạn 2. Có thể thấy, những bước đi “thận trọng” để thích ứng với BĐKH đã được Bộ - Ngành triển khai từng bước. Lẽ tất nhiên, hạn chế tồn tại phải được điều chỉnh và lộ trình này rất cần sự ủng hộ của nhân dân và các nhà khoa học. 

Thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé và câu chuyện mâu thuẫn mặn – ngọt

“Sứ mệnh” của hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên cho 05 địa phương vùng hưởng lợi. Tuy nhiên, sau 1 năm vận hành, có nhiều bất cập ảnh hưởng đến sinh kế của nông dân. Điều này phải được ghi nhận và có giải pháp tháo gỡ.

Trước tiên, cần nhìn nhận hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé chỉ là công trình đầu mối lớn và chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát ở những năm cực đoan, khi mà các hệ thống công trình nội đồng không thể kiểm soát được thì các công trình này mới điều tiết và đưa chế độ thủy văn và xâm nhập mặn về như 1 năm bình thường và khi đó thì các công trình nội đồng lại vận hành đảm bảo sản xuất.

Để phát huy dự án này cần phải có những công trình bên trong vùng dự án để phục vụ cho từng vùng sản xuất. Mà những công trình liên quan này chưa được đầu tư đồng bộ và khép kín nên dẫn đến việc chưa giải quyết triệt để, hài hòa mâu thuẫn mặn - ngọt giữa các địa phương.

Mới đây, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt dự án cụm công trình Tắc Thủ và công trình thủy lợi ven biển Tây. Đây gọi là giai đoạn 02 của dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé và cũng là tên gọi tắt của các công trình phụ trợ bên trong vùng dự án. Mục tiêu của hệ thống này là điều tiết nước cho phía Nam sông Cái Lớn và vùng Bắc Cà Mau.

Đồng thời, hỗ trợ nước có độ mặn thấp để nuôi tôm trong mùa khô. Ngoài ra, ban hành chức năng cho các cống ven biển để giữ ngọt cho sản xuất lúa. Lộ trình hoàn tất hệ thống này là 04 năm kể từ ngày khởi công. Ở giai đoạn này, rất cần độ quyết liệt của các địa phương trong việc giải phóng mặt bằng đảm bảo khởi công sớm.

Đối với một dự án công trình lớn như các cống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, sẽ có những tác động trong khi vận hành đó là gây dềnh nước, tiêu úng… tại một số khu vực trũng thấp. Hạ tầng hiện có chưa đáp ứng. Vấn đề này tỉnh Kiên Giang đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ đầu tư dần, kết hợp nâng đê bao làm đường giao thông nông thôn.

Trong lúc bị tác động “ngược” từ hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé, các nhà khoa học nên tham vấn người dân tiếp tục nghiên cứu về mô hình phát triển bền vững có thể dựa theo các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên: Sinh kế của người dân (1), Ổn định hoặc có lợi về môi trường (2), Hiệu quả kinh tế của những hạng mục có thể tính ra thành tiền (3).

Cuối cùng, cần sự chỉ đạo quyết liệt từ Bộ - Ngành về đến địa phương. Khi giải ngân phải bắt tay khởi công và cán đích công trình sớm. Có như vậy, “siêu” hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé mới thật sự là công trình “để đời” cho vùng châu thổ Cửu Long và “xứng đáng” là công trình ích lợi, vạn dân hưởng - vạn dân khen.

 

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Nơi âm dương không cách trở

Nơi âm dương không cách trở

Phố Giáp Nhị (Q. Hoàng Mai) có nhiều ngõ ngách chằng chịt đặc trưng đúng chất Hà Nội phố. Nhưng có điều kỳ lạ khi khám phá ngang dọc con phố này sẽ thấy một khu phố mà người dân đang chia sẻ không gian sống với những ngôi mộ.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.