Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực

Nhật Minh: Thứ tư 27/11/2024, 10:25 (GMT+7)

Dù có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp cũng như thế mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy, hải sản; đầu tư vào công nghệ cao nuôi trồng, canh tác,...Thế nhưng việc chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng đã khiến những tiềm năng của ĐBSCL chưa được khai phá hết.

“99% doanh nghiệp phụ thuộc vốn vay ngân hàng”, là khẳng định của ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, TP.Cần Thơ tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” vừa diễn ra tại thành phố Cần Thơ cách đây ít ngày.

Theo ông Bình, từ năm 2011 đến năm 2017 có rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tham gia thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn ở khắp các tỉnh thành vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do không tiếp cận được vốn vay để đáp ứng thanh toán cho các khâu trong chuỗi liên kết nên các cánh đồng liên kết bị giảm dần. Đến cuối năm 2022, ở ngành hàng lúa, gạo chỉ còn lại 2 doanh nghiệp còn duy trì cánh đồng liên kết đó là Công ty Trung An ở Cần Thơ và Tập đoàn Lộc Trời ở An Giang.

Với kinh nghiệm của mình, ông Bình phân tích các số liệu cụ thể về số tiền ngân hàng cần cho vay để thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao; các hiệu quả, giá trị mang lại từ 1 triệu ha cánh đồng có liên kết và không liên kết sau một năm… Từ đó, ông cho rằng nếu cứ để ngành hàng lúa, gạo Việt Nam sản xuất, kinh doanh như hiện tại thì mỗi năm nước ta tự đánh mất khoảng 5 tỉ USD.

Ông Bình đề xuất cần có nhiều nguồn vốn khác nhau để người làm trong ngành hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL có thể tiếp cận được: Từ xưa đến giờ các doanh nghiệp hầu như không tiếp cận được nguồn vốn vay dài hạn. Bắt buộc khi muốn xuất khẩu gạo thì phải có nhà máy, nhà máy xay thì bắt buộc doanh nghiệp phải lấy vốn ngắn hạn chuyển sang. Chính vì thế bây giờ chúng ta giữa ngân hàng với doanh nghiệp căn vào quy định trong tiêu chỉ của đề án mà chúng ta sắp xếp lại nguồn vốn.  

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, đã có nhiều cơ chế đồng hành phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL, đặc biệt là các sản phẩm, ngành hàng nông sản chủ lực của vùng. Tính đến hết tháng 9/2024, dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn đạt 643 nghìn tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ của vùng và chiếm 19,5% tổng dư nợ tín dụng cả nước; dư nợ ngành lúa gạo tại vùng đạt khoảng 124 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so cuối năm 2023, chiếm 11% dư nợ toàn vùng và 53% dư nợ tín dụng lúa gạo cả nước. Tuy vậy, trên thực tế, việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản ở ĐBSCL còn khó khăn.  

Theo ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển ngành hàng nông nghiệp nông sản chủ lực ở ĐBSCL hiện tại đang gặp nhiều khó khăn như rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu. ĐBSCL là cùng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như: nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và manh mún. Phần lớn nông hộ ở ĐBSCL có quy mô sản xuất nhỏ, chưa có sự liên kết chặt chẽ làm cho việc áp dụng công nghệ vào quản lý trở nên khó khăn.

Cũng theo Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ, việc thiếu minh bạch và quản lý tài chính; thiếu tài sản thế chấp; chi phí vốn cao; chưa có nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp; thiếu cơ chế bảo hiểm nông nghiệp...đã khiến các ngân hàng khó kiểm soát và khó đánh giá chính xác về rủi ro tín dụng.

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững. (Nhật Minh/Mekong FM)

Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững. (Nhật Minh/Mekong FM)

Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, cần tiếp tục xác định nông nghiệp, nông thôn nói chung và lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất, chế biến, thu mua, tiêu thụ xuất khẩu lúa gạo, thủy sản nói riêng là những lĩnh vực được ưu tiên và ngành ngân hàng sẽ tập trung vốn để đầu tư. Hướng dòng vốn tín dụng vào các chương trình tín dụng xanh, tín dụng phục vụ xuất khẩu, tín dụng theo các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp: Ngân hàng người ta sẵn sàng nhưng mà đối với ngân hàng phải giảm thiểu rủi ro trong điều kiện thiên tai, thời tiết. Thành ra đây là một bài toán. Phải làm sao giải quyết được bài toàn này.

Ở góc nhìn của mình, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường đề xuất một số giải pháp cụ thể. Trong đó có, tăng cường hợp tác giữa chính quyền địa phương, ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm xây dựng những gói tín dụng phù hợp, linh hoạt cho từng đối tượng trong chuỗi sản xuất nông sản. Cần có các sản phẩm tín dụng đặc thù với thời hạn và lãi suất phù hợp với chu kỳ sản xuất nông sản, giúp bà con nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Cùng với đó, cần khuyến khích các ngân hàng và tổ chức tín dụng nghiên cứu, áp dụng công nghệ để đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng,...

Ông Trần Việt Trường cho biết thêm: Để ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững không chỉ cần sự nỗ lực từ phía bà con nông dân, doanh nghiệp mà rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ phía nhà nước, các tổ chức tín dụng và sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các bên liên quan. Việc thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản không chỉ là giải pháp tài chính mà còn là cam kết dài hạn để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, ổn định đời sống người dân và nâng cao vị thế của nông sản ĐBSCL trên bản đồ thế giới.

Theo các chuyên gia kinh tế, để thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững, ngoài các giải pháp, chính sách từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ chính sách của các bộ, ngành, địa phương.

Việc tháo gỡ những khó khăn nhằm thúc đẩy tín dụng cho các ngành hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu tại Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực theo hướng phát triển theo chiều sâu, góp phần đưa ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững.

 

Nhật Minh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Quá nhiều bất ổn ở một ngôi trường chuẩn

Quá nhiều bất ổn ở một ngôi trường chuẩn

Chuyện ăn ngủ của học sinh tưởng chừng là chuyện nhỏ nhặt thường ngày. Song, chất lượng bữa ăn bán trú tại các trường học liên tục bị đặt dấu hỏi và vẫn còn là một “ẩn số” khiến phụ huynh không khỏi lo lắng về sức khỏe của con em mình.

“Nếu tôi nhận được thông tin trực tiếp từ phụ huynh, chỉ cần 30 phút sau sẽ giải quyết”

“Nếu tôi nhận được thông tin trực tiếp từ phụ huynh, chỉ cần 30 phút sau sẽ giải quyết”

Sau loạt bài Hành trình phóng viên “Quá nhiều bất ổn ở một ngôi trường chuẩn” của VOV Giao thông, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thủ Đức lên tiếng rằng, ông cũng tiếp nhận nhiều ý kiến phản ánh từ suất cơm bán trú tại trường THCS Lương Định Của.

Ngắm cầu Long Biên 'rệu rã' trước khi được sửa chữa, tôn tạo

Ngắm cầu Long Biên "rệu rã" trước khi được sửa chữa, tôn tạo

Sau hơn 120 năm, cầu Long Biên (Hà Nội) hiện đã xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, từ giữa tháng 10/2024, các chuyên gia Pháp đã tới Việt Nam để hỗ trợ nghiên cứu tu sửa cây cầu này.

'Cánh tay' nối dài giúp CSGT xử lý vi phạm

"Cánh tay" nối dài giúp CSGT xử lý vi phạm

Thay vì xử lý trực tiếp các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ hay phạt nguội qua camera giám sát, mới đây Phòng CSGT TP. Hà Nội đã triển khai , kênh Zalo "Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội" giúp tiếp nhận thông tin, hình ảnh và phản ánh các vi phạm từ người dân dễ dàng hơn.

Kiểm soát kinh doanh hoá chất độc hại, góp phần hạn chế các vụ trọng án

Kiểm soát kinh doanh hoá chất độc hại, góp phần hạn chế các vụ trọng án

Sau 2 tháng tổng kiểm tra rà soát, Công an TPHCM đã khởi tổ 6 vụ án với 31 bị can về tội “mua bán, tàng trữ trái phép chất độc”, trong đó đáng chú ý là thu giữ gần 10 tấn xyanua – 1 loại hoá chất cực độc được tìm thấy trong nhiều vụ trọng án thời gian vừa qua.

Nhiều công trình xây dựng, không khí Hà Nội ô nhiễm

Nhiều công trình xây dựng, không khí Hà Nội ô nhiễm

Càng gần về cuối năm, thành phố Hà Nội có nhiều công trình sửa chữa, cải tạo chỉnh trang đô thị, nhiều nhà dân cũng đẩy nhanh tiến độ cho kịp hoàn thành trước Tết Nguyên Đán.

Nhiều người mua vàng lướt sóng đang lỗ nặng

Nhiều người mua vàng lướt sóng đang lỗ nặng

Giá vàng thế giới hôm nay (26/11), lao dốc mạnh chỉ còn 2.628 USD/ounce, tương đương 81,3 triệu đồng/lượng. Với cú rớt của giá vàng hôm nay, người mua vàng lướt sóng đang lỗ đến 87 USD/ounce, tương đương 2,7 triệu đồng/lượng.