Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Thông tin cảnh báo sớm phòng vệ thương mại là 'tài sản đặc biệt'

Thái Sơn: Thứ hai 06/11/2023, 20:38 (GMT+7)

Cùng với việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, xuất khẩu nhiều mặt hàng trên đà tăng trưởng mạnh cũng đồng nghĩa với việc đối diện các vụ kiện phòng vệ thương mại ngày càng tăng.

Chia sẻ tại Tọa đàm “Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Giữ lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam”, ngày 6/11, bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, số lượng vụ việc phòng vệ thương mại tăng nhanh từ năm 2017 đến nay (thời điểm xu hướng bảo hộ và phòng vệ trên thế giới tăng lên).

Tọa đàm “Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Giữ lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam”

Tọa đàm “Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Giữ lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam”

"Một số thị trường có truyền thống sử dụng công cụ phòng vệ thương mại như một trong những giải pháp chống lại sức ép của hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài. Ngoài ra, trong giai đoạn này một số thị trường gặp biến động về kinh tế, họ cảm thấy bất lợi, cạnh tranh khó khăn thì cũng gia tăng việc kiện phòng vệ thương mại", bà Trang nhận định.

Để ứng phó xu hướng phức tạp này, Cục phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị, bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp để xử lý, trong đó có việc cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại. Qua đó, các doanh nghiệp, ngành hàng có thể chủ động ứng phó hơn đối với những vụ kiện phòng vệ thương mại tại thị trường nước ngoài.

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, cơ chế hoạt động của hệ thống cảnh báo sớm là cơ quan chức năng sẽ quan sát, theo dõi toàn bộ hoạt động trao đổi thương mại giữa các nước trên thế giới đã phát sinh những vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nào, với những ngành hàng nào của tất cả các nước chứ không chỉ với Việt Nam.

"Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ có sự thu hẹp lại phạm vi và đánh giá xem trong số những mặt hàng, sản phẩm đã bị điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như vậy thì những mặt hàng nào mà chúng ta đang xuất khẩu, theo dõi xem hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó của chúng ta có đang tăng trưởng nhanh, có kim ngạch lớn và có thị phần đáng kể tại thị trường nhập khẩu không?

Từ tốc độ tăng trưởng và thị phần đó sẽ suy ra được sức ép cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đối với các sản phẩm tương tự tại thị trường nhập khẩu đang tăng lên; trong khi những ngành hàng, sản phẩm đó đã từng phải sử dụng đến biện pháp phòng vệ thương mại đối với nước khác. Khi đó thị trường nhập khẩu sẽ viện dẫn ra sức ép cạnh tranh của hàng hóa từ Việt Nam để một lần nữa sử dụng công cụ phòng vệ thương mại nhằm đối phó với hàng hóa xuất khẩu của ta", ông Chu Thắng Trung thông tin.

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương

Khi xác định được nguy cơ phòng vệ thương mại thông qua cảnh báo sớm, ông Chu Thắng Trung khuyến nghị doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm được những thông tin, kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại, về quy định phòng vệ thương mại để hiểu được quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong các vụ việc phòng vệ thương mại.

Khi đã xác định được nguy cơ thì doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị trước về hệ thống quản trị doanh nghiệp, rà lại, kiểm tra lại hệ thống kế toán, hệ thống sổ sách chứng từ… để đảm bảo hệ thống sổ sách chứng từ, kế toán của doanh nghiệp được hoàn thiện một cách đầy đủ, chính xác, khoa học, có thể truy xuất và xác minh được.

Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Văn Phụ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhôm Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động trang bị đầy đủ kiến thức về phòng vệ thương mại; cần đa dạng hóa thị trường, không nên cạnh tranh bằng giá để tránh nguy cơ bị điều tra.

Theo ông Phụ, thông tin cảnh báo sớm là “tài sản” đặc biệt, ai biết sớm sẽ có lợi thế hơn: "Ngành nhôm rất cần sự đồng hành liên tục của Bộ Công Thương và đặc biệt là của Cục Phòng vệ thương mại trong việc thông tin, hướng dẫn và phổ biến, cập nhật kiến thức cho doanh nghiệp, ngành hàng để doanh nghiệp sẵn sàng vào các sân chơi lớn hơn. Chúng tôi coi các thông tin đó như một tài sản đặc biệt mà ai biết sớm thì sẽ có lợi thế hơn. Chính vì vậy, các thông tin cảnh báo sớm từ Cục Phòng vệ thương mại, từ các tham tán thương mại ở các nước sẽ là vô cùng quý giá với các doanh nghiệp, ngành hàng chúng tôi"

Doanh nghiệp cần chủ động trang bị đầy đủ kiến thức về phòng vệ thương mại - Ảnh minh họa Báo Công Thương

Doanh nghiệp cần chủ động trang bị đầy đủ kiến thức về phòng vệ thương mại - Ảnh minh họa Báo Công Thương

Còn theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại, Hiệp hội ngành hàng trong việc theo dõi, cập nhật cũng như chia sẻ thông tin và chuẩn bị các bước trong quá trình ứng phó. Nếu bị đưa vào danh sách có nguy cơ bị khởi kiện, doanh nghiệp cũng cần chủ động trang bị các kiến thức pháp luật về phòng vệ thương mại, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết.

"Một vấn đề rất quan trọng là để gia tăng khả năng sản xuất và xuất khẩu bền vững, xuất khẩu xanh thì doanh nghiệp cần xem xét đầu tư nghiên cứu gia tăng hàm lượng giá trị của sản phẩm, giảm phụ thuộc cạnh tranh về giá mà chuyển sang cạnh tranh về chất lượng công nghệ, cũng như đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc đối với các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm", ông Đỗ Ngọc Hưng nhấn mạnh.

 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cầu vượt Mai Dịch sau 1 tuần thông xe: Xuất hiện “điểm nóng” mất an toàn

Cầu vượt Mai Dịch sau 1 tuần thông xe: Xuất hiện “điểm nóng” mất an toàn

Đã khoảng 1 tuần trôi qua kể từ khi nút giao Mai Dịch thông xe sau khi hoàn thành dự án cầu vượt bằng thép. Giao thông qua khu vực này đã cải thiện ra sao, phát sinh bất cập nào?

Người “điên” trên phố

Người “điên” trên phố

Hà Nội hơn 9 triệu người. Ngược xuôi, hối hả, ào ào lướt qua những con đường đầy xe cộ. Có khi nào tình cờ, bạn gặp một người không bình thường trên phố? Những người mà bác sĩ gọi là triệu chứng của tâm thần kinh, còn dân gian gọi là người “điên”. Những người “điên” trên phố..

Hành trình từ Vải vụn đến đêm hội Tiên Thuỷ Tinh vì bệnh nhi ung thư

Hành trình từ Vải vụn đến đêm hội Tiên Thuỷ Tinh vì bệnh nhi ung thư

Dự án Vải vụn ra đời nhằm tái sử dụng những đồ thừa là mảnh vải vụn sau mỗi lần may vá. Nhưng điều đáng quý hơn, những vải vụn sau khi “hoá thân” thành những sản phẩm thời trang mới lại có thể giúp đỡ các bệnh nhi ung thư.

Đảm bảo TT ATGT cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu

Đảm bảo TT ATGT cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia năm 2023, cả nước có khoảng 7,8% số nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông ở độ tuổi trẻ em, tương đương với khoảng 900 trẻ em tử vong và gần 1.200 bị thương, trong số đó có gần 1.500 trẻ em là học sinh bậc trung học phổ thông.

Phân loại rác và cái khó của đơn vị thu gom

Phân loại rác và cái khó của đơn vị thu gom

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các tỉnh thành sẽ chính thức thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Hiện không chỉ người dân còn nhiều bỡ ngỡ mà một số đơn vị thu gom, vận chuyển cũng gặp vướng mắc trong công tác chuẩn bị.

Tâm sự của đêm: Ký ức đồng dao

Tâm sự của đêm: Ký ức đồng dao

Tuổi thơ của chúng dần hạn hẹp trong bức tường vị kỷ, ánh sáng công nghệ rọi vào đôi mắt mơ màng, bé dại mà thiếu đi nền tảng cảm xúc, tiếng cười hồn nhiên.

Mất mạng vì 'lách' luật

Mất mạng vì "lách" luật

Pháp luật đã có những quy định cụ thể và đầy đủ về an toàn vệ sinh lao động, nhưng vẫn xảy ra nhiều vi phạm dẫn đến hậu quả thương tâm. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, con số tai nạn lao động mới chỉ phản ánh một phần thực tế khi có doanh nghiệp cố tình giấu nhẹm những vụ việc này.