Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Thời tiết ngày càng cực đoan, thách thức và cơ hội nào cho các đô thị?

Kênh VOV Giao thông: Thứ bảy 06/08/2022, 12:42 (GMT+7)

Thất thường, bất thường và ngày càng khó đoán định. Điều gì đang diễn ra với thời tiết các đô thị nước ta, khi các quy luật dần bị phá vỡ? Cơ hội và thách thức nào cho đô thị với xu hướng này?

Diễn đàn 91, 16h thứ Bảy (06/8/2022), trực tiếp trên FM 91MHz và vovgiaothong.vn với các vị khách mời: ông Hoàng Phúc Lâm, Phó GĐ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và PGS.TS Lê Anh Tuấn, Nguyên phó Viện trưởng Viện nước và Biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ.

Đừng quên chia sẻ, bàn luận cùng Diễn đàn 91 với chủ đề này, qua hotline: 02437.919191 và qua Fanpage VOV Giao thông.

Thời tiết thất thường, cư dân đô thị nhiều phen… “thất thủ”

Sau dịch COVID-19, ông Phùng Văn Kiệm, 69 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội chạy thêm “xe ôm” để san sẻ gánh nặng mưu sinh cùng các con. Nhưng đi làm được ít hôm thì ông ngã bệnh, thời điểm Hà Nội trở rét giữa tháng 5 mùa hè.

Nay sức khỏe ổn định, ông Kiệm tiếp tục chở khách nhưng tần suất ít hơn, tùy vào điều kiện thời tiết: "Trời mưa, trời nắng thất thường như thế, nhất là những người 60-70 tuổi làm sao đáp ứng kịp. Ảnh hưởng vào thân thể luôn, xương cốt mỏi nhừ, mệt, đau đầu, đi lại chân tay còn run".

Những tháng đầu hè năm nay, Hà Nội ngập lụt nghiêm trọng 2 lần chỉ trong chục ngày. Anh Vũ Duy Sơn, chủ quán giải khát ở Triều Khúc, Thanh Trì chia sẻ, bán hàng “sợ” nhất trời mưa, mà năm nay lại mưa nhiều, ngập nặng, nên thu nhập của gia đình anh ảnh hưởng không nhỏ: "Khu vực này từ xưa đến nay chẳng bao giờ ngập vì nó cao, mà năm nay mưa một cái là ngập 2-3 lần rồi.

Nước dồn vào là các ngõ nhỏ ngập 50-60cm. Nó còn tràn vào trong nhà, phải dọn, nước cống rãnh bẩn thỉu lắm! Khí hậu ngày cảng khắc nghiệt, người dân chẳng biết làm thế nào, chấp nhận sống chung với lũ thôi".

Chỉ trong 2 tiếng đồng hồ chiều 29/5, trạm Láng ghi nhận lượng mưa lên tới 138 mm, vượt mốc lịch sử năm 1986 gần 6 mm.

Trước đó chỉ 1 tuần (ngày 23/5), cơn mưa lớn kéo dài từ đêm đến sáng khiến nhiều tuyến đường tại Hà Nội ngập sâu, có nơi lên tới gần 1m. Tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, lượng mưa đo được là 464mm trong ngày 23/5, lớn nhất từ năm 1962 đến nay.

Năm nay, nắng nóng gay gắt tuy đến muộn nhưng khốc liệt hơn - Ảnh minh họa Dân Trí

Năm nay, nắng nóng gay gắt tuy đến muộn nhưng khốc liệt hơn - Ảnh minh họa Dân Trí

Không chỉ mưa rét bất thường, năm nay, nắng nóng gay gắt tuy đến muộn nhưng khốc liệt hơn. Công suất tiêu thụ điện của miền Bắc lập mức đỉnh mới là 22.800 MW vào ngày 18/7, cao hơn khoảng 4.200 MW so với cùng kỳ năm ngoái. Trưa 4/7, Hà Nội mất điện diện rộng, một số khu vực nội thành xảy ra tình trạng điện áp tăng vọt, khiến nhiều gia đình, cơ quan bị cháy, chập thiết bị.

Hiểu rõ nhất sự khắc nghiệt của thời tiết là những shipper, phụ hồ, công nhân vệ sinh môi trường… hằng ngày mưu sinh trên mặt đường nung chảy:

"Công việc của bọn em ở ngoài trời suốt. Chạy xe cả ngày nhưng lúc nào nắng quá thì mình ở nhà, thu nhập giảm khoảng 30-40%. Phòng trọ của em cũng không được trang bị dụng cụ chữa cháy, nên cũng rất lo ngại"

"Có hôm chỉ một phố Dịch Vọng buổi sáng thôi mà bọn chị đi làm tới hơn chục xe rác. Với lại nắng gắt hơn mọi năm, người nó cứ rã rời, hoa mắt muốn ngã luôn"

"Năm nay lúc mưa, lúc nắng, khí hậu thì oi bức, lo ngại nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe. Làm sao thông tin dự báo thời tiết của đài khí tượng kịp thời để dân nắm được, phòng bị trước những ảnh hưởng"

Chỉ trong thập kỷ qua, tại Việt Nam, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn,… đã làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP/năm. Trong khi đó, tại các đô thị, thời tiết cũng ngày càng phức tạp, khó lường hơn, khiến cư dân đô thị nhiều phen… trở tay không kịp.

Phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 

4949-0743

PGS.TS Hồ Long Phi, nguyên Viện trưởng Viện Nước và biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng, để giảm thiểu tình trạng ngập lụt ở các đô thị, cần phải gia tăng không gian dành cho nước với tỷ lệ từ 5-10% diện tích đất đô thị. Ngoài ra, thực hiện các giải pháp xã hội hướng đến gia tăng khả năng chống chịu khi xảy ra ngập theo 3 nguyên tắc:

"Thứ nhất, chúng ta tôn trọng không gian dành cho nước. Thứ hai đặt mục tiêu giảm thiểu thiệt hại thay vì chỉ tập trung mục tiêu giảm ngập, giảm nguy cơ ngập. Thứ 3, không nên tin tưởng tuyệt đối vào công trình, cũng không nên tin tưởng tuyệt đối vào dự báo"

TS Trần Văn Miều, Trưởng ban truyền thông Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, thời gian tới cần chú trọng tới sự đồng bộ trong công tác quy hoạch giữa phát triển giao thông, công trình hạ tầng đô thị và các dự án phát triển đô thị. Mỗi một dự án trước khi thực hiện cần được đánh giá tác động môi trường nghiêm túc, đầy đủ và có những kịch bản ứng phó theo từng điều kiện thời tiết.

"Nâng cao trách nhiệm, năng lực của các cơ quan đánh giá tác động môi trường để cấp phép cho xây dựng và xây dựng phải đồng bộ giữa giao thông, nhà cửa công trình ngầm và cây xanh", TS Trần Văn Miều nóil

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội viên Hội kiến trúc sư cho rằng, để thích ứng với điều kiện thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu, hạn chế tình trạng tàn phá thiên nhiên, thu hẹp diện tích công cộng, cây xanh, mặt nước để phát triển nhà ở, bất động sản. Các ngôi nhà được thiết kế theo hướng hài hòa với thiên nhiên, tận dụng các điều kiện tự nhiên đưa vào không gian sống:

"Họ tìm mọi cách để đưa được ánh sáng vào nhà, tận dụng mọi cách sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm, để diệt khuẩn và thích hợp với môi trường cuộc sống con người hơn"

Nhằm hạn chế những tác động và ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính,  PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng, Ủy viên Hội đồng Quản lý, Viện chính sách kinh tế môi trường cho rằng cần tính toán chuyển đổi năng lượng, ưu tiên năng lượng xanh:

"Ở các đô thị nên có một cách nào đó để tận dụng năng lượng mặt trời, ở các nhà áp mái, kể cả cái tường. Một là nó sẽ tạo ra xung đột hấp thu mặt trời, giảm áp lực. Thứ hai biến năng lượng đó thành điện năng, cùng với đó giảm áp lực về điện"

Một số chuyên gia cho rằng, biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành cơ hội để phát triển là cách vừa giảm thiểu những thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra, vừa là cách thức để phát triển đô thị bền vững. 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Hà Nội đang thực sự hướng tới điều gì; có mâu thuẫn gì giữa cách làm hiện tại với mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc đặt ra lâu nay?

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách dịp Giáng sinh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, công ty đã kéo dài thời gian chạy tàu hoạt động đến 23h (thêm 1 tiếng so với trước đó). Hơn 90 nghìn lượt khách sử dụng tàu Metro số 1 trong ngày 24/12 với bình quân 411 hành khách/đoàn tàu.

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.