Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Thay vì cho con cá, hãy cho chiếc cần câu

Thu Thủy: Thứ năm 12/10/2023, 14:18 (GMT+7)

Cơ sở chăm sóc, phục hồi đồ da của anh Nguyễn Văn Phúc cũng là nơi tiếp nhận, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều người yếu thế, bao gồm: nạn nhân buôn người, trẻ lang thang, mồ côi và những người có hoàn cảnh khó khăn. Để rồi từ đây, nhiều cuộc sống mới đã được tái sinh.

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại quận Hà Đông, Hà Nội. Bố mất sớm vì bệnh tiểu đường, nhà lại có 5 anh chị em chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng của mẹ. Anh Nguyễn Văn Phúc, sinh năm 1990, đã phải giấu mẹ vừa đi học, vừa đi đánh giày từ năm 11 tuổi.

Sau này nhờ học hành chăm chỉ, cũng như sự quyết tâm phải thoát khỏi cái nghèo, khỏi cảnh ngày ngày phải dãi nắng dầm mưa đi đánh giày ngoài vỉa hè, anh Phúc đã thi đỗ vào Học viện báo chí và tuyên truyền.

Và khi ra trường đã có một công việc ổn định tại một cơ quan báo chí. Tuy nhiên, dù có ước mơ là được làm báo, nhưng đam mê với công việc đánh giày vẫn cứ luôn âm ỉ trong anh. Nên đến năm 2018, anh đã quyết định nghỉ việc và chính thức mở “Bệnh viện đồ da”. 

Cơ sở chăm sóc, phục hồi đồ da của anh Nguyễn Văn Phúc cũng là nơi tiếp nhận, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều người yếu thế

Cơ sở chăm sóc, phục hồi đồ da của anh Nguyễn Văn Phúc cũng là nơi tiếp nhận, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều người yếu thế

Ban đầu khi mở xưởng đồ da, anh đã tìm những bạn đang làm công việc đánh giày để rủ về làm cùng. Vì đấy là nhóm người mà anh dễ tiếp cận nhất. Sau này khi xưởng hoạt động ổn định thì những đối tượng yếu thế được anh giúp đỡ cũng được mở rộng hơn.

Lý giải về việc lựa chọn nhân sự là những người yếu thế, anh Phúc chia sẻ, do bản thân anh cũng từng phải lao động từ rất sớm nên anh hiểu những khó khăn, cũng như rào cản đặc biệt của nhóm người này. Mặt khác, do thường phải làm việc trong môi trường tự phát, họ cũng sẽ dễ rơi vào các tệ nạn xã hội.

Vậy nên từ chính những trải nghiệm của bản thân, anh mong muốn có thể giúp được họ phần nào. Thay vì phải đi đánh giày hay lang thang trên đường phố, mỗi người có thể tìm được một việc làm để có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình.

Theo quan điểm của anh Phúc, thay vì dùng cách cho tiền hay hiện vật cho những người có hoàn cảnh khó khăn, thì bản thân anh lại muốn tạo công ăn việc làm, để những đối tượng này có thể tự đứng trên đôi chân của mình, có thể lao động một cách chân chính để nâng cấp cuộc sống, và từ đấy giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hay nói cách khác là: Thay vì cho con cá, thì cho họ chiếc cần câu cơm.

Hầu hết các nhân sự đã và đang làm việc tại Bệnh viện đồ da đều xuất phát từ đường phố hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. Bản thân mỗi người đã là một câu chuyện buồn, nhưng cũng đều là tấm gương của sự vươn lên. Nhưng nếu nói về ấn tượng nhất với anh Phúc, thì có lẽ là hoàn cảnh của một cô gái, là nạn nhân của buôn bán người. Bạn ấy bị bán sang Trung Quốc làm vợ từ năm 2015. Khi đi thì đã có hai con nhỏ, đứa nhỏ nhất vừa tròn 4 tuổi.

Sau 6 năm thì được giải cứu, trở về nhà. Và đến năm 2021 bạn ấy trở thành thợ may tại Bệnh biện đồ da: "Sau khi trải qua rất nhiều khó khăn, bị bóng tối bao trùm rất là lâu, bạn ấy được giải cứu về Việt Nam và bạn ấy sang đây học việc. Ngày đầu bạn ấy đến thì ấn tượng trong mình đó là một cô gái nhỏ thó, da đen sạm, già hơn tuổi rất nhiều. Rất rụt rè và ngại tiếp xúc. Đến Bệnh viện đồ da một thời gian thấy mọi người cũng cởi mở, kể ra những câu chuyện về hoàn cảnh của mình thì bạn ấy cũng dần dần mở lòng.

Sau 6-9 tháng bạn ấy bắt đầu thay đổi là một con người hoàn toàn khác. Nếu trước kia bạn ấy rụt rè bao nhiêu, bạn ấy chưa bao giờ biết đến cái nghề này – nghề làm sofa, thì sau này bạn ấy trở thành người vô cùng tự tin, dám đối mặt và bước qua được cái bóng tối của bản thân. Bạn ấy tự tin bước ra nghề để đi làm việc ở những nơi khác, với mức lương tốt hơn. Đấy là tấm gương mà mình rất cảm phục".

Một bạn nhân sự khác cũng có hoàn cảnh đáng nhớ là một bạn nam, học lớp 9 thì bố mất, nên phải bỏ học đi đánh giày. Khi gặp anh Phúc đã được anh rủ về cùng làm việc. Trước đây bạn ấy cũng là một người chơi bời, lêu lổng nhưng khi gặp biến cố thì đã có sự thay đổi. Hiện tại bạn ấy là một người có ý chí, có tư duy thay đổi và là một trong những quản lý của Bệnh viện đồ da. 

Hầu hết các nhân sự đã và đang làm việc tại Bệnh viện đồ da đều xuất phát từ đường phố hoặc có hoàn cảnh đặc biệt

Hầu hết các nhân sự đã và đang làm việc tại Bệnh viện đồ da đều xuất phát từ đường phố hoặc có hoàn cảnh đặc biệt

Làm việc với lao động bình thường đã khó rồi nhưng làm việc với lao động yếu thế còn khó hơn rất nhiều. Vì phần đông các bạn đều là lao động đường phố, nên thường không quen làm việc theo quy củ. Bên cạnh đó còn là vấn đề về rào cản tâm lý. Bởi khi đã bước ra từ đau thương, các bạn ấy sẽ có cái nhìn phòng thủ và tiêu cực. Khi giao tiếp, nhiều người trong số họ luôn đặt mình ở vị trí thấp hơn, tự ti về bản thân mình, nên không thể cởi mở trong công việc. Vậy nên thời gian đầu tiếp nhận, anh Phúc cho biết cũng phải nỗ lực hơn rất nhiều. Không chỉ dạy mà còn phải “dỗ” nữa.

Và đối với anh, việc thay đổi thành công được mỗi nhân sự, thay đổi được cuộc đời của họ, cũng giống như giải được một bài tập khó vậy: "Thực ra ai cũng thế cả, khi bạn cố gắng làm một bài tập mà bạn cảm thấy rất là khó. Bạn phải thức cả đêm để tìm cách giải quyết, và bài tập đấy được cô giáo chấm điểm tốt thì sẽ cảm thấy rất là vui và tự hào về bản thân mình. Mình cũng vậy. Với những hoàn cảnh trước nay đến với mình, có thể có những bạn trước đây gọi là sa ngã, chơi bời chẳng hạn, nhưng khi đến Bệnh viện đồ da thì sự thay đổi của các bạn được đánh giá bằng chính cảm nhận của người thân trong gia đình của các bạn ấy.

Như có một lần mình có về thăm nhà một bạn học viên, bố mẹ bạn ấy cũng già, hơn 70 rồi. Nhà thì có bạn ấy là lao động chủ lực. Trước đây bạn ấy cũng có sa ngã vào những cái tệ nạn, nhưng khi vào làm ở đây thì mọi người bảo ban nhau, bạn ấy đã biết gửi tiền về. Tết thì bạn ấy mua cho gia đình một cái tivi. Bố mẹ bạn ấy có nắm tay cảm ơn mình và bảo là: “Từ khi làm cho con thì em ấy cũng biết gửi tiền về nhà. Trước đây thì đi làm bao năm không có một đồng nào về nhà. Bây giờ nó biết lo toan cho gia đình, hai bác rất là mừng. Thì đó là những điều hạnh phúc nhất với mình".

Có thể thấy rằng, những mô hình, đơn vị chủ động nhận đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động yếu thế như Bệnh viện Đồ Da đã và đang tạo ra một tác động tích cực lên xã hội. Họ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như trẻ lang thang, nạn buôn người, tạo một nguồn nhân lực cung ứng tại chỗ, có tay nghề, và hơn hết là giúp nhiều cuộc đời có thể được viết lại.

Anh Phúc tâm sự, trong tương lai, anh mong muốn có thể kết nối được với nhiều bạn bè hay những người có cùng chí hướng, của nhiều ngành nghề khác, để có thể tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho những đối tượng yếu thế này. 

---

Các bạn thân mến.

Nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Thu Thủy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.