Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Thay đổi cơ cấu phát triển điện, có thể hoàn thành mục tiêu kép

Hải Hà: Thứ hai 05/06/2023, 10:24 (GMT+7)

Việc định hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm giúp kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện và thực hiện các mục tiêu đã đề ra về việc giảm phát thải ròng.

Quy hoạch điện VIII là một cuộc cách mạng, chuyển dịch năng lượng và xây dựng một hệ sinh thái mới về năng lượng lấy năng lượng tái tạo, hay năng lượng xanh, năng lượng sạch làm trung tâm.

Việc định hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm giúp kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện và thực hiện các mục tiêu đã đề ra về việc giảm phát thải ròng.

Quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo. Ảnh minh họa: VTV

Quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo. Ảnh minh họa: VTV

Theo số liệu từ Bộ Công thương, năm 2010 phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính, tăng lên mức 83% vào năm 2020 và dự kiến tăng lên khoảng 86% vào năm 2030.

Còn theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát thải khí nhà kính của riêng việc đốt nhiên liệu trong ngành sản xuất năng lượng (điện than) của Việt Nam chiếm tới 31,1% tổng phát thải khí nhà kính năm 2020 và lên đến 51% tổng phát thải khí nhà kính năm 2030.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) 26, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Để thực hiện cam kết này, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để giảm phát thải nhà kính, trong đó có việc ban hành Chiến lược quốc gia về Ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2050 với mục tiêu tổng phát thải các-bon trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, chất thải, các quá trình công nghiệp chỉ còn khoảng 185 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ) – cân bằng với lượng hấp thụ các-bon đạt được từ lĩnh vực lâm nghiệp, sử dụng đất.

Trong đó, nhiệm vụ căn bản nhất của lĩnh vực năng lượng là đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả,và các giải pháp công nghệ đột phá trong tương lai đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII với quan điểm “phát triển điện  phải bám sát xu thế phát triển của khoa học - công nghệ trên thế giới, nhất là về năng lượng tái tạo, năng lượng mới, gắn với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp’’ thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam thực hiện những cam kết giảm đã đưa ra tại COP26.

Quy hoạch điện VIII là một cuộc cách mạng, chuyển dịch năng lượng và xây dựng một hệ sinh thái mới về năng lượng lấy năng lượng tái tạo, hay năng lượng xanh, năng lượng sạch làm trung tâm.  Cụ thể, cơ cấu nguồn điện đã có sự dịch chuyển về tỷ lệ các nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang lĩnh vực năng lượng tái tạo

Mục tiêu đến năm 2030, phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện đạt tỷ lệ khoảng 30,9-39,2% vào năm 2030 và định hướng đạt tỷ lệ năng lương tái tạo lên đến 67,5-71,5% vào năm 2050, trong khi nhiệt điện than chỉ chiếm khoảng 20% và giảm xuống 0% vào năm 2050.

Việc định hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió trên bờ và ngoài khơi, mặt trời, sinh khối...), năng lượng mới, năng lượng sạch (hydro, amoniac xanh...) nhằm giúp kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện và thực hiện các mục tiêu đã đề ra về việc giảm phát thải ròng.

Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa bản Quy hoạch điện 8, các chuyên gia cho rằng trước hết cần xây dựng lộ trình và kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng lĩnh vực điện và từng địa phương.

Trong đó, đưa ra những giải pháp thực hiện chuyển dịch năng lượng, trọng tâm chuyển đổi từ nhiên liên hóa thạch sang năng lượng tái tạo và năng lượng mới, hạn chế tối đa phát triển những dự án điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về phát triển điện lực, phát triển năng lượng tái tạo (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời tự sản, tự tiêu);  Xây dựng Luật Điện lực sửa đổi để hoàn thiện chính sách về đầu tư, quy hoạch, điều hành giá điện, phát triển thị trường điện cạnh tranh, xử lý các vướng mắc, thể chế hóa cơ chế phát triển, tạo đột phá khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật về năng lượng tái tạo là điều cần thiết.

Song song với đó, cần xây dựng những cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển năng lượng tái tạo, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mới phục vụ trong nước và xuất khẩu, phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị ngành điện.

Điện là nền tảng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Đây cũng là ngành có lượng khí phát thải khí nhà kính lớn nhất trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả nước.

Do vậy, định hướng và lựa chọn đúng và trúng các dự án điện lực  hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, hay ít gây tác động đến môi trường sẽ là cơ hội để Việt Nam thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo  nguồn cung an ninh năng lượng quốc gia, vừa có thể thực hiện các cam kết quốc tế. về giảm khí phát thải nhà kính.

 

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.

Mặt bằng TP.HCM 'ngủ đông': Nỗi buồn cuối năm

Mặt bằng TP.HCM "ngủ đông": Nỗi buồn cuối năm

Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.

Cấp bách mở rộng, tháo “nút cổ chai” cao tốc  TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Cấp bách mở rộng, tháo “nút cổ chai” cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.