Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Thanh âm của rồng

Minh Vy: Chủ nhật 11/02/2024, 00:07 (GMT+7)

Năm 2024 là năm Giáp Thìn. Trong truyền thuyết, Rồng là 1 trong tứ linh bao gồm Long Lân Qui Phụng. Rồng cũng chính là linh vật uy nghi huyền bí, biểu tượng vua chúa thời xa xưa.

Trong những ngày đầu Xuân, hãy cùng nhau nhấp ngụm trà ấm, thưởng vị mứt Tết cổ truyền và chúng ta sẽ cùng quay ngược về quá khứ, ôn lại một vài trang sử của đất nước qua câu chuyện về lòng can đảm sự tử tế của các danh nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Và điều đặc biệt ở đây, đó chính là, họ đều mang tuổi Rồng. 

Nam Quốc Sơn Hà - sự kết hợp giữa các nghệ sĩ trẻ Phương mỹ Chi, Erik, DTAP qua giai điệu vô cùng đặc sắc bởi những thông điệp lịch sử được phổ từ bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mà thế hệ cha ông dùng để khích lệ tinh thần quân sĩ chống giặc ngoại xâm, hi vọng khơi dậy 1 nguồn năng lượng mạnh mẽ để chúng ta cùng nhau khởi động hành trình quay ngược về quá khứ lắng nghe thanh âm của rồng, chúng ta sẽ cùng gặp lại những quan văn quan võ uy danh vang vọng khắp cõi nước nam.

Đầu tiên, đời nhà Trần đó chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sinh năm Nhâm Thìn 1232 và mất năm 1300. Cuộc đời của Trần Quốc Tuấn gắn liền chiến công ba lần đánh bại giặc Mông – Nguyên, đội quân hung hãn và tàn bạo nhất thế giới trong thế kỷ XIII. Chiến thắng đã đưa ông trở thành một trong những nhà quân sự kiệt xuất trong lịch sử. 

Theo một số tài liệu lịch sử, ngay cả quân Mông – Nguyên đương thời cũng không dám gọi thẳng tên ông, chúng chỉ thường gọi ông là “An Nam Hưng Đạo đại vương”. Ngoài tài năng về quân sự, Trần Hưng Đạo còn để lại cho hậu thế những tư tưởng lớn.

Trong đó, nổi bật là lấy dân làm gốc như lời khuyên của ông dành cho vua Trần Anh Tông trước khi qua đời: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sinh năm Nhâm Thìn 1232 và mất năm 1300 (Ảnh minh hoạ: VOV)

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sinh năm Nhâm Thìn 1232 và mất năm 1300 (Ảnh minh hoạ: VOV)

Dưới thời nhà Trần, còn có các danh nhân tuổi Rồng vang danh trong lịch sử dân tộc như Mạc Đĩnh Chi (tuổi Canh Thìn, 1280-1350). Danh sỹ đời Trần Anh Tông, tự Tiết Phu, quê Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương. Năm 1304, Mạc Đình Chi đỗ Trạng nguyên năm 24 tuổi.

Vua thấy tướng mạo xấu xí có ý chê, ông dâng bài phú “Ngọc tinh liên” (Sen giếng ngọc) khiến vua khâm phục. Ông làm quan trải ba triều Anh Tông, Minh Tông và Hiến Tông, thăng đến Tả bộc xạ Đại liên ban. Ông từng đi Trung Quốc hai lần, được các danh sỹ nước ngoài khen ngợi, khâm phục.

Ngoài ra, vị quan văn sinh năm Nhâm Thìn 1292 mất năm 1370, được Vua Trần Minh Tông từng vời  ra làm tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông chính là thầy giáo Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần.

Ông được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (Thanh Trì), nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Chu Văn An là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng và có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Đến đời Trần Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng “Thất trảm sớ” xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe.

Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, được lịch sử tôn xưng là ‘Vạn thế sư biểu’ (người thầy của muôn đời).

Cho dù là quan văn hay quan võ thì những câu chuyện lịch sử của những danh nhân tuổi rồng vừa rồi cũng ghi dấu ấn mạnh mẽ về lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, thương dân, quyết xả thân vì non sông gấm vóc ngàn đời sau. 

Tranh “Nhân dân Gò Công suy tôn Trương Công Định làm Bình Tây Đại Nguyên Soái” (tranh trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Tranh “Nhân dân Gò Công suy tôn Trương Công Định làm Bình Tây Đại Nguyên Soái” (tranh trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Xuôi theo dòng thời gian, Không Lộ Thiền Sư (1016-1094), năm Bính Thìn, người được coi là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam. Nguyễn Như Đổ (1424-1526), tuổi Giáp Thìn, là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà giáo dục thời Hậu Lê. Phan Thanh Giản (1796-1867), tuổi Bính Thìn, là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn.

Trần Quang Diệu (1760 -1802), tuổi Canh Thìn là một trong Tây Sơn Thất Hổ. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.

Tuy nhiên tên tuổi và những thành tựu của ông vẫn để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử đất nước. Tiếp theo là Anh hùng kháng Pháp -  Trương Định, tên thường gọi Trương Công Đinh (tuổi Mậu Thìn, 1820-1864).

Ông sinh tại Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập ấp. Ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm lục phẩm.

Từ đó, người đương thời gọi ông là Quản Định. Ông chỉ huy nghĩa binh chống Pháp ở Nam kỳ giai đoạn 1859-1864. Không chấp nhận Hòa ước cho Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, ông được dân tôn là Bình Tây Đại nguyên soái.

Còn rất nhiều những danh nhân tuổi rồng mà hào khí của họ vẫn luôn như tiếng chuông đồng vang vọng qua nhiều thế hệ, được lớp lớp người sau học tập lòng can đảm sự tử tế, quyết giữ vững những giá trị nhân văn. 

Shark Minh Beta (Ảnh: CafeF)

Shark Minh Beta (Ảnh: CafeF)

Nhân câu chuyện về lòng can đảm và sự tử tế - chủ đề của kênh VOV Giao thông trong năm Giáp Thìn 2024, theo dòng cảm xúc đầy tự hào về các danh nhân tuổi rồng, VOV Giao thông cũng đã tranh thủ mời Shark Minh chia sẻ 1 vài góc nhìn riêng về chủ đề này. 

"Xin chào khán thính giả của VOV giao thông, mình là Minh Beta rất là vui được trò chuyện với tất cả mọi người khi mà nghĩ về sự can đảm và lòng tử tế thì Mình nghĩ là lòng can đảm là khi chúng ta dám đối diện với tất cả mọi thứ ở bên trong và cả bên ngoài mình kể cả là những cái điều chưa hoàn hảo và chúng ta có cái Dũng khí để chấp nhận những cái sự thất đó nhưng mà đồng thời sẽ cố gắng để mang đến cái sự hoàn thiện hơn mỗi ngày còn sự tử tế đối với Minh là khi chúng ta cho bản thân mình và những người xung quanh không gian và thời gian để mọi thứ được xảy ra theo cái cách tự nhiên nhất  tại vì cuối cùng thì tất cả chúng ta đều hướng đến những điều chân thiện mỹ và có lẽ là vì Xuân năm nay cũng là một cơ hội để chúng ta lại hướng đến những điều đẹp đẽ trong cuộc sống nhiều hơn và xin chúc khán thính giả của VOV giao thông một mùa Xuân tràn đầy hạnh phúc an khang thịnh vượng và luôn có những niềm vui dù chúng ta làm việc gì hay là ở nơi đâu".

Tiếp tục chuyến hành trình về những câu chuyện của những danh nhân tuổi Thìn gắn liền với từng giai đoan của lịch sử Việt Nam và sự đóng góp vô cùng to lớn của họ đối với tổ quốc. Đào Duy Anh (tuổi Giáp Thìn, 1904-1988), nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam.

Ông là tác giả nhiều công trình học thuật sáng giá về ngôn ngữ học, văn học, sử học, trong đó giá trị nhất là cuốn “Hán-Việt từ điển".

Nguyễn Phan Chánh (tuổi Nhâm Thìn, 1892-1984), là danh họa, bậc thầy của hội họa lụa Việt Nam.

Ông sinh tại tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Đánh giá về tài năng hội họa của Nguyễn Phan Chánh, họa sỹ Trịnh Cung cho rằng: “…là một người đã tạo ra một diện mạo tranh lụa Việt Nam không lẫn vào bất kỳ một phong cách nào đối với các nước có nền tranh lụa lớn nhất thế giới như Trung Hoa và Nhật Bản. Trong sáng tạo nghệ thuật, tạo dựng một phong cách riêng, hay hơn thế nữa là một trường phái, là điều hiếm hoi. Nguyễn Phan Chánh là một hiện tượng xuất chúng của hội họa Việt Nam cũng như Nguyễn Gia Trí với tranh sơn mài.”

Những bức tranh lụa nổi tiếng của ông: Chơi ô ăn quan, Cô gái rửa rau trên cầu ao, Lên đồng, Bữa cơm, Những cô khâu đầm, Những người hát rong, Tiên Dung và Chử Đồng Tử… và sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến ông hoàng thơ tình Xuân Diệu - sinh năm Bính Thìn 1916  nhà thơ lãng mạn trữ tình, một nhà phê bình tinh tế, một nhà lý luận văn học độc đáo. Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2-2-1916, tại Bình Định, quê gốc ở Hà Tĩnh.

Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió.” Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.”

Cách mạng Tháng Tám đã mở ra bước ngoặt lớn cho đời thơ Xuân Diệu. Một loạt tập thơ chan chứa tình đời, tình người ra đời như: “Trường ca” (1945), “Ngọn quốc kỳ” (1945), “Dưới sao vàng” (1949), “Riêng chung” (1960)...

Năm 1996, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Ngoài ra, 1 tấm gương tiêu biểu trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 là Phan Đình Phùng, hiệu Châu Phong (tuổi Giáp Thìn, 1844-1895). Chí sỹ, anh hùng chống Pháp, con cụ Phó bảng Phan Đình Tuyển, quê ở Đông Thái, La Sơn, Hà Tĩnh. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) theo sử liệu thì Phan Đình Phùng đã cho xây dựng bốn căn cứ lớn, đó là:

Căn cứ Cồn Chùa ở xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh), án ngữ đường sang Nghệ An. Đây là nơi dự trữ lương thực và rèn đúc vũ khí.

Căn cứ Thượng Bồng-Hạ Bồng ở tây nam Đức Thọ (Hà Tĩnh) dựa vào địa thế của sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi. Ngoài ra, Phan Đình Phùng còn cho lập nơi đây hệ thống hào lũy, đồn trại, kho lương, bãi tập,...Đây là một căn cứ lớn trong buổi đầu kháng chiến của nghĩa quân Hương Khê.

Căn cứ Trùng Khê-Trí Khê nằm ở hai xã Hương Ninh - Hương Thọ thuộc huyện Hương Khê. Đây là căn cứ dự bị, có đường sang Lào, phòng khi bị quân Pháp bao vây.

Căn cứ Vụ Quang ở phía tây Hương Khê. Nơi đây có địa hình hiểm trở, tựa lưng vào dãy Trường Sơn. Từ đây, nghĩa quân có thể theo đường núi vào Quảng Bình, Quảng Trị, ra Nghệ An, Thanh Hóa hay theo đường sông đi xuống các vùng đồng bằng hoặc khi cần thiết có thể lánh sang Lào.

Nghĩa quân Hương Khê dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở với hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích. Nghĩa quân luôn phân tán hoạt động, đánh quân Pháp bằng nhiều hình thức, như: công đồn, chặn đường tiếp tế, dùng cạm bẫy, và dụ đối phương ra ngoài đồn để tiêu diệt địch.

Có thể thấy những danh nhân tuổi Rồng nổi bật trong lịch sử VN cho dù được sinh ra ở thời nào, với bất cứ vai trò vị trí nào trong xã hội thì họ cũng tỏa sáng bởi trái tim tràn đầy khí khái yêu nước, lòng can đảm bảo vệ hay làm rạng danh quê hương bằng biệt tài riêng.

Mộ phần Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam Trần Phú được xây năm 2000, trên ngọn núi Quần Hội, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Ảnh: VnExpress)

Mộ phần Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam Trần Phú được xây năm 2000, trên ngọn núi Quần Hội, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Ảnh: VnExpress)

Quay lại với chương trình Thanh âm của rồng, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi, Trần Phú (tuổi Giáp Thìn, 1904–1931) quê quán thôn Tùng Ảnh, Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là người học trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người dự thảo bản Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, ông có nhiều đóng góp to lớn về công tác xây dựng Đảng và tổ chức cách mạng của quần chúng.

Trần Phú là tấm gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, bất khuất trước kẻ thù, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Ngoài ra trong lịch sử, đã có rất nhiều những nhân vật mất trong năm Thìn. Đa số tên tuổi của họ đều được dân dân biết ơn ghi lại trong tên những con đường, trường học… trên cả nước.

Bà Triệu Thị Trinh là danh nhân nổi tiếng đã mất trong một năm Thìn. Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu sinh năm 225 và mất năm Mậu Thìn 248. Bà là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam với công lao đánh đuổi quân Đông Ngô xâm lược.

Huyền Trân công chúa sinh năm 1287, mất năm Canh Thìn 1340, người đã được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị) , mở rộng thêm bờ cõi nước Việt ngày nay.

Năm Canh Thìn 1340 còn chứng kiến sự ra đi của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, người đã góp công lớn trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược. Lòng can đảm và sự tử tế của họ luôn sống mãi trong trái tim của nhiều thế hệ người dân Việt Nam.

Còn rất nhiều nhân vật lịch sử khác mà tên tuổi của họ gắn liền với năm Thìn. Dù sinh ra ở thế hệ nào nhưng có một điều chắc chắn là những công lao của họ không có tuổi. Họ luôn sống mãi trong lịch sử, đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt bằng lòng can đảm & sự tử tế. Ngày nay, khái niệm lòng can đảm sự tử tế không chỉ thể hiện ở việc chiến đấu bảo vệ lý tưởng , bờ cõi mà còn từ những câu chuyện rất thời đại như can đảm thừa nhận khuyết điểm, đối diện với sự thật.

Còn sự tử tế đôi khi là những cách hành xử, thái độ sống sao cho nhân văn, phù hợp với một xã hội văn minh. Hi vọng năm Giáp Thìn sẽ là 1 năm của lòng can đảm vs sự tử tế. Và trước khi khép lại chương trình Thanh âm của rồng, hãy lắng nghe những lời tâm sự, gởi gắm đầu xuân về quan điểm góc nhìn của những nghệ sĩ thuộc Gen Z, các chàng trai đến từ Whee band! về khái niệm can đảm - tử tế:

"Xin chào khán giả VOV Giao Thông, tụi mình là Whee!. Rất vui khi được trò chuyện với mọi người hôm nay.

Với chủ đề đầy ý nghĩa về lòng can đảm và sự tử tế, Whee! nghĩ rằng 2 cụm từ này có điểm chung là sự chân thành, tận tâm, biết sống vì mình, vì người.

Không hẳn là điều gì quá lớn lao, xa vời, đôi khi chỉ là những hành động nhỏ thường ngày như giúp một người băng qua đường, nhường chỗ ngồi cho người lớn tuổi, nói lời xin lỗi hay cảm ơn cũng là bông hoa đẹp tô điểm cho cuộc sống.

Song song với đó, sự gan dạ, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước những việc mình làm đó là thước đo rõ ràng nhất cho lòng can đảm.

Whee! tin rằng mỗi người chúng ta đều có thể làm những điều tích cực, ý nghĩa và lan toả đến nhiều người.

Nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024, Whee! xin chúc khán giả VOV Giao Thông một năm hanh thông, gặp nhiều may mắn, gia đình sum vầy hạnh phúc Vâng, hi vọng năm mới, vận hội mới, lòng can đảm sự tử tế sẽ truyền thật nhiều cảm hứng sống đẹp trong cộng đồng. Chúc mừng năm mới!".

Hi vọng năm mới, vận hội mới, lòng can đảm sự tử tế sẽ truyền thật nhiều cảm hứng sống đẹp trong cộng đồng. Chúc mừng năm mới!

Minh Vy/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.