Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Thách thức giải quyết việc làm cho người già đô thị

Kiều Tuyết - Minh Hiếu: Thứ hai 16/10/2023, 06:06 (GMT+7)

Việt Nam đã bước vào giai đoạn “già hóa” dân số từ năm 2011 và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh. Số người cao tuổi càng tăng, áp lực an sinh càng lớn, làm thế nào để họ có thu nhập ổn định nơi đô thị sinh hoạt đắt đỏ?

 

Bà Lương Thị Sáu, 65 tuổi, ở Kiến Xương, Thái Bình, lên Hà Nội trông cháu được 2 năm nay. Bà tranh thủ thời gian, làm nhiều công việc để có thêm thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng phụ giúp các con:

"Tôi làm đủ mọi thứ, ai mướn gì tôi cũng làm: rửa bát, dọn nhà theo giờ,… Lúc đông khách thì bưng bê, không thì rửa bát, tôi đi từ 2 - 3h sáng đến 9 - 10h rửa bát xong là tôi về. Năm ngoái có việc thì tôi làm được hơn 40 triệu đấy, nhưng năm nay không có việc đều. Sức khỏe tôi không mệt nhọc gì, mỗi tội cái tay nó bị tê này".

Theo thống kê, tại Việt Nam, số người trên 65 tuổi là khoảng 11,4 triệu, nhưng chỉ 1/3 trong số đó được hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội hằng tháng. Khoảng 70% người cao tuổi Việt Nam sống tại khu vực nông thôn và làm nông nghiệp.

Còn ở đô thị, đồng ruộng không còn, nhiều người cao tuổi không có lương hưu phải làm đủ nghề: xe ôm, bán nước, giúp việc,… để có thêm tiền sinh hoạt:

"Làm thế này thứ nhất là không hiệu quả, thứ hai là vất vả, nắng mưa. Ngày được trăm bạc, rồi tiền xăng dầu các thứ, không ăn thua. Thật sự là bác muốn tìm công việc ổn định nhưng tình hình nó không được theo ý muốn".

"Tuổi này ông chẳng biết kiếm kế sinh nhai gì nữa, bây giờ chỉ mong cấp trên tạo điều kiện cho bà con, những người không có lương, mà đồng ruộng thì thu hồi hết".

Số người trên 65 tuổi tại Việt Nam là khoảng 11,4 triệu, nhưng chỉ một phần ba trong số đó được hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội hằng tháng. Do đó, việc làm cho người cao tuổi là vấn đề cấp bách trong bối cảnh già

Số người trên 65 tuổi tại Việt Nam là khoảng 11,4 triệu, nhưng chỉ một phần ba trong số đó được hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội hằng tháng. Do đó, việc làm cho người cao tuổi là vấn đề cấp bách trong bối cảnh già

Ông Lê Quang Trung, nguyên Phó cục trưởng phụ trách Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá, việc làm cho người cao tuổi, đặc biệt tại các đô thị, là vấn đề cấp bách trong bối cảnh Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh.

Giải quyết việc làm cho người cao tuổi như “một mũi tên trúng nhiều đích”, vừa đảm bảo an sinh xã hội, giúp người già duy trì sức khỏe cả thể lực và trí lực, vừa góp phần giảm thiểu thiếu hụt nguồn nhân lực quốc gia.

Theo Bộ luật Lao động và Luật Việc làm, người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không giới hạn cận trên về độ tuổi, miễn là có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. Nhà nước đã có chủ trương, nhưng việc tổ chức thực hiện chưa thực sự được quan tâm, dẫn đến nguồn lao động người cao tuổi có kiến thức, kinh nghiệm, trách nhiệm như một “kho báu” đang bị lãng quên.

Ông Lê Quang Trung cho biết: "Chúng ta chưa có những động thái để chuyển đổi nhận thức xã hội; chưa có sàn giao dịch việc làm cho người cao tuổi; chưa cung cấp thông tin về nhu cầu của người cao tuổi trong quá trình làm việc.

Chúng ta chưa có gói hỗ trợ cho người cao tuổi, người sử dụng lao động nhận người cao tuổi vào làm việc; chưa tổ chức đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người cao tuổi. Với đối tượng khởi sự doanh nghiệp, chúng ta cũng chưa có chương trình đào tạo, hỗ trợ, chính sách vay vốn người cao tuổi chưa được tiếp cận.

Đối với lao động tự do khu vực thành thị, họ thiếu thốn rất nhiều bề: thiếu kiến thức, thông tin, thiếu được bảo vệ".

Người cao tuổi trí thức có thể tiếp tục cống hiến trong lĩnh vực giáo dục, y tế,... Nhiều nghề khác như bán hàng, bảo vệ, tạp vụ, bảo mẫu, công tác bảo hiểm,… cũng phù hợp với người cao tuổi ở các đô thị (Ảnh minh họa)

Người cao tuổi trí thức có thể tiếp tục cống hiến trong lĩnh vực giáo dục, y tế,... Nhiều nghề khác như bán hàng, bảo vệ, tạp vụ, bảo mẫu, công tác bảo hiểm,… cũng phù hợp với người cao tuổi ở các đô thị (Ảnh minh họa)

Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS. Cao Văn Sâm, Chủ tịch Hội đồng cố vấn, Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực, chuyên gia cao cấp về đào tạo, việc làm cho biết, ngoài Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, một số địa phương hay hiệp hội cũng đã có những đề án đào tạo ngắn hạn, nâng cao kiến thức, kỹ năng, chuyển đổi nghề nghiệp, hay thậm chí khởi nghiệp cho người cao tuổi.

Tuy nhiên, việc áp dụng gặp khó ở cả 3 khâu: chính sách việc làm; hướng nghiệp, đào tạo, tuyển dụng, chuyển đổi nghề nghiệp; và vay vốn. Do vậy, cần nhiều giải pháp đồng bộ, tránh viễn cảnh Việt Nam có thể thiếu lao động trong 20 năm tới như một số dự báo:

"Đầu tiên là tạo ra thị trường lao động cung - cầu cho người lao động cao tuổi. Tăng cường công tác truyền thông, bỏ rào cản tâm lý tự ti khi mình nhiều tuổi. Thứ ba, tăng cường các giải pháp hướng nghiệp, đào tạo và giải pháp về vốn.

Phát huy những mô hình, ví dụ tự thành lập quỹ phát triển sản xuất của người cao tuổi đóng góp từ các hội viên; hoặc là sử dụng nguồn nhân lực đã nghỉ hưu để tiếp tục đóng góp cho nhà máy, xí nghiệp. Môi trường đô thị, chúng ta cần trang bị cho họ thêm kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng hội nhập và thích ứng.

Người cao tuổi trí thức trong lĩnh vực giáo dục, y tế; các nghề khác như bán hàng, bảo vệ, tạp vụ, bảo mẫu, công tác bảo hiểm,… có thể sử dụng lao động thời gian ngắn, theo vụ việc. Đối với quốc gia cũng phải có chiến lược sớm thích ứng với già hóa dân số".

Cũng nhấn mạnh vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm và các luật khác có liên quan người cao tuổi, cùng những chương trình hỗ trợ đặc thù, ông Lê Quang Trung, nguyên Phó cục trưởng phụ trách Cục Việc làm dẫn thêm kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển mà Việt Nam có thể học tập.

Như Hàn Quốc có chương trình “màn hai cuộc đời”, hỗ trợ người lao động ngay từ khi họ còn đang làm việc và chuẩn bị bước vào độ tuổi người cao tuổi. Chương trình này dành hàng tỷ USD mỗi năm để cung cấp thông tin, tư vấn, tổ chức đào tạo; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhận lao động người cao tuổi; hỗ trợ người lao động học tập suốt đời và chuyển đổi nghề nghiệp; hỗ trợ cả vốn và kiến thức nếu người cao tuổi muốn khởi sự doanh nghiệp.

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm và các luật khác có liên quan người cao tuổi, cùng những chương trình hỗ trợ đặc thù như hướng nghiệp, đào tạo, vay vốn,... (Ảnh minh họa: dangcongsan.vn)

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm và các luật khác có liên quan người cao tuổi, cùng những chương trình hỗ trợ đặc thù như hướng nghiệp, đào tạo, vay vốn,... (Ảnh minh họa: dangcongsan.vn)

Xã hội lâu nay có quan niệm người cao tuổi cần được nghỉ ngơi, không phải là đối tượng đào tạo nghề. Do đó, chính sách, chế độ cho người lao động cao tuổi còn thiếu, dù nhiều người vẫn còn khả năng và mong muốn làm việc, cống hiến.

Trong bối cảnh mặt bằng chăm sóc sức khỏe được cải thiện, tuổi thọ được nâng lên, vấn đề việc làm phù hợp cho người cao tuổi cần sớm được nhìn nhận với cách tiếp cận tích cực từ chính sách lao động và việc làm.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: “Tiếp cận từ động lực”

 

Người già sống tốt, đó là một mục tiêu đa lợi ích. Trước hết, để đảm bảo quyền của người cao tuổi, được chăm sóc, bảo vệ, được thụ hưởng các chính sách phù hợp, được tham gia đóng góp cho xã hội.

Khi người già có cuộc sống tốt, con cháu họ yên tâm làm việc, học hành, có cơ hội tăng năng suất, hiệu quả. Chi phí xã hội cho chăm sóc y tế và phúc lợi sẽ đi giảm nhiều.

Người già sống tốt, sẽ tạo niềm tin tưởng, phấn chấn cho người trẻ và  trung niên về tương lai của họ, đó cũng là một động lực quan trọng của hiện tại.

Và cao hơn thế, khi đảm bảo cuộc sống tốt cho người cao tuổi, những giá trị mà xã hội nhận được từ sự đóng góp của họ sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Nhất là trong bối cảnh, dân số nước ta đã bước vào thời kỳ già hóa, với tốc độ khá nhanh.

Theo ước tính của Tổng cục thống kê, đến năm 2038, Việt Nam sẽ có hơn 21 triệu người trong độ tuổi từ 60 trở lên, chiếm 20% dân số, nghĩa là cứ năm người sẽ có một người cao tuổi. Đến năm 2039, dự báo số người cao tuổi ở Việt Nam vượt quá số trẻ em. Số người trong độ tuổi lao động sẽ giảm.

Người cao tuổi sẽ trở thành một lực lượng lao động rất quan trọng, nếu được phát huy tốt. Đó vừa là đòi hỏi của xã hội, vừa là nhu cầu của chính người cao tuổi. Dự báo, trong vòng 10 năm tới, sẽ có hàng chục triệu người cao tuổi có nhu cầu khởi nghiệp, dạy nghề và tìm việc làm mới.

Tại các đô thị, cần trang bị thêm cho người cao tuổi kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng hội nhập và thích ứng nếu họ còn khả năng lao động và có nhu cầu làm việc (Ảnh minh họa)

Tại các đô thị, cần trang bị thêm cho người cao tuổi kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng hội nhập và thích ứng nếu họ còn khả năng lao động và có nhu cầu làm việc (Ảnh minh họa)

Giải quyết việc làm cho người lao động, nếu tiếp cận từ góc độ lợi ích và động lực, mọi khó khăn đều có thể vượt qua.

Tiềm năng lao động của người cao tuổi rất lớn. Ngoài các kỹ năng nghề nghiệp sẵn có, mỗi người cao tuổi là một kho tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống.

Một cách không chính thức, họ đang tham gia rất nhiều loại hình công việc khác nhau, mang lại giá trị to lớn.

Rất nhiều người vẫn tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy, cố vấn, điều hành.

Nhiều người khác tham gia hoạt động kinh tế gia đình phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình, độc lập hoặc cùng con cháu.

Số người có tuổi nhận trông trẻ tại hoặc giúp việc gia đình ngày càng nhiều lên, theo nhu cầu của xã hội.

Nhưng tiềm năng lao động của người cao tuổi không chỉ dừng lại ở đó. Còn rất nhiều sở trường, thế mạnh khác của lao động cao tuổi có thể phát huy, phù hợp với một nền kinh tế đang dịch chuyển theo hướng xanh hóa, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với một xã hội đang bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc sống chậm lại, sau những cái giá phải trả cho sự gấp gáp, vội vàng.

Thị trường lao động cao tuổi vẫn đang vận động tự nhiên, cung cầu sẽ tìm đến nhau ở nhiều dạng thức việc làm. Để phát huy được tiềm năng lao động của người cao tuổi, cần sự đáp ứng từ chính sách.

Nhiều quy định sẽ cần điều chỉnh để các cơ quan, doanh nghiệp có thể tiếp tục ký hợp đồng với người lao động khi họ đã đến tuổi nghỉ hưu mà sức khỏe và trí tuệ vẫn rất sẵn sàng.

Người cao tuổi làm việc ở khu vực phi chính thức cần có hợp đồng để được bảo vệ bằng pháp lý, nhất là trong bối cảnh, nhiều chủ lao động vẫn coi tạo việc làm cho người già là một “ưu ái”.

Người cao tuổi khởi nghiệp, rất cần được hoan nghênh và tạo điều kiện.

Cơ sở, doanh nghiệp tạo ra việc làm cho người cao tuổi nên được khuyến khích, ưu tiên về tiền thuê đất, chính sách thuế, chính sách tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường…

Các khảo sát xã hội học về nhu cầu việc làm của người cao tuổi bước đầu được tiến hành, nhưng cần thêm nghiên cứu sâu rộng hơn về quy mô, tốc độ gia tăng, khả năng và mức độ đáp ứng của lao động cao tuổi, làm dữ liệu đầu vào cho quy hoạch và sử dụng lực lượng lao động này.

Việc làm cho người cao tuổi cần trở thành một bộ phận của chính sách lao động và việc làm, với cách tiếp cận tích cực, trách nhiệm và sáng tạo của những người thực thi.

Ai rồi cũng sẽ già. Chăm lo để người cao tuổi sống tốt không chỉ là đạo lý. Trước hết, nó là nhu cầu của mỗi người, vì hiện tại và tương lai của chính mình. Đảm bảo cho người già sống tốt, cũng chính là thước đo sự trưởng thành của một cộng đồng xã hội.

Kiều Tuyết - Minh Hiếu/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

 Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.

Nhiều tuyến đường ngập nước và ùn tắc trong cơn mưa lớn

Nhiều tuyến đường ngập nước và ùn tắc trong cơn mưa lớn

Mưa lớn vào chiều tối nay (9/9) đã khiến nhiều tuyến đường tại Hà Nội ùn dài và ngập nước. Các phương tiện di chuyển vô cùng khó khăn qua đây.

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.