Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Thạch Ngọc Hải và “Dự án cho em”

Kim Loan: Thứ sáu 16/08/2024, 14:56 (GMT+7)

Cảm thương hoàn cảnh thiếu thốn của trẻ em nghèo, một nam sinh viên đã lên ý tưởng thành lập dự án mang tên “cho em”. Dự án này hỗ trợ quà, bánh, tập, sách, quần áo, xe đạp cho học sinh khó khăn và được đồng hành từ các mạnh thường quân đứng phía sau.

Hơn một năm hoạt động, “Dự án cho em” đã đến nhiều nơi ở vùng biên giới Tây Nam, miền núi Đông Nam Bộ, vùng sâu ở ĐBSCL để trao những phần quà ý nghĩa. “Thủ lĩnh” của dự án này là Thạch Ngọc Hải, 22 tuổi, sinh viên trường Đại học Đồng Tháp.

Thạch Ngọc Hải - 'thủ lĩnh' của dự án 'cho em'.

Thạch Ngọc Hải - "thủ lĩnh" của dự án "cho em".

Chào Ngọc Hải, em có thể giới thiệu đôi nét về “dự án cho em” và động lực để hình thành dự án này?

“Dự án cho em” được bắt đầu từ ngày 1/6/2023. Hải không có được đầy đủ tình cảm yêu thường vì cha mẹ đã ly hôn, từ nhỏ đến lớn Hải sống với Nội cho nên lúc nào Hải cũng đồng cảm với các em nhỏ mồ côi, khuyết tật và khó khăn.

Chính vì thế “dự án cho em” được hình thành là để hỗ trợ những đối tượng này.

Sau 1 năm, "dự án cho em" đã làm được những phần việc nào?

Em thì không có tiền nhưng em có sức trẻ, em đứng ra kết nối mạnh thường quân và các bạn cùng nhau chung tay giúp đỡ các em nhỏ. Chúng em có đội ngũ cộng tác viên, “sứ giả” truyền thông, “sứ giả” nhân ái lên đến 1.000 người đến từ toàn quốc.

Chúng em đăng bài kêu gọi hỗ trợ trên nền tảng mạng xã hội, đến nay chúng em đã hỗ trợ được 2.000 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Kinh phí vận động được đến thời điểm này là 900 triệu đông.

'Dự án cho em' đã lan tỏa được ý nghĩa và mục đích nhân văn nên đã tập hợp được nhiều người tham gia với mục tiêu nâng bước trẻ em nghèo đến trường.

"Dự án cho em" đã lan tỏa được ý nghĩa và mục đích nhân văn nên đã tập hợp được nhiều người tham gia với mục tiêu nâng bước trẻ em nghèo đến trường.

Quá tuyệt vời với sức lan tỏa nhanh chóng của dự án, ở mùa trung thu năm nay thì chúng ta có dự định gì mới?

Dự án sẽ tổ chức ở xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Cũng không có gì mới nhưng sẽ mang màu sắc trung thu.

Dự án tổ chức chương trình trung thu, các bé sẽ được ăn, nhận quà, xem văn nghệ và rước đèn trung thu.

Dự án này chúng ta ưu tiên cho vùng nào vậy?

Dự án chọn địa điểm khó khăn, thiếu thốn. ĐBSCL đã ưu tiên vùng biên giới, vùng xa, vùng sâu rồi đến vùng cao. Xa nhất mà dự án đã từng đến là xã Tà Nung, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Cảm ơn Ngọc Hải, mong Ngọc Hải và thành viên “dự án cho em” có nhiều năng lượng để tiếp tục hành trình tiếp sức trường quê, hỗ trợ trẻ em nghèo thêm đầy đủ và vui tươi.

Dự án phát sữa cho trẻ em xã Tà Nung, TP. Đà Lạt

Dự án phát sữa cho trẻ em xã Tà Nung, TP. Đà Lạt

Trường tiểu học B An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, ngôi trường có 100% học sinh là người dân tộc Khmer, đã được thay áo mới trước thềm tựu trường. Những mặt tường cũ kỹ được sơn phết sáng bóng, học sinh vừa thưởng thức món mì trộn miễn phí, được quà bánh mang về nhà và 5 chiếc xe đạp tặng thưởng cho gương mặt vượt khó học giỏi. Đó là kết quả của hành trình “dự án cho em” vừa ghé qua.

Bà Neáng Dâu – Phó Bí thư xã An Tức, huyện Tri Tôn , tỉnh An Giang bày tỏ niềm vui mừng khi thấy học sinh ở xã mình có thêm điều kiện được đi học: “Đối với tôi thì rất vui, dự án mang lại cho các em động lực tinh thần bằng các trò chơi. Bên cạnh đó có phần quà để tiếp bước đến trường”.

'Dự án cho em' đến vùng biên giới tỉnh An Giang phát quà cho trẻ em nghèo

"Dự án cho em" đến vùng biên giới tỉnh An Giang phát quà cho trẻ em nghèo

Ưu tiên của 'dự án cho em' là trẻ em vùng biên giới, vùng sâu của ĐBSCL.

Ưu tiên của "dự án cho em" là trẻ em vùng biên giới, vùng sâu của ĐBSCL.

Bạn Nguyễn Đoàn Ngọc Diệu – thành viên của “dự án cho em” cho biết,  “Dự án cho em” được thực hiện theo mô hình “trạm”, với 22 “trạm” được lập ra sẽ có những mô hình riêng. Trước khi thực hiện chương trình, hoạt động, các thành viên sẽ khảo sát, kết nối cùng địa phương, các trường học trên địa bàn nắm thông tin, danh sách để vận động tổ chức.

Mỗi tháng, sẽ thực hiện 2 - 4 hoạt động tại vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa ở Đồng Tháp và các tỉnh ĐBSCL: “Em muốn mang yêu thương đến các em nhỏ, mỗi khi thấy các bé nhận bánh các bé vui lắm, với em đó là hạnh phúc rồi”.

“Thủ lĩnh” Thạch Ngọc Hải kể, mỗi khi tổ chức hoạt động, các thành viên thường phải di chuyển bằng xe máy vượt hàng chục, thậm chí hàng trăm cây số để đến địa điểm thực hiện chương trình. Mỗi hoạt động sẽ có 20-30 thành viên tham gia, thực hiện nhiều hoạt động nhỏ thú vị như trải nghiệm làm workshop (làm chong chóng, nhặt rác, trồng cây), chơi trò chơi dân gian có thưởng, nấu hoặc mua những suất ăn ngon, phát gấu bông, quà, tổ chức vẽ sân chơi. Vất vả là vậy, kinh phí duy trì cũng khó khăn, nhưng còn sức trẻ là còn làm.

“Chúng em cũng chưa biết có thể sẽ vận động để kéo dài dự án này được bao lâu. Nhưng chúng em tin, mình còn sức trẻ thì sẽ còn nhiệt huyết để kéo dài dự án”, Hải chia sẻ. 

Thành viên 'dự án cho em' phát xe đạp cho học sinh trường tiểu học B An Tức - Tri Tôn - An Giang.

Thành viên "dự án cho em" phát xe đạp cho học sinh trường tiểu học B An Tức - Tri Tôn - An Giang.

Trẻ em được ăn mì trộn của nhóm 'dự án cho em'

Trẻ em được ăn mì trộn của nhóm "dự án cho em"

Với sự nhiệt huyết, năng động và mong muốn cống hiến cho xã hội, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, Ngọc Hải trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của nhà trường, vinh dự là sinh viên duy nhất của trường đại học Đồng Tháp nhận Giải thưởng “Sao Tháng Giêng” 2023 do T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam trao tặng.

Các chương trình hướng đến cộng đồng của Thạch Ngọc Hải đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần, nhiệt huyết cống hiến sức trẻ cho xã hội.

“Dự án cho em” đã lan tỏa được ý nghĩa và mục đích nhân văn nên đã tập hợp được nhiều người tham gia với mục tiêu nâng bước trẻ em nghèo đến trường. Tấm gương của Thạch Ngọc Hải và “dự án cho em” đáng được nhân rộng để tập hợp tình đoàn kết, yêu thương và gắn bó!

Kim Loan/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ra đường “sống chết có số”?

Ra đường “sống chết có số”?

Những con số biết nói về tình hình tai nạn giao thông những tháng qua cho thấy, đây vẫn luôn là nỗi ám ảnh của toàn xã hội. Điều đó cũng đòi hỏi các giải pháp và chính sách cải thiện an toàn giao thông cần thiết thực hiệu quả hơn để tai nạn giao thông hạ nhiệt trong thời gian tới.

Vĩnh Long: Di dời bến phà nối 4 xã cù lao, người dân đi lại thế nào?

Vĩnh Long: Di dời bến phà nối 4 xã cù lao, người dân đi lại thế nào?

Bến phà An Bình mỗi ngày vận chuyển trên 10.000 lượt phương tiện qua lại giữa TP.Vĩnh Long và 4 xã cù lao thuộc huyện Long Hồ. Cách đây 2 ngày, bến phà đã được di dời đi nơi khác vì phía bờ TP.Vĩnh Long được đưa vào khu vực có khả năng sạt lở nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao.

Trạm BOT Phú Hữu hoạt động, người dân nói 'vô lý'

Trạm BOT Phú Hữu hoạt động, người dân nói "vô lý"

Trạm BOT Phú Hữu đặt trên đường Nguyễn Thị Tư (phường Phú Hữu, TP.Thủ Đức, TP.HCM) chính thức thu phí các phương tiện ra vào Khu công nghiệp Phú Hữu. Mặc dù người dân trong khu vực được miễn phí khi qua trạm nhưng nhiều người cũng cho rằng, việc thu phí khi qua trạm BOT chưa hợp lý, tạo thêm gánh nặng cho họ.

Những ngày “mở sóng”

Những ngày “mở sóng”

Đối với rất nhiều phóng viên của VOV Giao thông, khoảng thời gian cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu của nó hoành hành ở miền bắc, có lẽ sẽ là một trong những ký ức khó quên.

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành lắp đặt hạng mục quan trọng nhất

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành lắp đặt hạng mục quan trọng nhất

Sau 120 ngày thi đua thi công, hạng mục kết cấu mái công trình nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành đúng mục tiêu tiến độ, tạo tiền đề quan trọng đưa cả dự án về đích.

Gần 2 triệu trẻ em Việt Nam ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất

Gần 2 triệu trẻ em Việt Nam ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất

Trẻ em tại Việt Nam, Myanmar, Lào và Thái Lan có nguy cơ không được tiếp cận với giáo dục, nước sạch và các dịch vụ thiết yếu khi lũ lụt và sạt lở đất gây hư hại nhà cửa và cơ sở hạ tầng.

Cựu sinh viên Luật phát động chương trình thiện nguyện tái xây dựng nhà sau bão Yagi

Cựu sinh viên Luật phát động chương trình thiện nguyện tái xây dựng nhà sau bão Yagi

Chương trình thiện nguyện tái xây dựng nhà sau bão Yagi được phát động trước thềm Kỷ niệm 20 năm ngày ra trường (2005 – 2025) của sinh viên khóa K26 – Trường Đại học Luật Hà Nội.