Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Tạo hành lang pháp lý hoàn thiện cho giao dịch điện tử

Nguyễn Yên: Thứ ba 11/10/2022, 10:32 (GMT+7)

Nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực thi Luật Giao dịch điện tử ra đời cách đây 17 năm đồng thời đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số, xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 hiện đã bộc lộ nhiều bất cập trong quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; trong đó các quy định còn mang tính nguyên tắc, thiếu các quy định cụ thể như giá trị pháp lý, trường hợp sử dụng và việc công nhận, liên thông giữa chữ ký điện tử chuyên dùng trong cơ quan nhà nước và chữ ký điện tử công cộng, gây khó khăn trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người dân…

Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao dịch điện tử 2005 nhằm giải quyết một số vướng mắc, bất cập và phù hợp với thực tế hiện nay. Đồng thời để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng bảm bảo thích ứng được với sự phát triển của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Luật giao dịch điện tử ban hành năm 2015 đã bộc lộ nhiều bất cập (ảnh minh hoạ: vnexpress.net)

Luật giao dịch điện tử ban hành năm 2015 đã bộc lộ nhiều bất cập (ảnh minh hoạ: vnexpress.net)

Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) có 8 chương và 57 điều, trong đó kế thừa 21 điều, giữ nguyên 1 điều, sửa đổi 30 điều, bổ sung mới 26 điều và lược bỏ 23 điều của Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

Các chính sách chủ yếu của dự thảo sau khi được tiếp thu ý kiến tập trung vào những nội dung, bao gồm:

- Quy định về mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử: áp dụng cả đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử; hối phiếu và các giấy tờ có giá trị khác.

- Quy định đảm bảo giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Sửa đổi, chi tiết hóa cách xác định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu; quy định bảo đảm giá trị pháp lý của chữ ký điện tử; quy định đảm bảo giá trị pháp lý của tài khoản giao dịch; quy định đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử.

- Quy định về dịch vụ tin cậy; quy định về an toàn, an ninh, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và chính sách hỗ trợ giao dịch điện tử.

Hiện, dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã đủ điều kiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 này. Dự kiến tháng 5/2023, Quốc hội sẽ xem xét việc thông qua dự thảo Luật này.

 

ảnh minh hoạ (internet)

ảnh minh hoạ (internet)

HỢP PHÁP HÓA CÁC THÀNH TỐ SỐ
ĐỂ TẠO NÊN CÁC GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được xây dựng nhằm có một luật thống nhất, tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện để thực hiện chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực.

Để làm rõ hơn nội dung này, phóng viên có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Phương Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

PV: Xin ông cho biết những điểm mới nổi bật của Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã được các đại biểu, chuyên gia đóng góp ý kiến?

Ông Nguyễn Phương Tuấn: Có những điểm mới nổi bật như sau: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) loại trừ phạm vi áp dụng của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 để mở rộng phạm vi áp dụng cho tất cả các hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội.

Thứ 2 là bổ sung các quy định, đưa ra khái niệm chứng thư điện tử và đảm bảo giá trị pháp lý cho hình thức này là bước đột phá lớn để thúc đẩy các hoạt động giao dịch điện tử diễn ra từ đầu đến cuối; từ đó đảm bảo cho việc tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử từ người dân và doanh nghiệp.

Thứ 3 là bổ sung giao kết hợp đồng qua hệ thống thông tin tự động, bổ sung các quy định về quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu, dữ liệu mở, các quy định đối với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch điện tử.

Ông Nguyễn Phương Tuấn

Ông Nguyễn Phương Tuấn

PV: Một điểm mới quan trọng của dự thảo sửa đổi này là mở rộng phạm vi áp dụng giao dịch điện tử tới tất cả hoạt động của đời sống xã hội. Thưa ông, sự điều chỉnh này có ý nghĩa ra sao và cần lưu ý gì để bảo đảm tính khả thi và bảo đảm an toàn, an ninh trong giao dịch điện tử?

Ông Nguyễn Phương Tuấn: Dự Luật cho phép các lĩnh vực đủ điều kiện đều có thể áp dụng phương thức giao dịch điện tử nhưng nó không hàm ý bắt buộc ngay với tất cả các lĩnh vực mà sẽ phải áp dụng đồng bộ với các pháp luật chuyên ngành; các lĩnh vực chưa phù hợp áp dụng hình thức giao dịch điện tử theo quy định của Luật chuyên ngành thì vẫn chưa áp dụng.

Việc mở rộng này cần dựa trên cơ sở công nghệ hiện nay đã sẵn sàng chưa, đã phổ biến, an toàn và tin cậy chưa, đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra chưa. Để bảo đảm tính khả thi và bảo đảm an toàn, an ninh trong giao dịch điện tử, tôi nghĩ cần phải lưu ý: Luật Giao dịch điện tử sửa đổi không hợp pháp hóa các giao dịch điện tử mà hợp pháp hóa các thành tố số để tạo nên các giao dịch điện tử.

Các giao dịch trong môi trường thực dựa trên các thành tố cơ bản như giấy tờ, chữ ký, con dấu, căn cước công dân thì khi lên môi trường số cũng phải có những thành tố tương tự như vậy. Luật Giao dịch điện tử sửa đổi không quy định cụ thể giao dịch điện tử của các ngành, các lĩnh vực mà công việc này của các bộ, ngành.

Luật sửa đổi đưa ra quy định chi tiết về dịch vụ tin cậy, xác thực các thành tố cơ bản làm cho các giao dịch điện tử được đảm bảo an toàn, xác thực mối liên hệ giữa thực và số.

PV: Theo ông, các quy định mới khi được thông qua sẽ có tác động xã hội ra sao? Có ý nghĩa thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam như thế nào?

Ông Nguyễn Phương Tuấn: Dự thảo Luật sau khi được Quốc hội thông qua, theo tôi sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, nó tiết kiệm cho xã hội nhiều chi phí so với giao dịch truyền thống. Nếu chúng ta thực hiện thủ tục hành chính thông qua giao dịch điện tử, tôi ước tính số tiền tối thiểu mà chúng ta có thể tiết kiệm là hơn 9 nghìn tỷ/ năm; về chi phí tiết kiệm được từ sao chụp, chứng thực, di chuyển, ước tính có thể tiết kiệm cho xã hội khoảng 2500 tỷ/ năm.

Luật Giao dịch điện tử sửa đổi sau khi ban hành là bước đột phá thúc đẩy chuyển đổi số, hướng đến chuyển toàn bộ các hoạt động lên môi trường số; thúc đẩy việc xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

SẼ THÁO GỠ KHÓ KHĂN
CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Dự kiến, Luật Giao dịch điện tử sửa đổi sẽ ảnh hưởng đến tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đang và có kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động và giao dịch của mình; nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Phóng viên VOVGT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về nội dung này:

PV: Thưa ông, theo ông, việc sửa đổi Dự thảo Luật Giao dịch điện tử sẽ giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động của các ngân hàng ra sao?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Trong thời đại 4.0, ngành ngân hàng đã đi trước một bước và thực hiện Luật Giao dịch điện tử một cách chủ động và linh hoạt, các tổ chức tín dụng đã thực hiện chuyển đổi số, giao dịch điện tử trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác.

Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 có những nội dung cần sửa đổi cho phù hợp để có thể chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng một cách toàn diện hơn. Vì vậy, sửa đổi Luật lần này sẽ tháo gỡ các khó khăn cho các tín dụng về vấn đề: cho vay, bảo lãnh và các dịch vụ khác.

Đây là các nội dung mà hiện các ngân hàng không thể tự làm được bởi các quy định thể hiện trong Luật chưa thể hiện rõ, chưa xác định được cụ thể để triển khai các nội dung này, chưa đảm bảo an toàn, bảo mật giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.

Vì vậy sửa đổi Luật lần này, tôi kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong quá trình chuyển đổi số một cách toàn diện để các hoạt động của các tổ chức tín dụng về thanh toán, cho vay, bảo lãnh và các dịch vụ khác đối với khách hàng được thuận tiện hơn.

Ông Nguyễn Quốc Hùng

Ông Nguyễn Quốc Hùng

PV: Dự Luật này đề cập tới Hợp đồng điện tử và trên thực tế hợp đồng điện tử được áp dụng để giao kết rộng rãi. Theo ông, cần lưu ý gì để đảm bảo tính khả thi của quy định này?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Ngay từ Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã đề cập tới hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử, chữ ký điện tử nhưng nó chưa được đầy đủ và toàn diện cho nên để ký hợp đồng điện tử mà đảm bảo an toàn cũng như quyền lợi của đôi bên thì quan trọng nhất là chữ ký điện tử như thế nào, đảm bảo hợp đồng đó có tính pháp lý và việc lưu trữ hồ sơ ra sao.

Tất cả các nội dung này trong Luật Giao dịch điện tử lần này đã được đề cập và bàn đến và nó sẽ được hoàn thiện, đầy đủ hơn. Trên cơ sở đó có thể ký hợp đồng điện tử mang giá trị pháp lý và đảm bảo quyền lợi của cả tổ chức dịch vụ và người sử dụng.

PV: Theo ông, Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) khi được thông qua sẽ tác động đến hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng ra sao?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử lần này là kỳ vọng của các tổ chức tín dụng nói riêng và xã hội nói chung. Đây là bước đổi mới làm sao cho phù hợp với xu thế hiện nay 4.0, đặc biệt với ngành ngân hàng là hết sức quan trọng.

Sau khi sửa đổi Luật Giao dịch điện tử sẽ giúp cho ngành ngân hàng mở rộng các hoạt động dịch vụ như cho vay, bảo lãnh; thực hiện các giao dịch điện tử được thuận lợi và thúc đẩy các dịch vụ của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số của xã hội.

Nó tác động tích cực để mọi người dân thấy được, lợi ích của việc chuyển đổi số như thế nào để người dân hiểu và tham gia vào giao dịch điện tử, đặc biệt thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến hơn.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

Việc xây dựng dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua được nhận định là rất cần thiết, nhằm hiện thực hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực thi Luật Giao dịch điện tử năm 2005, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số, xã hội số, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan.

Bạn kỳ vọng gì vào Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)? Nếu được ban hành, các quy định mới sẽ tạo sẽ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân khi giao dịch trên môi trường điện tử ra sao? Sẽ có những tác động gì đối với sự phát triển của kinh tế số, xã hội số?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50 thứ Hai hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Apple Podcast và Google Podcast.

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

Cây cầu hiện đang chắn 1 làn đường để tiến hành duy tu, sửa chữa tuy nhiên thời gian sửa chữa đang kéo dài quá thời hạn so với thời gian dự kiến thi công khiến khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào các khung giờ cao điểm.

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội xác định lấy sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, nhiều khu vực ven sông bị ngập, đời sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. 

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây, một địa điểm quen thuộc của người dân thủ đô, là nơi để vui chơi giải trí, tập thể dục và đi dạo… Thế nhưng, nhũng ngày gần đây, tình trạng cá chết tại khu vực hồ Tây đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và môi trường xung quanh.

Ai đang 'nỗ lực' lấp sông Hồng?

Ai đang "nỗ lực" lấp sông Hồng?

Tình trạng đổ rác thải xuống sông Hồng, đặc biệt là rác thải xây dựng đã diễn ra nhiều năm nay trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là ở các quận ven sông Hồng. Thậm chí, cả chính quyền địa phương cũng cho dựng bãi chứa rác tại khu vực bãi giữa sông để làm nơi tập kết, xả thải...

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân 'kêu trời' vì mất nước liên tục

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân "kêu trời" vì mất nước liên tục

Tối 30/10/2024, VOV Giao thông nhận được phản ánh của người dân xóm 4 Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội (khu liền kề 19 căn) về tình trạng mất nước kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

“Thừa thầy thiếu thợ”, cung không đủ cầu… là thực tế thị trường lao động nước ta những năm gần đây.