Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đề xuất này nhằm khuyến khích giám sát toàn dân về các hành vi vi phạm giao thông. Tuy nhiên, cũng có e ngại, nếu quy định này được hiện thực hóa, liệu sẽ có làn sóng “săn” tiền thưởng.
PV VOV Giao thông đang ngồi cạnh và trò chuyện cùng anh Nguyễn Tuấn Thành, một tài xế chuyên nghiệp cư trú ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Anh Thành rất quan tâm tới thông tin đề xuất gần đây của Bộ Công an.
Chào anh, anh đã từng trích xuất hình ảnh từ camera hành trình gửi tới cơ quan chức năng để xử phạt nguội những hành vi vi phạm giao thông?
Mình có camera hành trình. Nhưng đôi lúc có trường hợp người ta bất khả kháng. Mình là người tài xế, thì mình cũng du di, vì không xảy ra cái gì nghiêm trọng. Ví dụ, người ta đỗ trên đường cao tốc, có trẻ em ốm đau, buồn vệ sinh quá không chịu được, thì mình thông cảm.
Chứ bây giờ cứ thấy đỗ trên cao tốc cũng chụp ảnh rồi gửi cho cảnh sát giao thông thì cũng phi lý.
Theo anh thì hành vi nào cần được ghi lại và gửi đi?
Theo tôi, xử lý hành vi do người dân, lái xe trình báo. Làm sao nó an toàn là được. Cái gì vi phạm quá, không coi được thì mới đưa lên báo, đưa lên cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm. Chẳng hạn như gây tai nạn bỏ trốn, lùi trên cao tốc, đi vào đường cấm.
Còn những hành vi như đè vạch, lấn vạch, đi vào đường khẩn cấp, có những lái xe họ biết vi phạm nhưng phải vào đó để dừng… Tất cả hành vi đó đã có camera xử phạt nguội rồi.
Vậy anh ủng hộ việc mua tin tố giác hành vi vi phạm giao thông với mức đối đa 5 triệu đồng/tin?
Theo tôi, vấn đề thưởng tiền đấy không quan trọng. Vì việc lưu thông phụ thuộc vào ý thức tự giác của con người thôi. Chứ mình thưởng như thế sẽ xuất hiện những người đi “săn” những chuyện vi phạm, cũng rất ảnh hưởng đến việc lưu thông.
Việc đó thì cảnh sát giao thông họ cũng nhàn đi, nhưng chúng ta tham gia giao thông cần đi lại đúng theo lương tâm, trách nhiệm thôi.
Những người săn tin sẽ rộ lên. Bởi vì một ngày người ta săn 2-3 tin được thưởng 300 nghìn-500 nghìn. Như chúng tôi lái xe một ngày được 400 nghìn thì có khi bỏ nghề đi săn tin hết.
Anh e ngại những tình huống phiền hà, rắc rối vì bị soi mói cá nhân?
Có những trường hợp vi phạm giao thông bị “săn” tin. Ví dụ họ chở bệnh nhân khẩn cấp, vì lý do gì đó phải vi phạm giao thông, nhưng bị chụp lại, thì lúc đấy trình bày kiểu gì? Chẳng hạn như đây có biển cấm đỗ, mình dừng ở đây phải ngồi trên xe. Như đỗ thế kia mà chụp lên là bị phạt. Nếu săn tin như thế thì khó, ngày nào trên tổng đài cũng phải sàng lọc tin.
Mà bây giờ chuyện cắt ghép hình cũng đơn giản, người ta đang giờ đi làm lại phải chứng minh có cắt ghép hình à. Theo tôi, thưởng thì không nên. Người nào gửi tin nhiều cho cảnh sát giao thông thì có thể tặng bằng khen công dân ưu tú, bác tài ưu tú chẳng hạn.
Vâng, thực tế cũng có một vài ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng nên sử dụng VNeID để giúp người dân gửi tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin. Cảm ơn chia sẻ của anh!
Ý kiến của bác tài Nguyễn Tuấn Thành vừa rồi chỉ là một khía cạnh nhỏ của chủ đề. VOV Giao thông sẽ tiếp tục đưa những ý kiến đa chiều khác trong chương trình Diễn đàn 91 phát sóng vào 12h30 ngày 15/8 với chủ đề “Có nhất thiết thưởng tiền để khuyến khích báo tin vi phạm giao thông”.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.