Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Tái khởi công dự án chống ngập, đừng chỉ hứa

Trọng Nghĩa - Trọng Điển: Thứ tư 29/03/2023, 14:50 (GMT+7)

Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét tới biến đổi khí hậu” có vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng đã chính thức khởi động trở lại tại cống Mương Chuối, huyện Nhà Bè sau nhiều năm ‘đắp chiếu’. Liệu công trình sẽ về đích đúng với mục tiêu đã đề ra hay lại lỡ hẹn như suốt thời gian qua?

 

TP.HCM thường xuyên rơi vào cảnh ngập úng kéo dài

TP.HCM thường xuyên rơi vào cảnh ngập úng kéo dài

Dự án ‘chống ngập 10.000 tỷ đồng’ đã không còn quá xa lạ với nhiều người khi các kênh truyền thông liên tục ‘réo tên’. Dự án thuộc chương trình QH 1547 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch TP.HCM, được đầu tư theo phương thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) do Trung Nam Group là nhà đầu tư, kinh phí do TP.HCM trả (tiền mặt và đổi đất), với tiến độ thực hiện dự kiến ban đầu là 36 tháng từ 6/2016 đến 4/2018.

Dù đã trễ tiến độ gần 5 năm nhưng đến thời điểm hiện tại dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Không những vậy, kể từ khi được triển khai nhiều người dân sinh sống gần khu vực công trình rơi vào cảnh ngập úng ngày một trầm trọng hơn. Đất đá, vật liệu xây dựng bít cả miệng cống thoát nước. Mỗi khi mưa xuống hay triều cường lên cao, người dân sinh sống tại cống Tân Thuận, Quận 7 chỉ biết kêu trời vì không biết ai sẽ đứng ra giải quyết.

Ông Nguyễn Văn Sáu (ngụ tại đường Trần Xuân Soạn, quận 7) cho hay: "‘Trước đấu thầu ở đây hết hợp đồng hay sao thì mình không biết rồi họ giao cho bên khác thì nó mới ngập ở đây chỉ một tháng trở lại thôi mà còn bơm ra ngoài sông thì không có. Một tháng nay nước nó đen kịt như thế này mà tôi không biết ai đứng ra giải quyết. Chứ còn lúc trước có ngập thì ngập triều cường không sao, giờ bơm ở trong nhà dân ra thì không có chỗ thoát".

Kể từ khi đại công trình thi công chẳng những không giải quyết được tình trạng ngập mà ngày một thêm trầm trọng hơn.

Kể từ khi đại công trình thi công chẳng những không giải quyết được tình trạng ngập mà ngày một thêm trầm trọng hơn.

Cách đó không xa, nhà bà Mỹ Lan cũng rơi vào cảnh tương tự. Không cần trời mưa, chỉ khi triều cường dâng cao hơn ngày thường một chút, con hẻm bà và hàng xóm đều… hòa làm một với sông.

Hướng ánh mắt về phía công trình, bà Lan kể: "Hồi trước là nước nó không có ngập vô, nhưng mà từ hồi cái công trình này làm rồi nghỉ, rồi làm, nay mấy năm rồi nhưng mà làm không tới. bây giờ nó đổ cát đầy ở đây lấp cống hết rồi, đâu có chảy được đâu. Nước lên thì nước dưới cống trào ngược lên, ngập nhà. Ngập mấy tiếng đồng hồ luôn".

Cống Tân Thuận đạt khoảng 95% khối thượng thi công nhưng vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

Cống Tân Thuận đạt khoảng 95% khối thượng thi công nhưng vẫn chưa thể đi vào hoạt động.

Lý giải về việc chậm trễ tiến độ thực hiện dự án trong suốt thời gian qua, ông Nguyễn Ngọc Minh Phú – Trưởng phòng quản lý hạ tầng kỹ thuật – Sở xây dựng TP.HCM cho biết còn một số trục trặc về mặt pháp lý, liên quan cả đến TP.HCM và phía nhà thầu, hiện Thành phố đang cố gắng hoàn tất các thủ tục để dự án sớm tái khởi động ở tất cả các hạng mục: "Thành phố đang hoàn tất các thủ tục đàm phán với nhà đầu tư, cái này chỉ nằm ở vấn đề thủ tục thôi, dự kiến dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2023".

Chia sẻ thêm về những khó khăn của công trình đang gặp phải, với ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay là gia hạn khoản tín dụng, quy trình vận hành… Cụ thể công trình phải được Ngân hàng Nhà nước gia hạn thời gian giải ngân tái cấp vốn để Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giải ngân.

"Chuyện quan trọng nhất hiện nay đó là phải được gia hạn tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước và phải ký kết phụ lục hợp đồng để giai hạn thời gian thực hiện dự án và triển khai thi công", ông Dũng cho biết.

Một tín hiệu đáng mừng khi mới đây, nhà đầu tư đã cho thi công trở lại ở công trường cống Mương Chuối (huyện Nhà Bè, TP.HCM), cống lớn nhất trong sáu cống ngăn triều thuộc Dự án chống ngập. Ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng giám đốc công ty CP đầu tư xây dựng Trung Nam cho biết hiện tiến độ hiện của dự án đã đạt khoảng 85% - 97% tổng khối lượng nhưng do một số cửa cống chưa hoàn thiện, khả năng ngăn triều của dự án chưa thể phát huy tác dụng.

"Trong hệ thống dự án ngăn chiều sẽ có 6 cống lớn là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Định, Phú Xuân, Mương Chuối và Cây Khô. Ngoài ra có 2 cống vừa là Cống Bà Bướm và Cầu Kinh, sau đó có 12 cống nhỏ thì hiện nay chúng ta đã xong cơ bản hầu như hết, chỉ còn lại những việc đi kèm ví dụ như cống như thế này thì phải có cái kè đi kế bên. Thực ra những việc chính của dự án đã xong hết rồi", ông Tiến nói.

Phía nhà đầu tư cũng cho biết, nếu các khó khăn về vốn được tháo gỡ thì khoảng tháng 6/2023 sẽ tái thi công ở tất cả các cống của dự án.

Phía nhà đầu tư cũng cho biết, nếu các khó khăn về vốn được tháo gỡ thì khoảng tháng 6/2023 sẽ tái thi công ở tất cả các cống của dự án.

Phía nhà đầu tư cũng cho biết, nếu các khó khăn về vốn được tháo gỡ thì khoảng tháng 6/2023 sẽ tái thi công ở tất cả các cống của dự án. Khoảng tháng 02/2024, dự án sẽ hoàn thành và vận hành thử nghiệm và đến tháng 5/2024 sẽ bàn giao cho TP.HCM.

Ông Nguyễn Tâm Tiến khẳng định: "Dự án này trải qua từ năm 2016 đến bây giờ nhưng mà nó có nhiều việc nằm ngoài khả năng của chúng ta. Rồi nó vượt qua việc thời gian tái cấp vốn xong lại gia hạn lại. Hy vọng chúng ta sẽ sớm về đích thôi".

Sau nhiều lần lỡ hẹn có lẽ điều mong mỏi của người dân lúc này không phải là những lời hứa suông mà chính là ‘dự án chống ngập 10.000 tỷ’ sớm hoàn thành, để người dân thoả ước mong nhìn thấy ‘đại công trình’ đi vào hoạt động:

"Dân mong sao những cống đập hoàn thành cho dân sung sướng, nước nó không tràn vào nhà nữa.’

"Mong muốn ở đây người ta làm cho xong hết, để cho dân chúng ở đây buôn bán bình thường trở lại để có tiền sửa nhà, nhà giờ nứt hết rồi mà có mấy đứa con nít nữa, sợ lắm mà biết sao giờ"’.

"Ước ao của dân chúng bây giờ là công trình này làm cho nhanh, cho môi trường nó đẹp. Giờ cô 70 tuổi rồi, nó làm được thì mừng còn nếu không làm được thì cô chết trong chờ đợi thôi".

Sau nhiều lần lỡ hẹn có lẻ điều mong mỏi của người dân lúc này không phải là những lời hứa suông mà chính là 'dự án chống ngập 10 000 tỷ' sớm hoàn thành, để người dân thoả ước mong nhìn thấy 'đại công trình'.

Sau nhiều lần lỡ hẹn có lẻ điều mong mỏi của người dân lúc này không phải là những lời hứa suông mà chính là "dự án chống ngập 10 000 tỷ" sớm hoàn thành, để người dân thoả ước mong nhìn thấy "đại công trình".

Nếu dự án ngăn triều chống ngập được hoàn thành, nỗi lo ngập nước vì triều cường và mưa lớn ở thành phố sẽ cơ bản được giải quyết. Đây là một trong những nỗi lo lớn nhất về môi trường đô thị, ảnh hưởng tới cuộc sống giao thông đi lại của hàng triệu người. Việc tháo gỡ những vướng mắc về vốn đã tồn tại gần 7 năm qua là điều lãnh đạo thành phố cần quan tâm.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận:“Công trình chống ngập chục ngàn tỷ, chậm ngày nào dân thiệt ngày đó”.

Trong bối cảnh TP.HCM mỗi ngày thêm ngập, dự án chống ngập do triều có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu lên đến 10.000 tỷ đang dừng thi công là một lực cản rất lớn cho nỗ lực giải quyết bài toán ngập lụt của thành phố. Nếu công trình còn chậm ngày nào, người dân nhiều khu vực của thành phố còn tiếp tục trầm mình với nước ngập ngày đó; nhất là những hộ dân xung quanh công trình, cống đập đang được xây dựng.

Liên quan đến dự án này đã có nhiều cuộc làm việc, giải quyết của các bên nhưng đến nay dù công trình đã đạt hơn 95% khối lượng nhưng vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Lý do cơ bản vẫn là chưa được đầu tư vốn bổ sung để hoàn thành do các bên liên quan không thống nhất được cách thức triển khai cũng như bố trí nguồn lực.  Đây chính là những vướng mắc khiến công trình trì trệ, chậm tiến độ kéo dài suốt từ năm này sang năm khác. Người dân thì khắc khoải đợi chờ và hy vọng.

Hiện nay, chủ đầu tư, đơn vị thi công đang tìm cách tháo gỡ các khắc mắc để công trình tái khởi động trở lại vào tháng 6 tới đây. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là với các công trình hàng ngàn tỷ, liên quan mật thiết đến đời sống dân sinh hàng ngày thế này, nếu các bên không tận tâm, tận lực; không” sốt ruột” để giải quyết sẽ khiến cả hàng triệu người bị ảnh hưởng. Gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Điều này cũng cần được nhìn nhận, đánh giá khách quan, rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc để sau này không lặp lại trong việc triển khai đầu tư dự án.Từ khâu quy hoạch, thiết kế, tư vấn giám sát dự án đến việc lựa chọn nhà thầu thi công; cũng như cách thức hỗ trợ để nhà thầu hoàn thành dự án đúng tiến độ; kịp thời phục vụ đời sống. Tránh chưa làm thì hết vốn hoặc liên tục rơi vào “lùm xùm” các tranh cãi khác nhau; khiến dự án thì cứ nằm im, không sao chuyển động được. Chậm ngày nào dân thiệt ngày đó.

Do vậy, ngay lúc này, các cơ quan quản lý cần tạo ra các cơ chế rõ ràng, hỗ trợ tối đa cho nhà thầu để dự án thi công trở lại, đảm bảo đúng hạn định. Nhà thầu cũng phải thấy được phần trách nhiệm của mình, đẩy nhanh tiến độ; làm dứt điểm các hạng mục đã triển khai; tránh tình trạng để dây dưa kéo dài, khiến người dân ở khu vực lân cận lâm cảnh nước tù đọng, bủa vây, gây xáo trộn cuộc sống.

Việc chống ngập của TP.HCM hay Hà Nội và nhiều địa phương khác không chỉ trông chờ vào một hoặc vài ba công trình mà phải là giải pháp tổng thể. Từ cơ sở hạ tầng với các dự án công trình hàng ngàn tỷ đến các biện pháp mềm, phi công trình. Bởi nếu các công trình chống ngập, hồ chứa nước được xây dựng liên tiếp nhưng cộng đồng vẫn tiếp tục xả rác vào cống rãnh; lấn chiếm sông ngòi, kênh rạch; làm cản trở dòng chảy. Hay độ bê tông hóa ngày càng nhiều sẽ khiến cho tình trạng ngập lụt của đô thị ngày càng trầm trọng.

Do vậy, ngay lúc này,các phong trào không xả rác; bảo vệ hàng lang kênh rạch; chủ động tiêu thoát nước tại khu đô thị, tổ dân phố, hộ dân cư tiếp tục được duy trì. Việc đô thị hóa đảm bảo tuân thủ các điều kiện quy hoạch về xây dựng; đấu nối tiêu thoát nước đầy đủ.

Đây chính là những cơ sở quan trọng để đảm bảo cho các đô thị không bị ngập lụt nghiêm trọng mỗi khi triều cường và mưa xuống. Để làm được điều này, cần sự thực thi đến nơi đến chốn có kiểm tra, giám sát của các các cấp chính quyền và mỗi người dân ở TP.HCM, Hà Nội nói riêng và từng đô thị khác trong cả nước nói chung.

 

Trọng Nghĩa - Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

 Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.

Nhiều tuyến đường ngập nước và ùn tắc trong cơn mưa lớn

Nhiều tuyến đường ngập nước và ùn tắc trong cơn mưa lớn

Mưa lớn vào chiều tối nay (9/9) đã khiến nhiều tuyến đường tại Hà Nội ùn dài và ngập nước. Các phương tiện di chuyển vô cùng khó khăn qua đây.

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.