Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Cảm hứng Mekong

Tạ Hồng Xuân, bác sĩ của cộng đồng

Thanh Phê - Mộng Toàn: Thứ hai 30/10/2023, 20:39 (GMT+7)

Nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y phải như từ mẫu”, trong suốt quá trình công tác, bác sĩ Tạ Hồng Xuân-BV Sản nhi tỉnh Hậu Giang luôn nỗ lực hết mình. Không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà anh còn là Bí thư Đoàn Bệnh viện Sản nhi tỉnh Hậu Giang xuất sắc và giành được nhiều giải thưởng cao.

Đặc biệt, anh còn cùng nhóm cộng sự cho ra đời nhiều sản phẩm hữu ích trong y khoa, có tính ứng dụng cao, phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh…

Anh Xuân (trái) có niềm đam mê sáng tạo những sản phẩm hữu ích phục vụ cho y khoa. Ảnh: Thanh niên

Anh Xuân (trái) có niềm đam mê sáng tạo những sản phẩm hữu ích phục vụ cho y khoa. Ảnh: Thanh niên

PV: Xin chào bác sĩ Tạ Hồng Xuân. Được biết, anh có rất nhiều sáng kiến trong y khoa, từ đâu mình có những sáng kiến vậy?

Bản thân dành 6 năm để học y, sau khi ra trường về tỉnh nhà công tác bản thân tôi cũng cố gắng, lấy sức trẻ của mình để cống hiến một phần nào đó cho quê hương ở mảng y tế.

Tôi và một số anh em cùng cơ quan cũng có những sáng kiến, giải pháp nhằm mục đích mình cải tiến được chất lượng, chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở trẻ em là mảng mà tôi công tác 6 năm nay.

PV: Bản thân đảm nhiệm nhiều vai trò, như vậy Xuân phân bổ thời gian như thế nào để làm tròn các nhiệm vụ?

Về công tác khám chữa bệnh, tôi đảm bảo đúng chức năng, vị trí, nhiệm vụ của mình, khám và thời gian trực, gác. Về nhiệm vụ Bí thư đoàn thanh niên, bản thân cũng cố gắng tham gia các hoạt động phong trào của đoàn cấp trên phát động, nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch năm của đơn vị mình.

Về mảng khoa học, sáng kiến, cải tiến thì bản thân tôi và các anh em cùng hỗ trợ lẫn nhau, dành những khoảng thời gian rảnh để mình cùng thực hiện các sáng kiến này.

PV: Đến thời điểm hiện nay, Xuân có bao nhiêu sáng kiến?

Có 4 sáng kiến được công nhận là sáng kiến cấp tỉnh và những sáng kiến này cũng đã được triển khai nhân rộng và được các đoàn thể Trung ương công nhận. Năm 2018-2019, Xuân cùng nhóm nghiên cứu thực hiện hệ thống đèn chiếu vàng da, bằng bóng đèn led. Thời điểm đó, sử dụng đèn led chưa thông dụng cho nên nhóm nghiên cứu tiên phong cho giải pháp này để điều trị vàng da cho trẻ.

Thứ hai, hệ thống NCPAP dùng để điều trị suy hô hấp cho trẻ, sơ sinh thì sáng kiến này do tôi và cùng số đồng nghiệp thực hiện cũng đạt giải cấp tỉnh và đạt giải sáng kiến tiêu biểu toàn quốc do Trung ương đoàn công nhận. Thứ ba là hệ thống máy giúp thở, qua bóng. Sáng kiến này được thành lập trong thực trạng dịch Covid-19 lan rộng và tăng áp lực cho hệ thống y tế, nhất là những thiết bị hỗ trợ thở.

Gần đây nhất, hệ thống phun khí dung bằng máy bơm nén khí, hệ thống này trước thực trạng bệnh viện không có hệ thống nén khí trung tâm, sử dụng các máy phun khí dung đơn lẻ thì thời gian chờ đợi rất lâu do máy số lượng hạn chế. Mình sử dụng một máy bơm, để mình tạo ra 10 đầu bơm khí dung giải quyết nhanh chóng tình trạng ùn tắc bệnh nhân.

PV: Khi thực hiện các sáng kiến này, việc phân chia nhiệm vụ các thành viên được Xuân thực hiện ra sao?

Khi thực hiện những sáng kiến này, nhóm nghiên cứu phân rõ vai trò ví dụ người nào phụ trách về cơ sở khoa học, dữ liệu nghiên cứu, những khuyến cáo của Việt Nam và Thế giới gần đây có ý nghĩa nhất để mình đưa vào trong điều trị,

Người thứ hai phụ trách triển khai những ý tưởng này, bằng thành những sản phẩm thực tế.

Người thứ ba phụ trách viết bài. Phân nhiệm vụ chính cho từng người là như thế, tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp khó khăn sẽ trao đổi, bàn luận tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

PV: Thiết bị y tế vấn đề đặt ra là phải an toàn và hiệu quả sử dụng, Xuân có chia sẻ gì về điều này?

Những thiết bị mà nhóm nghiên cứu sử dụng để thực hiện các giải pháp này đặt ra mục tiêu hàng đầu đó phải dễ tìm, nó phải thông dụng trong cuộc sống của mình để có thể triển khai rộng khắp.

Chứ nếu như tìm những thiết bị mà khó mua, khó tiếp cận, thì cho dù nhóm nghiên cứu có cố gắng thực hiện tốt đi nữa thì về mặt triển khai cũng khó có thể đạt được.

PV: Cảm ơn Xuân với những chia sẻ vừa rồi!

Bí thư Đoàn Bệnh viện Sản nhi tỉnh Hậu Giang trong một lần hiến máu tình nguyện. Ảnh: Thanh niên

Bí thư Đoàn Bệnh viện Sản nhi tỉnh Hậu Giang trong một lần hiến máu tình nguyện. Ảnh: Thanh niên

"Xuân rất năng nổ trong công tác cũng như Bí thư Đoàn, những sáng kiến, khoa học Xuân tìm tòi, học hỏi. Trong quá trình sáng kiến, giải pháp thì Xuân cũng có nghiên cứu những hoạt động, Xuân nghiên cứu rất nhiều sản phẩm rồi".

"Bác sĩ Xuân trong công tác chuyên môn rất năng nổ về chuyên môn, qua đó cũng đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm mình đã thực hiện trong thời gian học tập và làm việc và tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để hoàn thiện hơn. Về đoàn thanh niên, đồng chí hoạt động rất năng nổ, đạt nhiều thành tích…"

Đó là những lời chia sẻ của đồng nghiệp Bác sĩ Tạ Hồng Xuân đang công tác tại Bệnh viện Sản nhi tỉnh Hậu Giang. Là một người trẻ, cả tuổi đời và tuổi nghề nhưng Tạ Hồng Xuân luôn được mọi người yêu quý bởi đức tính chịu khó học hỏi và không ngừng nỗ lực.

Tốt nghiệp ngành y đa khoa năm 2017 tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Sau khi ra trường, Xuân xin vào công tác tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa tỉnh. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh tạo ấn tượng mạnh với lãnh đạo, đồng nghiệp vì không chỉ vững về chuyên môn mà còn hăng hái tham gia nhiều phần việc hướng đến lợi ích cộng đồng. Năm 2020, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Hậu Giang thành lập, kể từ đó anh về môi trường mới và được mọi người ủng hộ làm Bí thư Đoàn. Quá trình công tác anh còn tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến giúp cho công tác chuyên môn đạt hiệu quả hơn.

Ngoài những việc tử tế phát huy tinh thần "lương y như từ mẫu", anh Xuân còn tập hợp được nhiều thanh niên đồng hành vào những hoạt động ý nghĩa như thăm Mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ gia đình chính sách, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn.

Đặc biệt, triển khai phong trào tuổi trẻ sáng tạo, anh Xuân đã góp phần đáng kể vào việc triển khai những ý tưởng, giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn. Năm 2022, anh ra mắt 2 công trình có nhiều ý nghĩa cho y khoa là Hệ thống máy thở qua bóng và hệ thống NCPAP tự tạo. Ứng dụng vào thực tiễn, những sản phẩm này đã làm tăng tính hiệu quả trong khám chữa bệnh, tạo sự hài lòng cho người bệnh và thân nhân.

Nói về hệ thống máy thở qua bóng, anh Xuân cho biết điểm nổi bật của sáng kiến là tạo ra hệ thống máy thở xâm lấn cho các bệnh nhân bị suy hô hấp do các bệnh lý ngoài phổi, chẳng hạn: viêm não, di chứng não, liệt cơ hô hấp, bại não. Kinh phí chế tạo thấp hơn nhiều so với giá thành một số loại máy thở hiện đại đang bán trên thị trường nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo. Tính năng của thiết bị có thể giải quyết cho bệnh nhân được điều trị thở máy tại nhà, tránh nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, giảm chi phí nằm viện, giảm công chăm sóc của người thân và nhân viên y tế.

Bác sĩ Tạ Hồng Xuân, chia sẻ thêm: "Trong các sáng kiến của nhóm nghiên cứu mục tiêu đặt ra đó là phải giải quyết được vấn đề bệnh viện đang gặp phải, thứ 2 là giải quyết vấn đề này trên những cơ sở khoa học đã có. Những cơ sở khoa học này, đảm bảo tính an toàn cho bệnh nhân, nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu là chỉ đưa những kiến thức đã được thế giới công nhận này đến với người dân Hậu Giang".  

Trong khi đó, hệ thống NCPAP ngoài nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang còn vinh dự được T.Ư Đoàn tuyên dương là công trình sáng tạo tiêu biểu toàn quốc năm 2022. Theo anh Xuân, đây là thiết bị điều trị suy hô hấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có ý nghĩa về nhiều mặt. Điển hình là giá thành thấp, có khả năng nhân rộng; điều chỉnh chính xác nồng độ oxy hít vào; giảm nguy cơ hít sặc; tăng tỷ lệ điều trị thành công sơ sinh non tháng, nhẹ cân.

Theo Bác sĩ Xuân thông thường một sản phẩm tạo ra mất từ 1-2 tháng, từ kỹ thuật lắp ghép, tuy nhiên thời gian nghiên cứu tài liệu thì mất từ 2-3 tháng do đó tổng thời gian thực hiện một sáng kiến từ 5-6 tháng: "Những sản phẩm bản thân cùng nhóm nghiên cứu, đã thực hiện trong thời gian qua có những dự định đó là trước hết cũng đăng ký sở hữu trí tuệ ở Bộ KH&CN, từ đó để mình dùng những sáng kiến, ý nghĩ của nhóm nghiên cứu đã được triển khai có hiệu quả, mình chuyển giao cho các cơ sở y tế khác, để cùng mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân".

Bác sĩ Tạ Hồng Xuân nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2023.

Bác sĩ Tạ Hồng Xuân nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2023.

Với tinh thần trách nhiệm cao, luôn tận tụy với công việc, bác sĩ Tạ Hồng Xuân đã nhận được nhiều Bằng khen, giấy khen và những phần thưởng cao quý từ địa phương đến Trung ương. Mới đây nhất là giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2023.

Thanh Phê - Mộng Toàn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Kiên Giang: Nhiều cơ sở chế biến bột cá gây ô nhiễm nghiêm trọng

Hàng chục năm qua người dân sống tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đoạn dưới dạ cầu Cái Bé phải sống chung với mùi hôi và khói bụi từ các cơ cở chế biến bột cá.