Điểm chung của những vụ tai nạn liên hoàn?
Những cú va chạm kinh hoàng, những chiếc xe biến dạng, những mảnh vỡ la liệt… Cảnh tượng hỗn loạn của các vụ tai nạn liên hoàn khiến người ta không khỏi rùng mình.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vậy trong thời gian thí điểm vừa qua người dân sinh sống tại đường Đội Cấn và các bác tài chia sẻ gì về tình hình giao thông thực tế? Sau khi hết thí điểm họ mong muốn gì?
PV: Kể từ khi phố Đội Cấn, đoạn từ Văn Cao đến Giang Văn Minh cho phép các phương tiện lưu thông 2 chiều, chỉ trừ xe tải và xe khách, 2 người có đánh giá gì về tình hình giao thông trên tuyến phố này?
Chú Nguyễn Văn Hải (cư dân phố Đội Cấn): Thì bây giờ hai chiều thì có cái giờ cao điểm, thứ nhất buổi sáng tầm khoảng 7h đến 8h30 là thường tắc, nhưng tắc nặng nề nhất là tắc vào tầm từ 17h30 đến 19h.
Có những hôm không thể…cả tiếng đồng hồ không thoát ra khỏi khu vực ngõ 218 Đội Cấn, bởi vì khu vực đó một số xe đi ra từ ngõ 279, mà ngõ 279 và 218 đối diện nhau thì gây ra ùn tắc, thậm chí xe máy không có chỗ mà len.
Ở đây tôi không nói là mưa hay không mưa, trời nắng cũng thế thôi. Thông thường không tắc từ đoạn Giang Văn Minh đến khoảng 195 mà tắc từ 279 đến Vạn Bảo, đoạn đấy đoạn đen nhất Sở Giao thông vận tải cần nghiên cứu.
Anh Nguyễn Trung Kiên (lái xe Taxi G7): Nếu giờ bình thường không phải giờ cao điểm hoạt động vẫn bình thường, còn giờ cao điểm đường Đội Cấn diện tích nó cũng hơi nhỏ, thế giờ cao điểm có khả năng cũng tắc đường.
Thỉnh thoảng có xe đỗ dưới hành lang sẽ ảnh hưởng rất nhiều, chiếm diện tích lúc, gây ách tắc rất là nhiều.
PV: Bên cạnh việc mật độ phương tiện đông hơn vào giờ cao điểm, nếu nhìn ở một góc khác tích cực hơn, thì chú Hải và anh Kiên có chia sẻ gì?
Chú Nguyễn Văn Hải (cư dân phố Đội Cấn): Tôi thì tôi không có ô tô, nhưng tôi hay đi ô tô thì công nhận hai chiều có thuận tiện hơn thật, nhiều lúc tôi bí tôi có thể đi từ Liễu Giai hoặc đi từ hướng đằng Nguyễn Chí Thanh về nhà tôi, ngược chiều được.
Xưa tôi phải vòng về Kim Mã, vòng về Giang Văn Minh nó vẫn có bất tiện, thậm chí xa hơn không bao nhiêu nhưng vẫn thuận tiện hơn, kể cả đi taxi.
PV: Vậy sau khi hết thí điểm, nếu được đưa ra một phương án tốt cho tuyến Đội Cấn, chú Hải và anh Kiên sẽ đưa ra phương án hay có mong muốn gì?
Anh Nguyễn Trung Kiên: Theo tôi thì cũng giờ cao điểm nên cho một chiều theo khung giờ buổi sáng và buổi chiều thì cho hoạt động một chiều thì tốt hơn, còn ngoài giờ cao điểm cho hoạt động 2 chiều bình thường được.
Về vấn đề đỗ, dừng đỗ ở những cũng đường chật hẹp như đường Đội Cấn nói chung Đội Cấn làn đường hơi hẹp thì có một xe đỗ chiếm mất 1/3 đường rồi thế cho nên là cũng mong muốn cơ quan chức năng xử lý tốt vấn đề đó.
Chú Nguyễn Văn Hải: Nếu như Sở Giao thông vận tải mà có chủ trương để cho lưu thông tiếp vẫn được nhưng tìm cách nào đó giảm tải vào giờ cao điểm, có thể là chỉ lưu thông vào giờ thấp điểm thôi, thì mình chỉ đi vào 9h trở ra thôi, còn giờ khác mình không được đi, ví dụ từ 16h 17h tối trở ra mình không được sử dụng thì phố Đội Cấn sẽ đỡ hơn.
PV: Rất cảm ơn ý kiến từ chú Hải và anh Kiên, còn giờ Ngọc Tuấn xin tạm dừng cuộc trò chuyện tại đây, hy vọng rằng sẽ được gặp lại chú Hải và anh Kiên trong chủ đề khác của VOV Giao thông.
Hy vọng rằng qua cuộc trò chuyện vừa rồi chúng tôi đã phần nào đưa ra được điểm thuận lợi và khó khăn khi Hà Nội thực hiện thí điểm cho các phương tiện (trừ xe tải, xe khách) được lưu thông 2 chiều trên tuyến phố Đội Cấn, đoạn từ Văn Cao đến Giang Văn Minh.
Trong lúc chờ cơ quan chức năng có phương án tốt nhất, chúng ta khi lưu thông qua tuyến đường Đội Cấn hãy chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ, không dừng, đỗ tại những vị trí không được phép để tránh gây cản trở giao thông!
Những cú va chạm kinh hoàng, những chiếc xe biến dạng, những mảnh vỡ la liệt… Cảnh tượng hỗn loạn của các vụ tai nạn liên hoàn khiến người ta không khỏi rùng mình.
Hiện nay tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi qua địa phận TP. Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang đang được Bộ Giao thông Vận tải giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư nâng cấp, sửa chữa mặt đường với tổng mức đầu tư khoảng 750 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, gần 200 tình nguyện viên với nhiều lứa tuổi nhiều lứa tuổi, đang học tập, làm việc và sinh sống tại thành phố Hà Nội đã thực hiện nhặt rác trên tuyến đường Phạm Hùng.
Từ 20/9, Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Hà Nội triển khai vé xe buýt ảo không cần internet. Đây được coi là bước tiến mới trong nỗ lực hiện đại hóa, giúp người dân di chuyển thuận tiện hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho cả hành khách lẫn cơ quan quản lý.
Những tuyến đường có tên gọi không rõ ràng về tính chất con đường khiến cho công tác quản lý “lập lờ”, người vi phạm bị xử phạt không khâm phục.
Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) là một loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm và đang trong tình trạng nguy cấp tại Việt Nam. Tại Sơn Trà, Đà Nẵng hiện nay có khoảng hơn 1300 cá thể loài chà vá chân nâu đang tồn tại ngoài tự nhiên.
Hiện nay giá trăm triệu không chỉ có ở trong nội đô thành phố Hà Nội mà thậm chí ở vùng ngoại ô giá cũng đã cao ngất trời, cụ thể mới đây nhất huyện Đông Anh đã ghi nhận mức giá đỉnh điểm là 300/m2 vuông. Vậy thực hư giá nhà đất tại huyện Đông Anh là như thế nào?