Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Sàn giao dịch hàng hoá, giúp nông dân thoát cảnh “được mùa mất giá

Như Ngọc - Anh Thư: Thứ tư 17/01/2024, 20:29 (GMT+7)

Mua bán hàng hóa qua sàn là một hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi thế. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có thể tham gia kinh doanh, đầu tư hàng hóa phái sinh. Làm thế nào để phát huy sức mạnh của sàn giao dịch hàng hoá tại Việt Nam giúp nông dân thoát cảnh “được mùa mất giá”.

 

Ảnh minh họa: Tiền Phong

Ảnh minh họa: Tiền Phong

Mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa sẽ tạo ra nhiều lợi thế như: giao dịch nhanh chóng bằng điện tử; chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể buôn bán với toàn thế giới; giảm thiểu rủi ro cho cả người bán lẫn người mua do có vai trò trung gian của Sở.

Theo ông Gia Cát Đoàn - Chủ tịch Công ty Cổ phần Gia Cát Consumer nhận định, vấn đề đầu ra và thiếu hụt nguyên liệu của doanh nghiệp có thể được giải quyết khi tham gia vào Sở Giao dịch hàng hóa. Sở có rất nhiều người bán, người mua, nhà cung cấp và thông tin, từ đó giúp các đơn vị chuẩn bị kỹ hơn và có thêm nhiều lựa chọn mới:

"Nếu trước đây người nông dân, doanh nghiệp mua bán theo kiểu thông thường thì giờ đây thương mại điện tử phát triển thì việc mua bán qua sàn sẽ thuận lợi, minh bạch hơn, được sự quản trị tốt hơn và nắm được xu hướng toàn cầu hơn. Khi đó, những người nông dân và doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nhanh nhất với thế giới và phát triển tốt hơn".

Trên thế giới, hiện nay, giá trị giao dịch hàng hóa qua sàn chiếm 24% tổng khối lượng giao dịch, riêng ở khu vực châu Á chiếm 56%. Tại Việt Nam, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) được Bộ Công Thương thành lập 2010. Tính đến nay, Sở đã có hơn 30.000 tài khoản đăng ký và thực hiện giao dịch. Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã có 26 mặt hàng thuộc 5 nhóm hàng hóa được giao dịch và kết nối 8 Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới.

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, kết quả đạt được tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) còn thấp so với tiềm năng. TS. Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học ứng dụng và Quản lý kinh tế cho rằng, trong khi Việt Nam có thế mạnh về nhiều sản phẩm từ cây công nghiệp, nông nghiệp và thủy hải sản, nhưng MXV chưa có sản phẩm nội địa nào được niêm yết và giao dịch mà chủ yếu là của các sở giao dịch hàng hoá nước ngoài.

Ông Đinh Thế Hiển nêu ý kiến: "Để MXV trở thành một sở giao dịch đúng nghĩa thì phải có ít nhất 5% giá trị giao dịch là giao ngay. Mô hình của sở phải có 2 trung tâm bao gồm trung tâm thanh toán bù trừ và trung tâm giao nhận, trung tâm giao nhận phải có tổng kho. Ví dụ một nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam giao hàng ra nước ngoài thì cần có lịch giao hàng và chi phí  phải thấp hơn bình thường, muốn vậy phải có kho ngoại quan".

Để tham gia lâu dài trên thị trường hàng hóa thông qua Sở Giao dịch, doanh nghiệp cần được hỗ trợ lâu dài về vốn. Như đối với mặt hàng cà phê của Việt Nam, ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam cho biết, khối lượng giao hàng thực tế chỉ chiếm 0,5%, còn 99,5% là buôn bán giấy tờ, cụ thể là hợp đồng mua đi bán lại:

"Tôi nghĩ rằng nếu muốn làm được giao dịch hàng hóa thật và giao ngay, giao dịch hàng hóa phái sinh thì cần vốn lớn. Không có doanh nghiệp nào có đủ vốn đâu. Bởi vậy cần ngân hàng vào cuộc".

Từ năm 2008-2012, nhiều sàn giao dịch hàng hóa như như Sàn giao dịch Sacom, Sở giao dịch hàng hoá Info, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột,... được thành lập. Nhưng sau đó các sàn này đều đóng cửa do không hoạt động hiệu quả.

Theo ông Vũ Khắc Hiệp - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, cần có cơ chế đảm bảo minh bạch thông tin cho người mua trong tương lai, hỗ trợ các doanh nghiệp bán thiếu nợ trên thị trường.

Ông Vũ Khắc Hiệp kiến nghị: "Độ minh bạch là quan trọng, ở đây là thông tin. Ngoài thông tin báo đài còn chưa đủ thì tôi kiến nghị cần có cách gì đó để cung cấp thông tin chuẩn chỉ, khách quan hơn cho các nhà đầu tư. Người ta thấy được thì sẽ đầu tư vào sở mạnh hơn".

Do đó, theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trong năm 2024 MXV sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng để xây dựng Nghị định mới, thay thế Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định số 51/2018/NĐ-CP nhằm hoàn thiện khung hành lang pháp lý, giúp thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.

Đồng thời, MXV và các thành viên thị trường sẽ tiếp tục lan tỏa kênh giao dịch tới các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Và việc lập sàn giao dịch chuyên biệt cũng là một trong những giải pháp giúp nông sản Việt có chỗ đứng trên thị trường giao dịch quốc tế

"MXV sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, để vừa cập nhật, học hỏi các kinh nghiệm tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa trên thế giới; vừa xây dựng các Sàn giao dịch hàng hóa chuyên biệt một cách hiệu quả. Sàn Giao dịch Cao su và Sàn Giao dịch Thịt heo Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ triển khai vào nửa đầu năm 2024, tạo tiền đề để MXV và các đối tác tiếp tục nghiên cứu xây dựng thêm các Sàn Giao dịch đối với các sản phẩm thế mạnh khác của Việt Nam", ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), ngày 16/1 tại Davos (Thụy Sĩ). Ảnh: Dương Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), ngày 16/1 tại Davos (Thụy Sĩ). Ảnh: Dương Giang

Để tham gia Sàn Giao dịch hàng hóa đạt hiệu quả cao nhất, nhiều chuyên gia cho rằng, những người tham gia cần học hỏi kiến thức, kinh nghiệm về quản trị rủi ro, quản trị tài chính, kỹ năng kinh doanh, đồng thời thường xuyên theo dõi yếu tố thị trường. Đặc biệt, cần xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia, đảm bảo thị trường phát triển theo đúng định hướng./.

Thông tin trong nước

# Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không nền kinh tế nào phát triển nhanh nếu chỉ dựa vào các động lực truyền thống.

Vì vậy, Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi, gồm chuyển đổi về kinh tế, làm mới những động lực tăng trưởng cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới.

# Liên quan đến mặt bằng lãi suất, tính đến giữa tháng 1, nhiều ngân hàng đã tiếp tục giảm lãi suất huy động từ 1-3% tại các kỳ hạn. Hiện chênh lệch lãi suất huy động giữa các nhóm ngân hàng thương mại đã không còn quá lớn. 

# Đáng chú ý, theo các chuyên gia, dòng tiền từ ngân hàng sẽ vẫn ưu tiên đổ vào lĩnh vực BĐS trong năm 2024. Tuy nhiên, xu hướng dòng tiền sẽ không ồ ạt mà diễn ra một cách đều và tăng dần theo sự tăng nhiệt của thị trường.

# Theo Bộ Công Thương, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, sức mua dự kiến tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Để đảm bảo đủ nguồn cung thịt lợn, rau củ quả, các nhà bán lẻ đã chuẩn bị lượng hàng lớn.

Tuy nhiên, không chỉ đảm bảo nguồn cung, mà cả mẫu mã, giá cả, hay các chương trình khuyến mãi cũng được chú trọng hơn trong dịp này.

# Và không chỉ nhu cầu mua sắm, nhu cầu di chuyển của người dân cũng đang rục rịch gia tăng:

Dù các hãng bay công bố đã bổ sung thêm máy bay, tăng chuyến nhưng tình trạng giá vé máy bay neo cao, khan hiếm vẫn xảy ra trong Tết. Nhiều khách hàng phải tìm chuyến bay đêm hoặc bay vòng ở sân bay khác để mua vé về quê.

Cục Hàng không cho biết, cơ quan này sẽ theo dõi và đề nghị các hãng cân đối, tăng chuyến trên các đường bay có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán 2024. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# VNIndex đóng cửa gần như không thay đổi điểm số, tại 1.162,5 điểm. Sàn HOSE có sự phân hóa mạnh mẽ với 233 mã tăng và 241 mã giảm.

# VN30 giảm 0,31% với 17 mã giảm, chủ yếu do ảnh hưởng của VHM, CTG, VPB, MSN, GAS, HPG. Các mã trên cũng đại diện cho chiều đi xuống tại nhóm Bất động sản, Ngân hàng, Thực phẩm đồ uống, Khí đốt, Thép – Tôn mạ.

# Theo SSI Reseach, thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tăng lại 23% so với phiên trước, lên hơn 15 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại duy trì mua ròng 141 tỷ đồng./.

Như Ngọc - Anh Thư/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Tổ chức lại giao thông đường Minh Khai, gỡ “nút thắt cổ chai”

Đã 1 tuần kể từ khi nút giao phố Minh Khai - Ngõ 349 Minh Khai - Lối vào Bệnh viện Vinmec Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được tổ chức lại giao thông. Hiện tượng ùn ứ, ách tắc, đặc biệt theo hướng từ cầu Vĩnh Tuy hướng vào trung tâm thành phố đã có sự chuyển biến khá tích cực.

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Hà Nội đang thực sự hướng tới điều gì; có mâu thuẫn gì giữa cách làm hiện tại với mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc đặt ra lâu nay?

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Metro số 1 chạy thêm tàu đêm đến 23h, ga Bến Thành vẫn đông vào buổi sáng

Trước nhu cầu tăng cao của hành khách dịp Giáng sinh, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, công ty đã kéo dài thời gian chạy tàu hoạt động đến 23h (thêm 1 tiếng so với trước đó). Hơn 90 nghìn lượt khách sử dụng tàu Metro số 1 trong ngày 24/12 với bình quân 411 hành khách/đoàn tàu.

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

TP.HCM: Cháy quán bar ở trung tâm Quận 1

Lửa kèm khói bốc lên từ 1 quán bar trên đường Lý Tự Trọng cách chợ Bến Thành không xa…

Làm luật để “hoãn”

Làm luật để “hoãn”

Khi một quy định được ban hành nhưng không thể thực thi, chúng ta đều biết hậu quả sẽ là sự khinh nhờn luật lệ. Vì thế, việc đưa ra nhiều quy định pháp luật mà không tính toán được khả năng thực thi, chính là cách để làm giảm sự tôn nghiêm của pháp luật.

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Đập lúa lấy rơm ngày ấy - bây giờ

Khi nắng phương Nam rọi ấm các cánh đồng Đông Xuân sớm cũng là lúc mùa gặt chớm đến trên đồng. Hình ảnh mái nhà tranh nép mình bên ụ rơm vàng hực, tụi trẻ chơi trò ú tim dưới gốc rơm mềm đã trở thành biểu tượng của một đồng quê yên ả, thanh bình.