Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Rượu bia và “xe điên” náo loạn đường phố cuối năm

Chu Đức - Hải Bằng: Thứ hai 19/12/2022, 07:00 (GMT+7)

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu thụ rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích gia tăng đột biến. Kéo theo đó là hiện tượng gia tăng số người không đủ tỉnh táo, sự tập trung khi điều khiển phương tiện giao thông.

Đã có nhiều vụ “xe điên” tông liên hoàn người và phương tiện xung quanh, tiềm ẩn tai nạn hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vậy, thực trạng và giải pháp cho vấn đề này như thế nào?

Một buổi chiều tối ngày 10/12/2022, những phụ huynh đang dừng chờ con tan học ở khu vực cổng Trường THCS Ngô Gia Tự trên phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, vẫn chưa biết một mối đe dọa khôn lường đang ập tới.

Một chiếc ô tô cá nhân bất ngờ gầm rú rồi lao đi với tốc độ như tên bắn, đâm thẳng vào hàng dài xe máy dừng đỗ cùng chiều. Sau khi hất văng 10 xe máy, cán và kéo lê dưới gầm 2 chiếc khác, ô tô này mới chịu dừng lại. Hậu quả làm 4 người bị thương.

Tài xế điều khiển ô tô được xác định có nồng độ cồn ở mức 0,501 mg/l khí thở (vượt mức kịch khung theo Nghị định 100 là 0,4 mg/l khí thở).

Trước đó 2 ngày tại nút giao Lê Văn Lương - Hoàng Ngân (Cầu Giấy, Hà Nội), một ô tô đâm vào 4 người đi bộ làm 1 người bị thương. Tài xế vi phạm nồng độ cồn vượt mức kịch khung.

Đặc biệt, vụ tai nạn xảy ra tại cây xăng trên đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) khiến 7 người bị thương, 5 xe máy hư hỏng. Tài xế “xe điên” này có nồng độ cồn cao gấp 2,3 lần mức kịch khung.

Một số thính giả cố gắng lý giải về việc “ma men” xuất hiện dày đặc trên đường phố:

“Thực ra người nhậu cứ nhậu chứ chủ quán cũng chẳng quan tâm. Nhậu xong nếu say quá thì tự gọi xe về, quán nhậu người ta cũng không có trách nhiệm đưa mình về hoặc ngăn mình về”.

“Mình nghĩ đây là vấn đề quan ngại vì mua rượu bia rất dễ dàng, đặc biệt ở Việt Nam có nhiều cửa hàng tạp hóa nhỏ bán rượu bia. Đặc biệt là không quan tâm đến đối tượng mua hàng đã đủ tuổi hay chưa mà chỉ quan tâm đến mục đích bán được hàng”.

Trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi. Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện phương tiện này sử dụng biển số giả (Ảnh ghi nhận tối ngày 13/12, tại nút giao Liễu Giai – Phan Kế Bính, Hà Nội, Tổ công tác liên ngành Y1/141 của Công an TP. Hà Nội bắt đầu làm nhiệm vụ)

Trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi. Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện phương tiện này sử dụng biển số giả (Ảnh ghi nhận tối ngày 13/12, tại nút giao Liễu Giai – Phan Kế Bính, Hà Nội, Tổ công tác liên ngành Y1/141 của Công an TP. Hà Nội bắt đầu làm nhiệm vụ)

Thống kê cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2022, các vụ TNGT rất nghiêm trọng trở lên đã xảy ra 305 vụ, chiếm 2,98% trong tổng số vụ, làm chết 642 người. Trong đó, TNGT có liên quan đến nồng độ cồn là 11 vụ (chiếm 3,6%) làm 24 người chết, 14 người bị thương.

Ghi nhận của phóng viên trong một buổi công tác của Đội CSGT số 6, Phòng CSGT, CA TP. Hà Nội vào tối ngày 14/12 vừa qua, cho thấy, lực lượng chức năng đã có cách làm mới, thay vì lập chốt ở một địa điểm, đã sử dụng mô tô đặc chủng tuần tra trên đường, kiểm tra nồng độ cồn lưu động.

Một tài xế biểu hiện bất thường bị kiểm tra trên phố Cầu Giấy. Anh này thừa nhận sử dụng rượu bia và đề nghị được gọi trợ giúp từ người thân. Tổ công tác kiên quyết xử lý, đo nồng độ cồn người này vi phạm ở mức 0,031 mg/L khí thở.

Một tài xế khác điều khiển ô tô bất hợp tác, phải mất 20 phút mới chấp hành, kết quả vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,265 mg/L khí thở.

Trung tá Nguyễn Ngọc Thuyên, đội phó Đội CSGT số 1, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho biết một số khó khăn:

“Khi chúng tôi kiểm tra các trường hợp lái xe có nồng độ cồn, có 1 số trường hợp họ không kiểm soát được hành vi của mình. Chúng tôi phải dùng biện pháp thuyết phục, áp dụng các giải pháp để giải thích cho người vi phạm hiểu và chấp hành”.

Để giảm thiểu tình trạng lái xe trong tình trạng hơi thở có nồng độ cồn, Thiếu tá Đào Việt Long - Phó trưởng Phòng CSGT, CATP Hà Nội cho biết:

“Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội chúng tôi sẽ lập các chốt kiểm tra tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông để kịp thời phát hiện ra người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia, đấu tranh làm giảm tai nạn. Khi chúng tôi quan sát bằng mắt thường, nếu thấy người điều khiển phương tiện có dấu hiệu lạ thường thì sẽ dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện đó và nếu người điều khiển phương tiện đó có dấu hiệu vi phạm thì chúng tôi vẫn xử lý bình thường”.

Chỉ trong 2 giờ đồng hồ trực chốt kiểm tra hành chính, các tổ công tác 141 Công an TP Hà Nội đã liên tiếp phát hiện nhiều trường hợp vi phạm kịch khung nồng độ cồn (Ảnh ghi nhận tối ngày 13/12, tại nút giao Liễu Giai – Phan Kế Bính, Hà Nội, Tổ công tác liên ngành Y1/141 của Công an TP. Hà Nội bắt đầu làm nhiệm vụ)

Chỉ trong 2 giờ đồng hồ trực chốt kiểm tra hành chính, các tổ công tác 141 Công an TP Hà Nội đã liên tiếp phát hiện nhiều trường hợp vi phạm kịch khung nồng độ cồn (Ảnh ghi nhận tối ngày 13/12, tại nút giao Liễu Giai – Phan Kế Bính, Hà Nội, Tổ công tác liên ngành Y1/141 của Công an TP. Hà Nội bắt đầu làm nhiệm vụ)

Trao đổi phóng viên, bác sĩ Bùi Công Viên, trưởng khoa điều trị nam, Bệnh viện Tâm thần TƯ 1 phân tích cơ chế dẫn đến những cú sốc ga, hình thành hiện tượng “xe điên”:

“Người uống rượu thì thần kinh bị kích thích, có cảm giác rối loạn tốc độ khi lái xe. Ví dụ những người khi điều khiển xe ô tô, có tình trạng kích thích của bia rượu sẽ đi tốc độ rất cao, cảm giác vẫn còn chậm, đó là cảm giác về tốc độ bị rối loạn, phản xạ kém. Những người lái xe khi uống rượu sẽ không hợp tác vì khi cảm thấy có lỗi thì sẽ phóng nhanh, gặp cơ quan chức năng hoặc có người cản lại sẽ phản ứng càng mạnh, đó là lý do xảy ra các vụ tai nạn hàng loạt, mang tính chất chạy trốn vì không tỉnh táo trong đầu óc".

Bác sĩ Bùi Công Viên khuyến cáo, đã có luật cấm lái xe sau khi uống rượu bia, nhưng vẫn cố tình vi phạm, coi thường tính mạng con người thì cần được xếp vào nhóm người có tính chất chống đối xã hội.

“Biện pháp khắc phục mang tính chất gia đình nhiều, gặp những người uống rượu bia không thể cấm được nhưng dạy dỗ ý thức về con người, biết tôn trọng bản thân và cộng đồng. Nếu bản chất nghiện rượu bia thì người ta sẽ cố tình tìm đến bia rượu thôi. Vậy nên làm sao chỉ có ý thức xã hội mang tính chất cả quần thể, tập thể, dạy cả về đạo đức con người, chuyên gia tâm lý… mang tính chất cộng đồng, một cá nhân không thể làm được”.

Lái xe sau khi uống rượu bia đang dần trở thành một trong những hành vi tiềm ẩn nguy hiểm lớn nhất cho xã hội (Ảnh ghi nhận tối ngày 13/12, tại nút giao Liễu Giai – Phan Kế Bính, Hà Nội, Tổ công tác liên ngành Y1/141 của Công an TP. Hà Nội bắt đầu làm nhiệm vụ)

Lái xe sau khi uống rượu bia đang dần trở thành một trong những hành vi tiềm ẩn nguy hiểm lớn nhất cho xã hội (Ảnh ghi nhận tối ngày 13/12, tại nút giao Liễu Giai – Phan Kế Bính, Hà Nội, Tổ công tác liên ngành Y1/141 của Công an TP. Hà Nội bắt đầu làm nhiệm vụ)

Ma men, xe điên và con số 22 ám ảnh

Trong số các hành vi thiếu tôn trọng nguyên tắc cộng đồng, lái xe sau khi uống rượu bia đang dần trở thành một trong những hành vi tiềm ẩn nguy hiểm lớn nhất cho xã hội.

Nó không chỉ nằm ở phạm vi đạo đức người cầm lái, nó còn thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường tính mạng người đi đường.

Thống kê của Phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội, trong năm 2022, đã có 22 người đi ra đường và mãi mãi không trở về, sau các vụ TNGT có liên quan tới nồng độ cồn. Những người may mắn thoát hiểm, chỉ bị thương có 32 người.

Đa phần trong số họ không thể lường trước được tai họa đến từ đâu, vào thời điểm nào. Thảm họa luôn rinh rập ngay cả khi họ dừng chờ chờ đèn đỏ, chờ đón con giờ tan trường, chờ đổ xăng, hoặc đang đi bộ.

Dịp cuối năm là thời điểm vàng cho các cuộc liên hoan, tổng kết, gặp mặt giao lưu, họp lớp. Nhu cầu tiêu thụ rượu bia, đồ uống có cồn tăng cao gấp nhiều lần.

Tâm lý chủ quan, thả lỏng bắt đầu xuất hiện, những người nghiêm cẩn nhất cũng có lúc bị lung lay bởi không khí cao trào của các cuộc vui, những lần nâng ly chúc tụng.

Không ai biết được, bên trong những chiếc xe hơi kín cửa đang chạy ngoài đường kia, chiếc nào đang được điều khiển bởi một tay “ma men” ngất ngưởng nào đó.

Không cần nghiên cứu chuyên sâu, chỉ cần quan sát bằng mắt thường và nhẩm tính, số lượt xử lý vi phạm nồng độ cồn một ngày đêm của lực lượng CSGT Thủ đô cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, nếu so với số lượng khổng lồ về quán bia, quán nhậu, nhà hàng hoạt động sôi nổi hàng ngày ở thành phố này.

Con số 22 người thiệt mạng trên đường phố Thủ đô trong năm qua liệu có đủ để thức tỉnh những “ma men” sau tay lái? (Ảnh ghi nhận tối ngày 13/12, tại nút giao Liễu Giai – Phan Kế Bính, Hà Nội, Tổ công tác liên ngành Y1/141 của Công an TP. Hà Nội bắt đầu làm nhiệm vụ)

Con số 22 người thiệt mạng trên đường phố Thủ đô trong năm qua liệu có đủ để thức tỉnh những “ma men” sau tay lái? (Ảnh ghi nhận tối ngày 13/12, tại nút giao Liễu Giai – Phan Kế Bính, Hà Nội, Tổ công tác liên ngành Y1/141 của Công an TP. Hà Nội bắt đầu làm nhiệm vụ)

Tăng mức xử lý vi phạm theo Nghị định 100 ít nhiều đã có tác dụng răn đe về mặt tâm lý cho các tài xế. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người có địa vị, mối quan hệ trong xã hội vẫn bất chấp các quy định pháp luật, các quy tắc lái xe an toàn.

Khi họ vẫn có thể gọi điện nhờ can thiệp, rút thẻ chức danh nghề nghiệp, đơn vị công tác để xin bỏ qua vi phạm, họ vẫn còn tiếp tục đặt mình nằm ngoài khuôn khổ nguyên tắc cộng đồng đặt ra.

Đã có nhiều ý kiến táo bạo đưa ra nhằm hình sự hóa hành vi điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia. Hoặc coi sử dụng rượu bia rồi gây tai nạn chết người là hành vi giết người. Những đề xuất này khó khả thi trong thực tế nhưng đều có chung nhận định: lái xe sau khi uống rượu bia là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.

Thiết nghĩ, tăng nặng chế tài xử phạt không thôi chưa hẳn đã là biện pháp hoàn hảo. Xã hội cần lập một rào cản để khiến cho đám đông thấy rằng tự lái xe đi uống rượu bia là một hành động bất tiện. Cần ngăn ngừa các ma men ngay từ khi họ có ý định đi uống.

Nếu các quán nhậu, quán bar, vũ trường không được phép tổ chức trông giữ xe của khách đến uống, họ sẽ phải tìm phương tiện thay thế.

Nếu lực lượng thực thi công vụ xử lý nghiêm minh, không nghe bất cứ một cuộc điện thoại can thiệp nào, người vi phạm sẽ không “nhờn luật”.

Nếu việc kiểm soát quảng cáo, mua bán đồ uống có cồn được thực hiện chặt chẽ, trẻ em, thanh thiếu niên sẽ không dễ dàng tiếp cận, sao chép hành vi lạm dụng rượu bia.

Ngược lại, người vi phạm vẫn sẽ có lý do để tặc lưỡi cho qua. Động lực thúc đẩy họ thay đổi hành vi vẫn là những tác động từ bên ngoài, không phải từ sâu trong nhận thức và nội tâm.

Thiếu cơ chế, rào cản về mặt pháp luật, văn hóa, đạo đức, quy tắc xã hội, con số 22 người thiệt mạng trên đường phố Thủ đô trong năm qua cũng không đủ để thức tỉnh những “ma men” sau tay lái.

Chu Đức - Hải Bằng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Trường chuẩn nhưng mơ hồ về pháp luật và sự nhân văn?

Trường chuẩn nhưng mơ hồ về pháp luật và sự nhân văn?

Chất lượng giáo dục tại một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia đang đặt ra nhiều dấu hỏi. Không chỉ dừng lại ở những vấn đề như chất lượng bữa ăn, học sinh bán vé số, giáo viên phát tờ rơi, mà còn sâu xa hơn ở chính môi trường giáo dục.

Để làm chủ công nghệ xây dựng đường sắt tốc độ cao?

Để làm chủ công nghệ xây dựng đường sắt tốc độ cao?

Mặc dù, đi sau trong xây dựng đường sắt cao tốc, nhưng Việt Nam có thể tham khảo, các kinh nghiệm trên thế giới, từ đó thực hiện phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng mô hình, dự trù, tính trước những rủi ro trước khi áp dụng...

Xếp hàng kiểu “khôn lỏi”

Xếp hàng kiểu “khôn lỏi”

Một hình ảnh dễ thấy ở Hà Nội khi tắc đường là các phương tiện lấn sang đường đối diện để vượt qua dòng xe đang xếp hàng, hoặc di chuyển vào làn rẽ phải rồi tạt đầu rẽ trái, đi thẳng.

Đội mũ bảo hiểm cho con, trách nhiệm an toàn của cha mẹ

Đội mũ bảo hiểm cho con, trách nhiệm an toàn của cha mẹ

Mới đây, tại TP.HCM, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công ty Honda Việt Nam đã tổ chức lễ trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh lớp 1 năm học 2024-2025.

CSGT áp dụng nhiều biện pháp xử lý học sinh vi phạm

CSGT áp dụng nhiều biện pháp xử lý học sinh vi phạm

Hơn 2200, là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT toàn thủ đô xử phạt trong gần 1 tháng, qua đó đã xác minh và xử lý 275 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện.

VOV tuyển dụng viên chức cho Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh truyền hình

VOV tuyển dụng viên chức cho Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh truyền hình

Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo về việc tuyển dụng viên chức cho Trung tâm Kỹ thuật phát thanh truyền hình.

Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Với 84,97% tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vào chiều ngày 26/11.