Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thiên lý hữu tình

Rạp phim không bỏng, không nước nơi xóm núi

Thục Anh: Thứ sáu 05/08/2022, 09:06 (GMT+7)

Anh Hồ Quang Liêm cùng nhiều mạnh thường quân khác đã quyết định “cõng rạp phim lên núi”, đem thứ ánh sáng hiện đại đến với những bản làng khó khăn…

Đối với những đứa trẻ ở thành thị, có lẽ, những ánh sáng lấp lánh của biển hiệu quảng cáo, của ánh đèn sáng rực giữa phố không còn là những điều xa lạ. Chúng có thể có những buổi xem phim hoạt hình một cách dễ dàng nhờ vào ti vi, điện thoại hay đơn giản là đến rạp chiếu phim.

Thế nhưng, ở những vùng xa xôi của Tổ quốc, đâu đó vẫn có những con người vất vả, chỉ mong có đủ cái ăn qua ngày. Ánh sáng vào ban đêm đối với họ vẫn còn là thứ quá xa xỉ. Vậy nên, những rạp chiếu phim hiện đại, những thước phim hoạt hình dường như chưa bao giờ tồn tại trong suy nghĩ của họ, đặc biệt là những em nhỏ vùng cao.

Và với mong muốn đem đến cho những người còn khó khăn một cuộc sống tốt hơn, mở ra một tương lai mới cho những đứa trẻ vùng cao, anh Hồ Quang Liêm cùng nhiều mạnh thường quân khác đã quyết định “cõng rạp phim lên núi”, đem thứ ánh sáng hiện đại đến với những bản làng khó khăn…

Anh Hồ Hoàng Liêm (SN 1989) sinh ra trong một gia đình khó khăn ở Đà Nẵng. Tuổi thơ của anh gắn liền với căn nhà lợp bằng tôn, 3 mặt đều là ruộng nước, đồ chơi được chế tạo từ những thứ bỏ đi như bao thuốc, nắp chai,… Cũng chính vì những khó khăn ấy, anh Liêm luôn khao khát được làm điều gì đó giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống như mình. 

Anh Hoàng Liêm cùng các học sinh tại điểm trường Tắk Pổ xem phim hoạt hình trên máy chiếu, hồi tháng 5/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Hoàng Liêm cùng các học sinh tại điểm trường Tắk Pổ xem phim hoạt hình trên máy chiếu, hồi tháng 5/2022. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Những chuyến thiện nguyện của Hồ Hoàng Liêm bắt đầu từ hơn 12 năm trước, khi vẫn còn là một chàng sinh viên: “Ngày đầu tiên làm thiện nguyện là mấy anh em cũng từ trường đại học, rồi cũng được đi chung với nhau 1 chuyến ở Quảng Nam, thì mấy anh em cũng thích, thấy trân quý những hoàn cảnh nghèo khó.

Nó giống y chang với cảnh mình lúc nhỏ. Mình cũng nghèo, cũng thiếu thốn, chân không giày, quần áo thì thiếu thốn. Nhà cũng 4-5 miếng tôn gì đó, cũng nền đất,… Mình thấy lại cảnh mình cũng nhỏ xíu nên mình muốn làm, mấy anh em cũng tập trung lại, lập thành 1 nhóm Nụ cười hồng như bây giờ.”

Ban đầu chưa có mạnh thường hỗ trợ, nhóm sinh viên đi bán kẹo, bán hoa, xin từng lon gạo, tổ chức các đêm nhạc đường phố để gây quỹ.

Sau 5 năm hoạt động, ngoài việc trích lương làm từ thiện, nhiều mạnh thường quân ngỏ ý hỗ trợ, nhóm của Liêm bắt đầu tìm đến các điểm trường vùng sâu, vùng xa để lắp điện mặt trời, máy lọc nước, tạo sân chơi cho trẻ em.

Và đặc biệt, những chuyến thiện nguyện của anh Liêm và CLB còn đem rạp chiếu phim lên núi, một món quà tinh thần vô cùng to lớn đối với các em nhỏ vùng cao, giúp các em mở ra cửa sổ với thế giới bên ngoài, nơi không chỉ có bản làng, thôn xóm,… Một món quà 3 trong 1: 

“Nói là rạp chiếp phim vậy thôi chứ đơn giản đó là một bộ máy chiếu, ánh sáng mạnh và rõ nét, hệ thống âm thanh có nhiều loa cho các con coi. Rạp chiếu phim sẽ chiếu những bộ phim hoạt hình tuổi thơ như Doremon, Tom và Jerrry hoặc những bộ phim giáo dục Việt Nam; ngoài việc đó ra, Liêm còn nghĩ ra được 1 ý tưởng khác đó là sử dụng luôn rạp chiếu phim đó làm dụng cụ dạy học, hỗ trợ giảng dạy cho các thầy cô giáo.

Đó cũng là cửa sổ để các con nhìn ra bên ngoài, để các con biết đó là sự thật, thấy được viễn cảnh đó thì các con có vẻ siêng học, thích học hơn.

Và cũng có 1 lý do để các con đến trường là muốn đến được rạp phim vào tối thứ 6, bắt buộc các con phải học đủ 5 buổi thì cô giáo mới cho vào coi rạp phim, đó là sự ràng buộc để các con đi học”.

Các thành viên trong câu lạc bộ lắp điện mặt trời cho một xã vùng cao khó khăn, năm 2017. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Các thành viên trong câu lạc bộ lắp điện mặt trời cho một xã vùng cao khó khăn, năm 2017. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô giáo Trà Thị Thu, giáo viên tại điểm trường Tắk Pổ (thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) tâm sự, từ trước đến nay các con đều phải tự mường tượng về thế giới qua lời kể của thầy cô, còn nay được tận mắt nhìn thấy bằng những hình ảnh chân thực, sống động. Đây cũng là động lực giúp các con chăm chỉ đi học hơn.

“Khi đó, đoàn anh Liêm mang lên 1 bố máy chiếu, 1 bộ loa để phục vụ cho việc giảng dạy, rồi đem theo rất nhiều loại xe, chong chóng, quần áo, dụng cụ học tập.

Kể từ khi nhận được những món quà đó thì các em rất là vui, những chiếc xe mà các em chưa từng được thấy bao giờ, chưa từng được sử dụng thì hôm đó anh Liêm đem đến rất nhiều.

Chiếu phim ở trên đỉnh núi Tắk Pổ thì các em rất hào hứng, vui tươi, xem phim bằng màn hình lớn thì cả làng xem luôn. Họ rất vui và hào hứng, đi từ chiều để xem phim đoàn anh Liêm chiếu. Sau những buổi đó thì các em đi học đều hơn và sớm hơn mọi ngày…”, cô giáo Trà Thị Thu chia sẻ.

Anh Liêm (áo đen) chụp ảnh cùng các em nhỏ ở vùng núi Quảng Nam trong chuyến thiện nguyện, hôm 23/6. Ảnh: Nhật vật cung cấp

Anh Liêm (áo đen) chụp ảnh cùng các em nhỏ ở vùng núi Quảng Nam trong chuyến thiện nguyện, hôm 23/6. Ảnh: Nhật vật cung cấp

Điểm trường Tắk Pổ là nơi rạp chiếu phim trên núi thứ ba, anh Liêm cùng những người bạn triển khai để gần 100 đứa trẻ của trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập và mẫu giáo Phong Lan "lần đầu tiên biết phim hoạt hình là gì".

Trước đó, anh đã mang hai rạp chiếu đến với học sinh của trường Dân tộc bán trú Vừ A Dính ở xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My và làng Canh Tiến, xã Canh Liên, Quy Nhơn, Bình Định.

Để tổ chức được mỗi rạp chiếu phim như thế này, nhóm của anh Liêm phải chở thiết bị, đầu chiếu, màn hình vượt hàng trăm km từ thành thị lên xóm núi. Đường sá hiểm trở, có những điểm, phương tiện không thể đi vào được, mọi người phải cõng thiết bị vượt núi, mất từ 2-3 ngày mới tới nơi.

"Khi mình làm điện mặt trời thì những tấm pin mặt trời đầu tiên mình mang lên, lắp xong ở điểm trường đó thì cả 1 thôn, 1 quả đồi, ngọn núi đó chỉ có 1 điểm sáng duy nhất, khi ánh điện sáng lên thì tất cả mọi người nhìn vào sẽ thấy. Khi ấy tất cả mọi người đều rất là hạnh phúc. Ai cũng rất mệt, rất đuối nhưng mà ai cũng hành phúc cả”, anh Liêm tâm sự.

12 năm làm thiện nguyện, luôn có mặt ở những vùng khó khăn, không ít lần anh Liêm rơi vào tình huống nguy hiểm như suýt bị đuối nước trong đợt lũ lịch sử ở miền Trung năm 2020 hay may mắn thoát khỏi trận lở đất ở Nam Trà My năm 2019. Thế nhưng trên tất cả, anh luôn có sự đồng hành, dõi theo của gia đình và bạn bè, những người thân yêu nhất, giúp anh và CLB có thể thực hiện thành công những chuyến thiện nguyện.         

Khi được hỏi “Liệu có bao giờ anh nghĩ đây sẽ là chuyến đi từ thiện cuối cùng của mình?”, anh Liêm chỉ cười và bật mí về Rạp chiếu phim thứ 4 đang chuẩn bị tiến hành tại trường Tiểu học thôn Lủng Chư, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang cho hơn 200 trẻ em mẫu giáo và tiểu học:

“Làm mấy việc này thì cũng vất vả, đôi khi gặp gian nan rồi cũng nản nhiều lắm. Trước đây, Liêm cũng tâm nguyện sẽ làm 10 năm, nhưng hiện tại cũng hơn 12 năm rồi, sắp tới năm thứ 13 rồi. Thì thôi bây giờ thì khác. Nhiều người cũng muốn mình làm, hỗ trợ mình, mình đâu có làm 1 mình đâu, thì cố gắng làm, khi nào mệt thì nghỉ, khoẻ thì lại làm tiếp. Thứ 2, mình cũng may mắn là tiếp tục có những anh em trẻ hơn, lửa hơn hỗ trợ Liêm trên con đường tự nguyện này.

Mọi thứ cũng đang diễn ra rất ổn. Chuẩn bị rạp số 4 từ 16-21/8, thì rạp số 5 Liêm cũng đang có kế hoạch tiếp tục cho mấy trăm em học sinh ở đó…”

-- 

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông.

Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Thục Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.