Metro số 1 tạm dừng chạy tàu do thời tiết xấu
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh (thuộc phường 22, Quận Bình Thạnh, TP HCM) có chiều dài khoảng 3,2km - là trục đường huyết mạch kết nối cửa ngõ phía Đông với trung tâm thành phố.
Theo ghi nhận của PV VOVGT, thời gian qua, tuyến đường này "mọc" lên nhiều đống rác, rác thải bị đổ tràn lan dưới lòng đường, tại dải phân cách, tiểu đảo cây xanh… hay trên vỉa hè ở những gốc cây cũng xuất hiện nhiều bao rác.
Đặc biệt, tại vòng xoay dưới dạ cầu Thủ Thiêm (phía điểm giao với đường Ngô Tất Tố) rác thải sinh hoạt, túi nilong, thùng xốp, đồ ăn cũ đến cả xác động vật… chất đống xếp thành hàng dài. Những ụ rác to nằm “chễm chệ” dưới lòng đường, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bay đầy xung quanh. Cách đó hơn trăm mét, tại khu vực gầm cầu Thủ Thiêm và dải phân cách hướng về phía cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, xà bần, rác thải xây dựng, đồ gia dụng, bàn ghế hư cũ, cũng nằm ngổn ngang, xâm chiếm vệ đường, lối đi của người tham gia giao thông.
Theo ông Nguyễn Văn Tài (60 tuổi) – một người dân sinh sống trên đường Nguyễn Hữu Cảnh: những đống rác trên đường Nguyễn Hữu Cảnh là do người tham gia giao thông và 1 bộ phận người dân địa phương thiếu ý thức vứt rác bừa bãi tạo nên. Ngày qua ngày, rác xuất hiện càng nhiều và rất lâu mới có đơn vị đến dọn dẹp.
“Có hôm nó vứt đầy quần áo đống to dữ lắm. Nó vứt cả trên cầu, trên thành cầu Thủ Thiêm, dưới lề đường luôn. Ở đầu hầm, cuối hầm người ta cũng vứt nhiều, vứt cả đệm. Nó ô nhiễm môi trường. Thỉnh thoảng 1 tuần hay nửa tháng mới thấy thanh niên xung phong đi hốt dọn rác 1 lần”, ông Tài nói.
Ông Lâm Thanh Mẫn (55 tuổi) – nhân viên bảo vệ ở cửa hàng mỹ phẩm tại khu vực cầu Thủ Thiêm, đường Nguyễn Hữu Cảnh cũng bức xúc cho biết: tình trạng rác thải “bủa vây” đường Nguyễn Hữu Cảnh đã tồn tại hơn 1 năm qua gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông:
“Cái tình trạng này từ năm ngoái đã có rồi. Đội vệ sinh của quận Bình Thạnh nói để mua xe quét rác tự động, tự quét tự hốt luôn mà từ năm ngoái đến năm nay không thấy gì hết, rác vẫn xuất hiện liên tục. Khách nước ngoài người ta đi ngang đây người ta la hôi thúi quá.
Tôi làm bảo vệ ở đây mà bị ảnh hưởng cái rác này tôi phải nhập viện 3 lần do mấy con vật chết rồi vứt ra đây luôn nó hôi thúi lắm. Có khi nửa tháng một tháng mới hốt một lần. Khi nào dân la quá thì lúc đó mới hốt. Rác nó lấn ra gần nửa đường, người ta té liên tục”.
Trước thực tế này, PV VOV Giao thông đã gửi phản ánh đến UBND Quận Bình Thạnh và được ông Lâm Thanh Huân, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Bình Thạnh cho biết: Theo phân cấp, công tác vệ sinh đường Nguyễn Hữu Cảnh do hai đơn vị thực hiện.
Thứ nhất, phần mặt đường, dải phân cách, vòng xoay, tiểu đảo do Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM) thực hiện bằng phương tiện cơ giới tần suất tối đa không quá 2 ngày/lần. Thứu 2, phạm vi vỉa hè hiện do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận Bình Thạnh thực hiện bằng phương pháp thủ công và tuần suất quét là 1 ngày/lần.
Tuy nhiên, tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (thuộc UBND TPHCM) đang thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp đường (khởi công từ tháng 10-2019 đến nay), vẫn chưa thực hiện bàn giao mặt đường cho Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ để thực hiện công tác vệ sinh. Do đó, phát sinh tình trạng rác thải tồn đọng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh
Để kịp thời giải quyết tình trạng này, ông Lâm Thanh Huân cũng cho biết UBND quận Bình Thạnh đã có văn bản nhắc nhở và đề nghị các đơn vị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở GTVT TP.HCM bảo đảm vệ sinh tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh:
“UBND quận cũng đã chỉ đạo UBND phường 22, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận phối hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP để tổ chức tổng vệ sinh, giải quyết rác phát sinh. Theo đó, UBND phường đã chủ động phối hợp với các đơn vị thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh tuyến đường này ngày 18/11và 30/12/2023 và 21/01/2024, dự kiến sắp tới sẽ tổ chức ngày 28/1 và 04/02/2024.
Ngoài ra, UBND quận cũng đã tăng cường công tác truyền và vận động người dân không xả rác ra đường, không tập kết rác thải trên mặt đường, dải phân cách và đồng thời tăng cường tuần tra, xử lý các hành vi vứt, thải, bỏ rác không đúng nơi quy định”.
Chiều 27/12, cơn mưa trái mùa kéo dài nhiều tiếng đã làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu metro.
Theo quy định mới, từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Đồng thời, mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh.
Tình trạng lây nhiễm HIV đang gia tăng trong nhóm đối tượng nam thanh niên, giới trẻ, nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới) ... Điều này có thể là một thách thức cho mục tiêu Chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 của Việt Nam.
Ngay trong quý I năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thành lập Tổ công tác với sự tham gia của 5 quận, các chuyên gia trong lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt và các đơn vị duy trì vệ sinh môi trường để thực hiện kế hoạch phân loại rác tại nguồn.
Ngoài hỗ trợ về vật chất, lực lượng chức năng địa phương đã huy động thêm nguồn lực để giúp đỡ gia đình các nạn nhân bị ảnh hưởng trong vụ cháy.
Sau 15 tháng thi công 3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa, chỉ bàn làm không bàn lùi thì dự án nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành được 83% tổng khối lượng thi công, đến thời điểm này các mốc tiến độ đề ra đều hoàn thành hoặc sớm hơn kế hoạch.
Nằm giữa lòng Hà Nội, cửa hàng làm bút lông thủ công trên phố Thuốc Bắc vẫn còn giữ được những nét xưa cũ. Thời xưa khi xã hội dùng nhiều bút lông, đây cũng từng là một nghề giúp thị dân giàu có. Qua biến thiên thời gian, nghề làm bút lông thủ công ngày nay ở phố cổ như thế nào?