Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Podcast

Quyết liệu đấu tranh với tội phạm buôn lậu dịp cuối năm

Tấn Đạt: Thứ sáu 09/12/2022, 15:20 (GMT+7)

Cuối năm, nhất là thời điểm cận Tết, tình trạng buôn lậu diễn biến rất phức tạp. Tại biên giới Tây Nam, các hoạt động vận chuyển hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là các mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, pháo nổ, vàng, ngoại tệ, xăng dầu… đang gia tăng với các thủ đoạn hết sức tinh vi.

Đến hẹn lại lên, cận Tết Nguyên đán luôn là lúc tội phạm buôn lậu, vận chuyển hàng cấm ráo riết hoạt động. “Chảo lửa” buôn lậu tại vùng biên vẫn nóng lên từng ngày… Giới buôn lậu bất chấp pháp luật, tìm mọi thủ đoạn hoạt động liên tục nhằm tuồn hàng vào sâu nội địa.

Ngay khi màn đêm buông xuống, hàng loạt xe gắn máy chở hàng lậu nẹt pô ầm ỉ, lao nhanh vun vút như những mũi tên trên đường. Đáng sợ là các đối tượng nghiện hút ma túy thường được chọn làm “nài” – tức người vận chuyển để chở hàng. Trong người có chất kích thích, “nài” phóng xe bạt mạng với tốc độ cao theo bờ ruộng. Chẳng may bị vây bắt, chúng sẵn sàng lao xe vào Tổ công tác khiến bà con sinh sống gần khu vực cửa khẩu nhiều phen bạt vía.

Một người dân ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết: Tôi là người dân địa phương, thường xuyên chạy gặp mấy anh buôn thuốc lá lậu này trời ơi mấy ảnh móc pô, nẹt ga, lạng lách xe tải, xe khách... làm những người tham gia giao thông người ta hoảng sợ, gặp mấy đứa học sinh đi học về thì còn sợ nữa!

ảnh minh hoạ (báo An Giang)

ảnh minh hoạ (báo An Giang)

Theo Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan Đồng Tháp Nguyễn Hữu Tâm, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên tuyến biên giới Đồng Tháp trong thời gian gần đây có xu hướng gia tăng. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu là thuốc lá điếu, đường kết. Chỉ tính riêng trong hơn 6 tháng đầu năm 2022, Đội Kiểm soát Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn phát hiện, bắt giữ trên 30 vụ vận chuyển, tập kết thuốc lá lậu, với số lượng thuốc lá bị tạm giữ trên 40.000 bao. 

Vì siêu lợi nhuận từ hoạt động buôn lậu, các đối tượng buôn lậu ngày càng táo tợn, có tổ chức và thay đổi theo tình hình. Với gần 133 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Svây Riêng và Prây Veng (Campuchia), qua 20 xã thuộc 6 huyện…và có mạng lưới giao thông thuận tiện kết nối với các vùng kinh tế lớn nên tỉnh Long An luôn là địa bàn phức tạp về buôn lậu, đặc biệt là buôn lậu thuốc lá.

Từ đầu năm 2022 đến nay, BĐBP Long An đã bắt giữ 66 vụ, tang vật thu giữ 60.730 bao thuốc lá ngoại. Trước tình hình này, các trinh sát được yêu cầu phối hợp với Công an địa phương tiến hành rà soát, nhằm tổ chức bắt gọn những lô hàng lậu lớn.

Đại tá Trương Thuỵ Dương, Trưởng phòng Phòng chống Ma tuý và Tội phạm, BĐBP tỉnh Long An nhấn mạnh: Tổ chức lực lượng, triển khai biện pháp sử dụng đồng bộ. Trong đó chú trọng biện pháp nghiệp vụ trinh sát để nắm bắt các đường dây đối tượng. Để tổ chức vây bắt, kết hợp với 2 tỉnh bạn là Svây Riêng và Prây Veng (Campuchia) trong công tác phòng chống buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian tới.

Không chỉ thuốc lá, thời gian qua, còn nổi lên tình trạng buôn lậu vàng và đường cát, nóng nhất ở Đồng Tháp và An Giang. Năm nay, nước lũ từ đầu nguồn đổ về khu vực ĐBSCL cao và sớm hơn trung bình cùng kì các năm đã tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng chuyển hàng lậu qua biên giới. Các đối tượng buôn lậu hoạt động ngày càng tinh vi hơn, khi vận chuyển mà phát hiện lực lượng chống buôn lậu, các đối tượng bỏ lại hàng, phương tiện, thậm chí nhấn chìm cả thuyền máy chở hàng xuống nước rồi chạy thoát thân.

Để tránh bị khởi tố khi bị bắt, các đối tượng không mang vác quá số lượng quy định; thậm chí, gần đây đã xuất hiện một số vụ vận chuyển ma túy, các đối tượng này có mang theo súng.

Đại tá Lý Kế Tùng – Phó Chỉ huy Trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang thông tin: “Trong việc đấu tranh với loại tội phạm buôn lậu có rất nhiều cái khó: số lượng người bị xúi giục tham gia buôn lậu tăng lên; thứ hai là, chính vì việc chênh lệch lợi nhuận cao nên người ta vẫn cố đi buôn lậu và cố tình bảo vệ cái sản phẩm của người ta, tránh để thua thiệt, tránh bị đầu nậu xử phạt, cho nên là chúng rất manh động, chống lại lực lượng. Ngoài việc tinh vi manh động rồi, các đối tượng còn lợi dụng việc xoay vòng giấy tờ; các đối tượng chở hàng nghi là nhập lậu, thì lại chở hàng lậu từ tỉnh khác về An Giang hoặc chở hàng lậu đi qua An Giang. Công an, Hải quan…đã phát hiện và bắt rất nhiều vụ chở hàng từ TP. HCM và từ Bình Dương về đây”.

Ước tính từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng trong tỉnh An Giang đã kiểm tra, phát hiện bắt giữ hơn 140 vụ, về hành vi mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổng trị giá hàng hoá gần 120 tỷ đồng.

Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong quý III, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý gần 43.000 vụ việc vi phạm, tăng gần 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có hơn 7000 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; gần 35.000 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế; hơn 800 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xử phạt vi hành chính và thu nộp ngân sách nhà nước gần 4.000 tỷ đồng, tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long, Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia nhận định: Tình trạng hiện nay buôn lậu không phải hoạt động như ngày xưa nữa. Trước đây hoạt động vận chuyển hàng hoá công khai qua biên giới, qua đường mòn lối mở, bây giờ hoạt động ấy chủ yếu là thuốc lá trong miền Tây thôi, chủ yếu hiện nay là lợi dụng thành lập doanh nghiệp, mở tờ khai, nhập khẩu hàng hoá qua đường chính ngạch. Đây là một trong những thủ đoạn đối phó rất tinh vi. 

Tới đây khi Trung Quốc mở cửa và hết zero covid  thì nguy cơ bùng nổ buôn lậu mà nhất là những tháng cuối năm này rất hiện hữu tôi đề nghị các lực lượng phải tập trung rất cáo và có sự phối hợp chặt chẽ, tạo thành thế trận thì chúng ta mới ngăn ngừa được….

Trước thực trạng trên, các tỉnh thành ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung đang nỗ lực triển khai phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng, địa phương trong việc tuần tra, kiểm soát và xử lý các đối tượng, đường dây buôn lậu.

Trong đó, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn đóng quân được hết sức quan tâm nhằm kiểm soát tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng nhái vẫn đang nóng lên từng ngày…

ảnh minh hoạ (vov.vn)

ảnh minh hoạ (vov.vn)

Đấu tranh với tội phạm buôn lậu: Cần những giải pháp căn cơ!

Lợi dụng điều kiện địa lý với đường biên giới dài, đời sống người dân còn khó khăn và một bộ phận có nhận thức chưa cao, các đối tượng buôn lậu vẫn ngày đêm lập nên các tổ chức, đường dây hoạt động liều lĩnh, manh động. Thực tế này đang gây mất an ninh trật tự các tỉnh thành ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung. Đây là thách thức không nhỏ, đòi hỏi các địa phương cần có các giải pháp căn cơ để ngăn chặn kịp thời.

Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng tại các “chảo lửa” biên giới, vùng biển và nội địa còn dẫn đến sự cạnh tranh thiếu lành mạnh. Nguy cơ hàng buôn lậu bóp chết hàng nội địa đang hiện hữu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách; đồng thời khiến các doanh nghiệp chân chính gồng gánh thiệt hại nặng nề, người tiêu dùng thì hoang mang, mất niềm tin. Lúc này, cần xử lý nghiêm và nâng cao chế tài xử lý vi phạm để đủ sức răn đe nhằm bảo vệ nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Trong phòng chống, đấu tranh với vấn nạn buôn lậu thì vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, cán bộ, công chức trong thi hành công vụ phải được nâng cao. Đây không chỉ là tinh thần, là khẩu hiệu mà phải triển khai nhất quán, “không giơ cao đánh khẽ”. Bởi những vụ “tiếp tay” cho sai phạm được xử lý trong thời gian qua dù ít, nhưng đã ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội trong công tác đấu tranh với buôn lậu… đòi hỏi phải xử lý kịp thời, công khai, nghiêm minh những tập thể, cá nhân tiếp tay, bao che, bảo kê hoặc tham gia hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Song hành với công tác đấu tranh của các lực lượng chức năng, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh… Chính người dân cũng cần phát huy vai trò trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Để bảo vệ quyền lợi của chính mình, mỗi người tiêu dùng cần bài trừ hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc; ngoài ra, cần kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng nếu phát hiện dấu hiệu gian lận, vi phạm… để xử lý nghiêm trước pháp luật.

Từ việc đồng loạt ra quân, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm từ cơ quan chuyên trách với sự sát cánh của doanh nghiệp lẫn người dân, công tác đấu tranh với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái mới thực sự hiệu quả, căn cơ. Từ đó góp phần bình ổn thị trường hàng hoá, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng vui xuân, đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, an toàn.

 

Tấn Đạt/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?